Bỏ túi 6 công thức làm bánh bằng nồi cơm điện cực đơn giản tại nhà.
MỤC LỤC [Hiện]
Đầu tiên, bạn sẽ rây 60gr bột mì và 40gr bột bắp cho mịn. Sau đó sẽ tách riêng lòng đỏ và lòng trắng của trứng gà vào 2 tô riêng biệt.
Cho 1/2 muỗng cà phê muối và 4 - 5 giọt nước cốt chanh vào lòng trắng trứng và dùng phới lồng đánh đều. Vừa đánh vừa cho từ từ 70gr đường vào đến khi lòng trắng trứng bông lên và tạo chóp cứng là đạt.
Cho 1/2 muỗng cà phê vanila, 30ml sữa tươi có đường và 15ml dầu ăn vào tô lòng đỏ trứng và dùng phới lồng đánh thật đều hỗn hợp.
Sau đó, bạn sẽ đổ hỗn hợp gồm bột mì và bột bắp đã rây vào và đánh đều để tạo thành hỗn hợp mịn.
Đầu tiên, bạn sẽ cho khoảng 1/3 hỗn hợp lòng trắng trứng đã đánh bông vào tô hỗn hợp bột lòng đỏ lúc nãy và dùng phới lồng trộn đều tay đến khi hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn.
Sau đó, bạn cho hỗn hợp bột vừa trộn với lòng trắng trứng ở trên vào tô lòng trắng trứng đã đánh bông ban đầu và tiếp tục trộn đều. Bạn chỉ nên trộn trong khoảng 5 phút, không nên trộn quá lâu vì làm bột bánh bị dai.
Bạn có thể lót giấy nến xuống đáy nồi cơm điện để khi bánh chín sẽ dễ lấy ra hơn. Sau đó, đổ hỗn hợp bột bánh vào nồi cơm điện và nhấn nút nấu cơm (cook).
Ngoài ra, đối với nồi cơm điện có chế độ nướng bánh thì bạn tiếp tục nhấn menu chọn chế độ nướng bánh và đợi trong khoảng 40 phút để bánh được nướng chín.
Hết thời gian cài đặt, bạn mở nắp nồi cơm ra và dùng ngón tay nhấn xuống mặt bánh. Nếu thấy mặt bánh bông lan không bị lõm xuống là bánh đã chín thì chờ bánh nguội một chút là đã có thể lấy ra dùng ngay.
Nếu trường hợp bánh chưa chín thì bạn tiếp tục đậy nắp lại và nhấn nút nấu cơm (cook), đợi thêm tầm 5 - 10 phút nữa là bánh sẽ chín đều hoàn toàn.
Làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện vừa không tốn nhiều thời gian và công sức vừa rất thơm ngon, mềm xốp. Đây là món bánh rất phù hợp để bạn thưởng thức vào những buổi trà chiều hoặc có thể dùng làm món ăn trong các buổi sum họp của gia đình đều rất phù hợp, bắt vị. Hãy thử và cảm nhận bạn nhé!
Trộn đều bột mỳ, đường, muối trong một thau to. Thêm 5 g men nở vào tahu bột trộn đều. Bạn lưu ý phải làm theo thứ tự trộn bột này vì nếu trộn trực tiếp men nở với đường và muối sẽ làm cho sự hoạt động của men nở yếu hơn.
Làm chay bơ bằng lò vi sóng, nếu không có lò vi sóng bạn có thể chưng cách thủy để bơ nóng chảy. Tạo một chỗ trống ở giữa âu bột, đổ trứng đánh tan, sữa tươi và bơ vào trộn đều.
Nhào bột đến khi có được khối bột dẻo mịn, ấn xuống thấy vết lõm phồng trở lại là được. Nếu bột hơi bị ướt bạn có thể cho thêm bột áo vào nhồi.
Quét lớp dầu ăn mỏng vào thau bột, dùng khăn ẩm phủ lên mặt thau và ủ bột đến khi bột nở gấp đôi. Thời gian ủ khoảng 60 phút, tùy vào nhiệt độ lúc ủ.
Sau khi bột nở gấp đôi, bạn nhồi lại khối bột nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi chia khối bột thành những viên tròn nhỏ.
Xếp các viên bột vào nồi cơm điện. Bật chế độ “cook” 10 phút, sau đó bật chế độ “cook” 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.
Muốn mặt bánh vàng đẹp bạn có thể lật mặt bánh khi nướng nhé.
Với cách làm vô cùng đơn giản, nhanh gọn bạn đã có những chiếc bánh mì nóng hổi cho bữa sáng của gia đình rồi.
Cho vào ly 150ml sữa tươi, 15gr bột trà xanh, 12gr men rồi khuấy đều.
Cho vào tô 300gr bột mì, 50gr đường, hỗn hợp sữa rồi dùng tay trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện.
Dùng tay nhào bột đến khi bột tạo thành khối dẻo mịn, đồng nhất và không dính tay là được.
Mách nhỏ: Nhào bột bánh bao không yêu cầu tạo được màng căng như bánh mì, bạn chỉ cần nhào đến khi bột thành khối mềm dẻo, bề mặt nhẵn láng, sờ vào không dính tay là đạt.
Sau đó, bọc kín bột lại bằng màng bọc thực phẩm, ủ 40 phút đến khi bột nở gấp đôi.
Mẹo nhận biết bột ủ đạt: Để kiểm tra bột ủ đạt chưa, bạn dùng tay ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn giữ nguyên vết lõm là ủ đạt.
Cho bột ra bàn nhào sơ lại trong 1 - 2 phút.
Tiếp theo chia bột ra thành nhiều phần nhỏ khoảng 40gr rồi vo tròn hoặc cho vào khuôn tạo hình.
Chế nước sao cho ngập gần 1/2 nồi cơm điện sau đó cho khay hấp vào hấp chín trong 5 phút.
Mách nhỏ: Bạn cũng có thể hấp trong xửng hấp theo cách truyền thống.
Bánh bao chay có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm nức mũi. Cốt bánh bao thì mềm mịn, ngọt nhẹ, đậm vị đặc trưng của bột trà xanh.
Để loại sạch bụi bẩn, khoai mì mua về các bạn cắt bỏ 2 đầu sau đó lột sạch lớp vỏ bên ngoài và lớp vỏ hồng. Dùng dao chẻ khoai mì làm đôi, rút bỏ phần gân cứng ở giữa.
Mang ngâm đi ngâm với nước muối pha loãng từ 2 - 3 tiếng hoặc ngâm qua đêm nếu có thời gian.
Sau khi sơ chế xong, các bạn cho khoai mì vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước và xay vụn khoai mì ra, cho vào 1 miếng vải mỏng và vắt khô.
Mách nhỏ: Nếu không có máy xay, các bạn có thể bào khoai mì bằng bàn mài vẫn được nhé!
Phần bã khoai mì sau khi vắt các bạn cho ra thau. Phần nước vắt được, bạn để yên khoảng 30 phút để tinh bột khoai mì lắng xuống đáy.
Trộn bã khoai mì với 50gr đậu xanh cà vỏ hấp chín, 30gr bột bắp, 130gr bột năng, 1 muỗng cà phê muối. Mang bao tay vào sau đó bóp và trộn đều cho các nguyên liệu tơi, nhuyễn và hòa đều vào nhau.
Mách nhỏ: Nên trộn các nguyên liệu khô cho tơi, nhuyễn rồi mới cho các nguyên liệu dạng lỏng như sữa, trứng, nước cố dừa vào để hỗn hợp bánh được nhuyễn mịn và không bị vón cục.
100gr đường cát vàng, 1 quả trứng gà, 1 muỗng cà phê tinh chất vanilla, 150gr sữa đặc, 400ml nước cốt dừa, 20gr bơ lạt và thau.
Phần nước khoai mì sau khi để lắng, chắt bỏ lớp nước bên trên rồi trộn phần tinh bột cùng với hỗn hợp bột khoai mì.
Dùng tay trộn đều đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau và hỗn hợp bột nhuyễn mịn.
Lót một lớp giấy nến phía dưới đáy nồi, dùng cọ phết một lớp dầu ăn xung quanh mặt trong ruột nồi cơm điện. Đổ bột bánh vào nồi và dàn đều. Đập nhẹ nồi xuống bàn để làm vỡ các bọt khí lớn.
Cho bánh vào nồi và cắm điện, bật nút Cook và nấu đến khi nồi chuyển sang chế độ Warm, dùng que tăm xiên vào bánh, nếu bánh khô và không còn dính lên thân tăm nữa là đạt.
Nếu bánh còn ướt, các bạn để bánh ở chế độ Warm khoảng 10 phút, sau đó chuyển lại chế độ Cook và nấu thêm một lần nữa là được.
Món bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện vô cùng đơn giản dễ làm đúng không nào? Bánh có màu sắc vàng ươm bắt mắt, cốt bánh dẻo mịn, thơm ngậy mùi trứng sữa. Còn chần chờ gì nữa, vào bếp và trổ tài thực hiện món bánh này ngay thôi nào!
Cho vào tô 250gr bột gạo, 100gr cơm rượu, 150ml nước dừa tươi.
Dùng tay nhồi bột khoảng 20 phút cho bột hòa quyện.
Đậy kín tô bột bằng màng bọc thực phẩm, sau đó đem đi phơi nắng 5 tiếng.
Lưu ý: Bạn có thể ủ cơm rượu trong lò nướng bằng cách làm nóng lò ở nhiệt độ 30 - 40 độ C, sau đó cho bánh vào ủ từ 2 - 3 tiếng.
Bắc nồi lên bếp, cho vào 200ml nước cốt dừa, 150gr đường, 1 ít muối khuấy đều trên lửa vừa đến khi đường tan, hỗn hợp sôi nhẹ.
Sau đó, bạn tắt bếp, cho vào 50ml nước cốt lá dứa rồi khuấy đều cho hòa quyện.
Cho hỗn hợp lá dứa vào tô bột bánh, khuấy đều rồi đậy kín bằng màng bọc.
Tiếp tục phơi nắng bột trong 3 tiếng đến khi trên mặt nổi bọt khí.
Sau khi ủ xong, bạn cho vào tô bột 1 ít màu lá dứa, khuấy đều rồi lọc bột qua rây.
Lưu ý:
Làm nóng nồi cơm điện trước, phết 1 lớp dầu ăn vào lòng nồi cơm, sau đó đổ 1 ít bột bánh vào.
Bấm Cook nướng bánh lần 1 trong 35 phút, sau đó bạn trở mặt bánh và nướng thêm 10 phút nữa là hoàn tất.
Lưu ý:
Nếu bạn dùng nồi cơm điện thường thì nên lót 1 miếng giấy nến bên dưới nồi rồi nướng ở chế độ Cook từ 2 - 3 lần. Tuy nhiên, nướng bánh bằng nồi cơm điện thường bánh sẽ dễ cháy và không ngon bằng nồi cơm điện tử.
Không nên đổ bột quá dày vì sẽ khiến bánh không chín đều.
Bánh bò có màu xanh đẹp mắt, thơm mùi đặc trưng từ lá dứa, khi xé bánh ra thì dai mềm, nhiều trễ tre, vừa bùi ngọt vừa beo béo, cực kỳ ngon miệng.
Bôi bơ chống dính quanh thành khuôn (có thể không bôi, không bắt buộc). Sau đó, bật bếp, chọn chế độ nấu Canh – công suất 1200 W. Cho 50 g đường trắng và 20 ml nước vào nồi.
Thắng đường đến khi đường chuyển sang màu nâu thì cho 1/4 muỗng cà phê nước cốt chanh vào rồi tắt bếp. Đổ đường thắng vào các khuôn làm bánh flan.
Cho vào tô 100 ml sữa đặc có đường và 300 ml sữa tươi không đường, khuấy đều. Cho vào lò vi sóng, quay công suất cao trong 2 phút 30 giây. Tiếp theo, khuấy đều nhẹ nhàng 2 quả trứng gà với 1 muỗng cà phê vani. Lấy sữa còn ấm nóng ra trộn đều với trứng, sau đó lọc qua rây cho mịn.
Để làm bánh flan bằng nồi cơm điện bạn cho nước vào cao khoảng 1/4 nồi cơm, bấm nút Cook. Cho nước đường vào khuôn cho đông cứng, rồi đỗ hỗn hợp sữa vào khuôn làm bánh flan. Lưu ý là lớp đường thắng (caramen) phải đông cứng mới cho hỗn hợp sữa vào.
Chờ khi nước trong nồi sôi thì cho khay hấp vào, lót khăn dày lên trên rồi đặt khuôn làm bánh flan vào. Đậy nắp nồi cơm lại rồi hấp bánh flan trong 5-7 phút.
Lưu ý:
Do nhiệt của nồi cơm điện rất lớn nên thời gian hấp rất nhanh, chỉ khoảng 5 phút là bánh flan chín. Không nên hấp quá lâu sẽ làm bánh flan bị rỗ mặt. Khoảng 3-5 phút mở nắp nồi ra để kiểm tra bánh flan chín chưa, nếu chưa thì hấp tiếp 2-3 phút nữa
Lấy dao rọc quanh thành bánh, úp 1 chiếc đĩa lên khuôn rồi lấy bánh ra.
Nếu bạn có bôi bơ khuôn bánh flan ở bước đầu thì chỉ cần lắc nhẹ khuôn là có thể lấy bánh flan ra. Bánh flan thơm ngon lại làm rất dàng phải không nào?
Nguồn: Tổng hợp
Trong Top 10 bảng xếp hạng món ngon Việt Nam này, có thể nhận thấy một danh sách vừa quen vừa lạ với những dòng nhận xét nhìn chung là tích cực.
Nếu như Hà Giang là mảnh đất mà không phượt thủ nào muốn bỏ qua thì món phở gà trứ danh của Hà Giang mang tên Tráng Kìm là đặc sản phượt thủ nào cũng phải thử một lần.
Không thể ghé hàng quán mùa dịch, hội mỏ khoét chuyển sang “đu" các loại nước uống đóng chai đủ cả từ trà sữa Koi Thé Đến trà kem tuyết Nestea
Còn gì thích hơn được ăn ngon mà không sợ béo? Ngũ cốc sữa chua hoa quả sấy thơm ngon giàu dinh dưỡng lại hỗ trợ giảm cân đã quay lại.
Với cách làm sữa chua ngon mịn bạn vừa được thưởng thức sữa chua dẻo và sữa chua nha đam thơm ngon tại nhà, vừa thanh nhiệt lại tốt cho sức khỏe tiêu hóa
Một đồ ăn nhanh dễ làm như viên chiên cũng không ai nghĩ rằng có ngày lại được biến tấu chỉ từ gói mì tôm Hảo Hảo quyền lực
Qua loạt ảnh chia sẻ chuyến đi đến Đường Lâm ngày cận Tết của một bạn trẻ trên diễn đàn Check in Vietnam, chợt nhận ra làng cổ Đường Lâm không hẳn là một ngôi làng. Đường Lâm không phải tên làng và tên gọi điểm đến này đã trở thành một thương hiệu du lịch.
Đúng như tác giả món ăn độc đáo giới thiệu hay là cảnh báo cho những người không ăn được cay, công thức giò bì tai ớt xiêm xanh sau đây chỉ dành cho người "ăn cay cấp độ không giới hạn".
Dịp Tết Âm lịch 2025, TP Hà Nội tổ chức nhiều điểm bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh.
Đây là những địa điểm chụp ảnh áo dài Tết gây sốt ở thủ đô Hà Nội, chỗ nào cũng đậm chất truyền thống mà lại rộn ràng không khí đầu năm.
Hà Nội sẽ tổ chức màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone với chương trình ca nhạc quy tụ dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế để chào đón năm mới 2025 tại hồ Tây.
Đâu là những quán lẩu thái ngon thỏa mãn cơn thèm cay cay và ấm nóng trong tiết trời mùa đông Hà Nội này?