Giới thiệu món nuốc độc lạ của xứ Huế đến cộng đồng mạng thu hút hàng nghìn lượt tương tác, bạn trẻ này ví von hài hước rằng những con nuốc là "Em gái cùng mẹ khác cha xa về địa lý với sứa".
Mới đây, FB Tạp Hoá Kén đã gây sốt với bài đăng giới thiệu món nuốc độc lạ của xứ Huế trên diễn đàn MXH về ẩm thực và nấu ăn. Đăng kèm hình ảnh về những con nuốc có lẽ vô cùng lạ mắt đối với không ít cư dân mạng, bạn trẻ này thông tin: "Nghe nói Miền Bắc tầm này đang vào mùa sứa đỏ, nay em cũng xin góp vui với cả nhà một em gái cùng mẹ khác cha xa về địa lý với SỨA là con NUỐC. Nuốc là tên gọi theo phương ngữ về con nuốt - một loài nhuyễn thể không chân có nhiều vào mùa hè nơi vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Chữ “t” người Huế thường đọc trại thành vần “c”, vì vậy “nuốt” bị biến thành “nuốc” từ khi nào không hay.
Có lẽ con sứa này rất dễ ăn, dễ… nuốt thế nên người Huế hay nói cho luôn vần là “nuốc tuốc luốc”, nghĩa là ăn món này vào thì… nuốt tuốt luốt, khỏi cần nhai nhiều! Con nuốc cùng họ với sứa nhưng nhỏ chỉ bằng khoảng nửa trái chanh (...)
Mỗi phần có một vị ngon riêng: nuốc tai tròn xoe như những chiếc mũ nấm xinh xinh, khi ăn mềm mọng nước và mát. Nuốc chân thì dài cỡ 1-2 đốt tay với những cái chân răng cưa hơi giống xúc tu ở mực, có vị giòn sần sật, thanh thanh. Về cơ bản, nuốc ăn khá giống sứa nhưng vì sống ở vùng nước lợ nên không bị mặn và mùi vị cũng thanh hơn. Nuốc cũng khá lành, không bị ngứa và gây kích ứng với người nhạy cảm...".
"Một mâm hoàn chỉnh của em". (Ảnh: FB Tạp Hoá Kén)
MỤC LỤC [Hiện]
Bạn trẻ này cũng chia sẻ hết sức chi tiết về cách sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu và chế biến món nuốc ở xứ Huế: "Nuốc mua về, sau khi rửa kỹ với nước ấm, ngâm nuốc trong nước sạch lạnh cho nuốc săn và giòn hơn, lúc gần ăn mới vớt nuốc ra khỏi nước, vắt ráo. Không nên vớt ra sớm quá, nuốc sẽ bị teo và không giòn. Nếu ăn ko hết, vẫn ngâm nuốc trong nước và bảo quản trong tủ lạnh 2-3 ngày.
Có nhiều món ăn chế biến với nuốc nhưng cách đơn giản và phổ biến nhất là ăn sống chấm mắm ruốc. Mắm ruốc Huế pha cùng tỏi ớt giã nhỏ, thêm ít bột ngọt, đường, vắt thêm miếng chanh. Các loại rau thơm ăn kèm gồm: chuối chát, khế chua, và rau thơm tùy thích. Tuy nhiên không thể thiếu 2 nguyên liệu quan trọng là trái và tươi cắt mỏng và rau húng lủi thơm cay the the. Người dân cũng thường ăn nuốc tươi chấm ruốc kèm với dưa gang tươi, căng mọng, giòn tan xắt lát hơi dày".
"Gồm nuốc, mướp đắng, xoài, chuối chát, dưa leo, rau thơm. Ko thể thiếu trái vả và húng lủi. Luộc thêm cái lưỡi heo cho có thêm đạm ạ". (Ảnh: FB Tạp Hoá Kén)
Quả đúng với câu "nghề ăn cũng lắm công phu", cách chế biển đã tỉ mỉ thì cách ăn cũng cầu kỳ chẳng kém: "Lấy một miếng nuốc, kẹp cùng một lá húng lủi, một miếng vả, quẹt vào bát mắm ruốc sánh kẹo, cho vào miệng nhai thật chậm. Xem nào: đầu tiên là vị mát lạnh như thạch và mịn như nhung chạm vào đầu lưỡi, mơn man khắp khoang miệng, nhắm mắt một chút để tận hưởng nhé! Và rồi... Trong khi ta còn đang lâng lâng trong vị mềm mại như nụ hôn đầu thì... Khoan... Dừng lại khoảng 3 giây, lưỡi lại chạm ngay vào vị chát của quả vả.
"Ko thể thiếu trái vả". (Ảnh: FB Tạp Hoá Kén)
"Thêm cái lưỡi heo cho bữa cơm thêm phong phú". (Ảnh: FB Tạp Hoá Kén)
Đúng như cái tên của nó, cảm giác như vừa bị vả một phát lật mặt, hai vị đối lập nhau lại hòa quện, giúp cân bằng nhau, vả thì ko còn chát, và nuốc thì trở nên rắn rỏi hơn. Chưa hết, nếu chỉ có vậy thì nhạt nhẽo quá, phải chấm phá thêm vị mặn mòi của ruốc Huế nữa. Trời sinh ra nuốc sao còn sinh ruốc, nó lại hợp nhau vô cùng các chị ạ. Ruốc thơm nồng, mặn mòi và thơm đậm đà, vắt thêm tí chanh cân bằng và giã thêm tí tỏi ớt càng thêm dậy vị.
Và cuối cùng, thổi bùng vị giác chính là lá húng lủi, nó làm nổi bật lên vị của tất cả các nguyên liệu trên, làm cho hương vị tròn vành, rõ nét hơn tất cả hòa quyện tạo nên bản hòa ca. Thật sự là rất đã! Tưởng tượng mà xem, giữa thời tiết oi ả của những ngày hè, được thưởng thức từng con nuốc trong veo, bóng bẩy và long lanh như thạch anh. Nuốc mát lạnh, mang theo mùi vị hương đồng gió nội, lại được hòa nhịp với vị mặn mòi của bát mắm ruốc quốc hồn quốc túy. Mới nói tới thôi mà nước miếng tứa ra khắp các kẽ răng, chuẩn bị một cuộc chinh chiến khám phá ẩm thực đầy thú vị...".
Món nuốc chấm với đặc sản mắm ruốc xứ Huế. (Ảnh: FB Tạp Hoá Kén)
Bài đăng đã thu hút hơn 1 nghìn lượt like và thả tim cùng hơn 300 bình luận tỏ vẻ thích thú, thèm thuồng từ cư dân mạng: "Ở Bình Định em chỉ gọi là sứa thôi ạ. Thời gian gần đây em mới biết Huế gọi là Nuốc. Gia đình em thường ăn Sứa cùng rau thơm, xoài, đậu phộng giã kèm nước mắm hoặc mắm nêm. Ôi hương vị tuổi thơ"; "Đọc bài của bạn bị thèm online luôn"; "Ôi, cái màu của nó đẹp thật."; "Món này ngon và mát. Ăn ối giồi ôi đã lắm"; "Nhìn thèm quá chủ top ơi. Mình ở BDuong chưa dc thấy bao giờ nói chi dc ăn. Mún ăn thử quá"; "Nhờ mấy idol tóp tóp mà chừ dân Huế như e tìm ko ra con nuốc để ăn luôn"...
Nguồn: Tổng hợp
Quá ngán bánh chưng sau Tết? Yên tâm, bánh chưng rán nước lọc, bánh chưng pizza, bánh chưng bọc khoai,..chắc chắn sẽ giúp bạn giải ngấy
Công thức làm chả lá lốt có lẽ cũng không phải là mới lạ đối với hấu hết mọi người. Tuy nhiên, chả lá lốt kiểu "vỏ cũ nhân mới" sau đây đảm bảo sẽ khiến cả nhà thích mê theo lời tác giả giới thiệu.
Gần 1 năm kể từ khi Dalgona thành trend, Jennie mới thử làm món cafe đình đám này.
Học công thức ướp và nướng gà sa tế tại nhà vô cùng đơn giản hấp dẫn không kém ngoài hàng
Nếu đã quá quen thuộc với các địa danh như Đại nội Kinh Thành Huế, chùa Thiên Mụ, Công viên Thủy Tiên, Quốc học Huế,... bạn hãy thử "đổi gió" check-in nhà thờ Phủ Cam với kiến trúc đẹp như châu Âu nhé!
Chồng cứ trêu thế này thì sự nghiệp làm video mukbang của Tóc Tiên sẽ còn lắm gian nan.
Mắm nêm Huế là một loại mắm nổi tiếng và có truyền thống lâu đời, làm từ cá ướp muối và lên men rồi phối trộn cùng nhiều loại gia vị. Hãy cùng tìm hiểu về 8 món ngon xứ Huế thưởng thức cùng mắm nêm trứ danh của đất kinh kỳ.
Đến Huế lần thứ 4 nhưng chưa bao giờ cảnh vật và con người nơi đây khiến chúng mình hết bất ngờ. Lần này hơi xu khi đi đúng vào đợt mưa tầm tã do ảnh hưởng của bão nhưng cũng vì thế mà mình lại thấy được một vẻ đẹp rất khác của thành phố trầm lắng này. Đây là những địa điểm mình đã “đạp gió rẽ sóng” để đến check in trong chuyến đi tháng 5 bão táp.
Làng hoa giấy Thanh Tiên nổi tiếng với nghề làm hoa giấy truyền thống hàng trăm năm nay, được ví là nơi gói trọn những nét dịu dàng của văn hóa xứ Huế.
Để chọn được một bộ Việt phục cổ truyền ưng ý khi check in trong Đại nội hay các công trình cổ ở Huế, hãy tham khảo thông tin phân loại trang phục cung đình triều Nguyễn sau đây.
Đi Huế không chỉ là "sống ảo" bên các cảnh quan di sản mà còn phải foodtour đủ các món. Đừng quên các loại mắm đặc sản làm nên mâm cơm chuẩn vị Huế.
Nếu bạn đang có ý định đến với thành phố Huế thì một buổi đi chơi Đại nội Huế chắc hẳn phải có trong lịch trình. Lưu ngay 6 kinh nghiệm tham quan Đại Nội vào những ngày hè tháng 6, thời điểm mà ở Huế trời thường nắng gay gắt.