Không nên ăn quá nhiều vải bởi vải hay nhãn đều gây nóng trong nếu ăn nhiều. Nhưng mùa vải không dài nên ăn ít thì cũng khá tiếc. Có một cách hay là làm vải ngâm, từ đó có thể chế biến món trà vải giải nhiệt mùa hè ngon không kém ăn vải tươi.
Mới đây, FB Ngô Ánh Hồng - thành viên MXH về ẩm thực và nấu ăn đang sinh sống tại Hải Dương - thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ công thức làm vải ngâm và trà vải. Hãy cùng tham khảo công thức chi tiết mà tác giả tự nhận xét là "cách làm vô cùng đơn giản, thành phẩm đẹp mắt, ngon miệng, dễ mix match".
MỤC LỤC [Hiện]
- 1 kg vải (không tính cành lá)
- 700 - 800 ml nước
- 350 g đường (có thể sử dụng đường trắng, đường vàng, đường phèn…)
- Vài nhánh lá dứa nếp (có thể có hoặc không).
- Nấu nước đường trước để đợi nguội trong khi cắt ngắn cuống vải, rửa sạch: Cho đường vào nước đun lửa và ngoáy cho đường tan tới khi sôi thì thêm lá dứa nếp, hạ lửa và đun tiếp tục trong tầm 7 - 8 phút, tổng thời gian đun khoảng 10 phút để nước đường hơi đặc hơn giúp ngâm bảo quản vải tốt hơn.
- Vải không nên cắt sát cuống sẽ khó bóc, trụng vải qua nước sôi trong 1 phút rồi vớt vải ra ngâm vào nước lạnh, thay sang nước 2 để làm nguội quả vải.
- Vải rửa sạch qua vài lần nước.
- Bắc một nồi nước đun sôi lăn tăn để trụng vải trong 1 phút. Bước này giúp vải trắng và bảo quản được lâu hơn.
- Vớt vả ra ngâm vào chậu nước lạnh. Khi nước nóng dần thì thay sang nước 2.
- Bóc vỏ 1/2 quả vải, sử dụng đầu kéo nhọn cắt quanh phần cuống tiếp xúc giữa hạt và thịt vải rồi luồn mũi kéo xuống ghim vào hạt, xoay nhẹ và rút hạt ra. Sau đó, bóc nốt phần vỏ còn lại.
- Ngâm ngay vải đã bóc vào nước đá lạnh.
- Vải bóc xong vớt ra để ráo, xóc nhẹ cho phần nước phía trong ruột quả ra hết.
- Khi bóc xong vải mà nước đường chưa nguội hẳn có thể cho cả nước đường và vải vào ngăn đá để giữ lạnh (không áp dụng với nước còn nóng).
- Sau khi cả vải và nước đường đã lạnh, cho vải vào hũ thuỷ tinh đã trụng qua nước sôi và lau khô, sau đó chan nước đường vào ngập mặt vải, đậy kín nắp và cho vào tủ mát.
- Cho lọ vải vào tủ mát, sau 1 ngày là có thể sử dụng.
- Để bảo quản lâu (1 - 1,5 tháng), cần lưu ý dùng thìa sạch mỗi lần lấy vải hoặc chia thành nhiều hũ nhỏ, mỗi hũ dùng trong vài ngày.
- Vải sau khi ngâm ngấm đường có vị ngọt hơn, giòn và trắng, thịt vải không bị mủn.
- Nước đường ngọt thanh, không bị lên men nổi váng.
- Pha vải ngâm cùng trà túi lọc. Nên dùng các loại không có nhiều mùi vị để tránh lấn át mùi của vải.
- Khi pha nên dằm nát vài quả vải để tăng hương vị.
- Cách pha tương tự trà vải nhưng giảm lượng nước trà và thay vào đó là nước cam vắt.
- Loại đồ uống này được lấy cảm hứng từ trà đào cam sả.
- Thay vì sử dụng các loại trà không mùi vị thì dùng trà pha chế từ trà hoa hồng cho ra màu hồng đẹp mắt và mùi thơm nhẹ từ hoa hồng.
- Thêm vài thìa vải ngâm là có thể tạo ra một đồ uống vô cùng ngon miệng với sự kết hợp hài hoà giữa các hương vị nhẹ nhàng nhưng vô cùng đặc trưng là vải và hoa hồng.
- Có thể sử dụng thêm hoa hồng khô trong lúc hãm trà để tăng mùi vị hoa hồng, tuy nhiên sẽ hơi có mùi hắc của hoa, không quen sẽ hơi khó uống.
Nguồn: FB Ngô Ánh Hồng
Gần đây có rất nhiều netizen khéo tay khoe đồ ăn nhà làm phong cách món xôi đậu Hàn Quốc vô cùng tinh xảo, ngon mắt. Mới nhất là món xôi tạo hình Hồ Gươm quen mà lạ, quen với hình vẽ về Hà Nội và lạ với chất liệu đặc biệt.
Trà dâu tây ngâm là một trong những thức uống phổ biến nhất vào mùa hè, đặc biệt là với chị em phụ nữ, bởi tác dụng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể thần kỳ mà nó mang lại. Vị chua ngọt và hương thơm của dâu tây kết hợp với trà sẽ đem đến cho bạn 1 trải nghiệm vị giác mới lạ
Ngán ngẩm cảnh cô đơn lẻ loi, bây giờ ăn đậu đỏ vẫn chưa quá muộn trong ngày Thất tịch. Vậy ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch có ý nghĩa gì?
Cơm chiên mì ăn liền Shin Ramyun Hàn Quốc là món ăn khoái khẩu dân Hàn được chia sẻ nhiều trên Youtube và Instagram. Một món ăn vừa tận dụng được cơm nguội, vừa biến tấu với sữa và phô mai beo béo cực hấp dẫn.
Vì sao lại có nghi thức ăn chay trong tháng Vu Lan nhỉ? Bạn đã biết các món chay ngon dễ làm nào cho mâm cơm báo hiếu chưa?
Ẩm thực chay không chỉ dành cho những người theo đạo mà đang ngày càng xuất hiện nhiều cơm trong các mâm cơm ngày lễ hay thậm chí là bữa ăn gia đình hàng ngày bởi nguồn dinh dưỡng dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Để chuẩn bị cho mùa hè sắp tới luôn có sẵn thức uống giải nhiệt, hãy note ngay cách làm siro dâu rằm thơm nức "siêu nhanh, siêu sạch, siêu nhàn" sau nhé!
Khác với những đồi cỏ hồng Đà Lạt một chút, đồi cỏ hồng Chí Linh ở Hải Dương trồng giống cỏ lai giữa cỏ bản địa với cỏ nhập khẩu mà vẫn cho ra loại cỏ hồng đẹp tựa trời Âu.
Không nên ăn quá nhiều vải bởi vải hay nhãn đều gây nóng trong nếu ăn nhiều. Nhưng mùa vải không dài nên ăn ít thì cũng khá tiếc. Có một cách hay là làm vải ngâm, từ đó có thể chế biến món trà vải giải nhiệt mùa hè ngon không kém ăn vải tươi.
Cùng khám phá xem Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) có gì mà được du khách thích thú, 4 mùa đều tìm đến tới và hứa hẹn sẽ là địa điểm lý thú cho bạn vào mùa xuân này.
Ít người biết rằng ngoài đá bóng hay, Tiến Linh còn là một "masterchef" cực xịn xò.
Tất nhiên chị vẫn lang thang khắp nơi, đồ đạc rườm rà và chẳng sợ ai hết nhé!