Sữa chua nhà làm là món ăn bổ dưỡng mà người nội trợ nào cũng muốn làm thành công. Tuy vậy, rất nhiều người không thể tránh khỏi vô vàn những vấn đề thường gặp như sữa chua không đủ đặc, không đủ đông, hay bị tách nước, hoặc có thể bị nhớt, vón cục... Cách làm sữa chua tại nhà bất bại chắc chắn là điều mà nhiều chị em đang tìm kiếm.
Nắm bắt được tâm lý này, trong bài viết dưới đây, Check in Vietnam sẽ gợi ý cho bạn cách làm sữa chua tại nhà không thất bại và những lời khuyên để xử lý các vấn đề thường gặp với sữa chua. Cùng xem nhé!
MỤC LỤC [Hiện]
Nguyên liệu làm sữa chua rất dễ kiếm, đơn giản
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: bỏ hộp sữa chua làm men ra khỏi tủ lạnh để trong nhiệt độ phòng, tiệt trùng các dụng cụ. Tiệt trùng dụng cụ là bước rất quan trọng, bạn có thể làm bằng cách đun sôi nước rồi bắc ra, cho hộp sữa chua và thìa vào ngâm trong đó 1 phút rồi lấy ra, để ráo nước. Hoặc bạn cũng có thể dùng lò nướng để tiệt trùng.
Bước 2: Để bắt đầu nấu sữa chua, bạn cho lượng sữa tươi và sữa đặc vào nồi. Nấu hỗn hợp trong lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều, tránh bị cháy khét đáy nồi. Đến khi sữa bắt đầu bốc hơi thì nấu thêm khoảng 2, 3 phút; khi nhiệt độ đạt 85 độ C là được (nếu không có nhiệt kế bạn có thể thử bằng tay, nếu tay rụt lại ngay là được).
Bước 3: Tiếp tục khuấy sữa cho nguội về khoảng 40 – 50 độ C (ở mức ấm) thì cho sữa chua men vào. Đổ men từ từ, vừa đổ vừa khuấy nhẹ nhàng để men hòa hoàn toàn vào sữa. Cho hỗn hợp sữa chua và men vào hũ, đậy nắp để đem đi ủ.
Bước 4: Bước cuối cùng là ủ sữa chua. Bạn có thể ý bằng lò hấp nướng hoặc nồi ủ sữa chua rất đơn giản nếu có máy. Nếu không, bạn có thể ú khoảng 7 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ 40 – 45 độ trong thùng xốp rót nước ấm là sữa chua sẽ đông đặc.
Sữa chua ủ 7 - 8 tiếng ở nhiệt độ chuẩn là sẽ đông đặc
Với sữa chua tự làm tại nhà, bạn còn có thể chế biến món vải bọc sữa chua hay còn gọi là vảo Elsa băng giá cực kỳ thơm ngon.
Các bà nội trợ thường truyền tai nhau về tiêu chuẩn của một mẻ sữa chua tại nhà, đó là phải đặc và úp ngược không rơi. Nhưng thật ra thành phẩm của bạn không nhất thiết phải đạt tới mức đó đâu, chỉ cần dẻo, mịn, không tách nước là ổn rồi.
Muốn sữa chua đặc hơn thì cần nhiều chất khô hơn, như là protein và chất béo. Vì vậy, giải phát sẽ là dùng sữa tươi nguyên kem thay vì sữa tươi tách béo. Ngoài ra có thể thêm một ít sữa bột nguyên kem (chú ý thêm ít thôi nhé, để không gây lợn cợn) hoặc dùng các chất ổn định như gelatin, pectin...
Nguyên tắc của sữa chua khi lên men là vi khuẩn ăn đường, sản sinh ra lactic làm đông tụ protein và tạo gel. Vì vậy, nếu sữa chua không đông có nghĩa là bạn men đã chết hoặc hoạt động yếu.
Men chết khi bạn bỏ vào quá sớm khi sữa còn nóng trên 45 độ C, men hoạt động yếu khi bạn dùng men sắp hết hạn hoặc tái sử dụng men từ mẻ trước và ủ ở nhiệt độ quá thấp. Cách khắc phục là sử dụng men mới và đảm bảo nhiệt độ ủ tối ưu 42, 43 độ C.
Có hai nguyên nhân dẫn đến việc sữa chua bị tách nước. Đầu tiên là về nguyên liệu, có thể do bạn không dùng sữa tươi mà dùng sữa đặc hoặc sữa bột để pha nước, khiến trong nguyên liệu quá nước; hoặc cũng có thể do lượng men quá nhiều gây tách nước. Thứ hai là về quá trình ủ, có thể bạn đã di chuyển các hũ sữa trong quá trình ủ hoặc ủ ở nhiệt độ quá cao trong thời gian quá lâu.
Sữa chua bị lợn cợn, vón cục có thể là do men cái không được hòa tan, để nguội hoàn toàn; hoặc do đun sữa ở nhiệt độ quá cao, khuấy không đều làm sữa vón cục. Khắc phục hai điều trên thì thành phẩm sẽ đảm bảo ngon.
Sữa chua bị nhớt thường do nguyên nhân sữa đã nhiễm khuẩn lạ có trong men, dụng cụ hay môi trường ủ; khiến sữa chua nhớt, dính như lòng trắng trứng và mùi vị khá ghê. Vì vậy, cần chú ý diệt khuẩn.
Nếu sữa chua của bạn có kết cấu đạt chuẩn, không tách nước, không nhớt, tuy nhiên vị lại quá chua hoặc không chua thì nguyên nhân là do lượng đường. Càng ít đường, sữa chua sẽ càng chua.
Đừng lo nếu gặp phải các vấn đề trên, ai cũng như bạn thôi! Phải làm nhiều, rút kinh nghiệm thì mới ngon.
Ảnh: Tổng hợp
Bánh da lợn có lẽ không chỉ là món bánh tuổi thơ của tác giả này mà còn của bao người sinh ra ở các vùng quê miền Nam. Hãy cùng tham khảo công thức làm bánh da lợn sau nhé!
Cảm giác được thư giãn nhất cùng những ngày mưa mát trời ở Hà Nội chính là được nhâm nhi một cốc cafe trứng tự làm.
Với cách làm đồ ăn vặt tại nhà bạn có thể tham khảo làm bánh crepe nhân hoa quả thơm ngon lại giàu dinh dưỡng
Từ 1 tháng trước ngày lễ chính của Tết Trung thu, nhà nhà đã chuẩn bị cho gia đình những hộp bánh mua ở tiệm hoặc tự làm một cách cầu kỳ. Hãy tham khảo cách làm món bánh dẻo bột nếp này nhé!
Mấy ngày nghỉ Tết cổ truyền có nguy cơ khiến bạn bị ngán thịt gà, thậm chí không ít bạn trẻ chưa đến Tết đã thấy không muốn ăn gà. Đây là lúc bạn cần biến tấu món gà ngày Tết trở nên hấp dẫn hơn.
Bỏ túi cách làm thịt heo ngâm nước mắm tại nhà vô cùng đơn giản
Mùa hoa súng đẹp như chốn thần tiên ở chùa Hương, không phải mùa nào cũng bắt gặp được hình ảnh thơ mộng như thế này trên suối Yến.
Gió lạnh tràn về cũng là dịp để thưởng thức những món ăn bình dân nhưng rất ngon trên phố Hà Nội. Hạt dẻ, bánh trôi tàu, bánh đúc nóng hay chỉ đơn giản là củ khoai nướng thơm ngào ngạt sẽ giúp cơ thể ấm hơn giữa mùa đông.
Các quán cà phê decor Giáng sinh sớm có lẽ là một trong những lý do khiến giới trẻ Hà thành nô nức đi chụp ảnh Noel bên cạnh trào lưu chuẩn bị sẵn ảnh cho những dịp lễ lớn.
Sau cuộc ghé thăm đột ngột của Sơn Tùng M-TP, một quán trà đá trước cổng chùa thành "tụ điểm giải khát số 2 Hà Nội". Tuy nhiên, cái kết "quá nhanh" lại không có hậu cho quán nước vỉa hè này.
Liệt kê 9 quán cà phê trong biệt thự cổ Hà Nội đang được giới trẻ yêu thích bậc nhất, một trang mạng chuyên về địa điểm vui chơi ở thủ đô nhận xét: "Quá hợp vibe cho mùa đông này".
Không khí lạnh tràn về Hà Nội vào những ngày cuối cùng của tháng 11 khiến thói quen sinh hoạt của nhiều cư dân thủ đô thay đổi bất chợt.