Cùng khám phá xem Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) có gì mà được du khách thích thú, 4 mùa đều tìm đến tới và hứa hẹn sẽ là địa điểm lý thú cho bạn vào mùa xuân này.
Côn Sơn - Kiếp Bạc của Hải Dương không phải điểm du lịch quá xa lạ, nhưng luôn là điểm đến được yêu thích suốt nhiều năm qua. Đặc biệt, 4 mùa trong năm nơi đây đều có cái hay, và đem lại không khí sảng khoái cho du khách. Mùa đẹp nhất đến Côn Sơn - Kiếp Bạc chắc chắn là khi xuân về - mùa của lễ hội, của những chuyến du xuân, cầu bình an, tài lộc.
MỤC LỤC [Hiện]
Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa phận thành phố Chí Linh và cách trung tâm Hà Nội hơn 70km. Đi lại đến đây khá thuận tiện vì đường to, đẹp, cho nên dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện thông dụng.
Đi xe sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi để đến được đây bằng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - cao tốc Nội Bài - Hạ Long theo hướng đi Hạ Long (có đi qua trạm thu phí cao tốc). Nếu chạy xe máy, từ Hà Nội qua cầu Chương Dương, đi qua Bắc Ninh theo tuyến quốc lộ 5 - quốc lộ 17 - quốc lộ 18.
Giá vé xe khách từ Hà Nội tới Chí Linh, Hải Dương khoảng 100k/vé xe 16 chỗ và 200k/ vé xe limousine. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là muốn đi tới gần khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nhất, bạn không thể bắt xe chạy tuyến Hải Dương hay Hải Phòng. Thay vào đó, hãy lên xe tuyến Quảng Ninh, bến cuối là Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, sẽ có điểm dừng ở Sao Đỏ (Chí Linh).
Vì là quần thể du lịch nên tại đây có nhiều d tích lớn nhỏ - là những minh chứng cho các sự kiện quan trọng trong lịch sử như chiến thắng Nguyên Mông của nhà Trần hay khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh. Nơi đây cũng chính là điểm ghi dấu nhiều sự nghiệp lừng lẫy của các vị anh hùng hay danh nhân văn hoá như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, thiền sư Huyền Quang… Trong đó, điểm nhấn của quần thể chính là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.
Ngôi chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi tại địa bàn phường Cộng Hoà, đây được công nhận là một trong những trung tâm Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm Đại Việt do Trần Nhân Tông sáng lập. Chùa ngày nay còn lưu giữ các tượng Phật cỡ đại và các bia đá, văn bản ghi lại các sự kiện lịch sử. Tương truyền rằng đây cũng chính là nơi Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi ra đời.
Từ chân núi di chuyển lên phía trên, du khách sẽ bắt gặp suối Côn Sơn. Sau đó, vượt thêm 600 bậc tam cấp bằng đá, du khách sẽ lên tới “Bàn cờ tiên” trên đỉnh Côn Sơn. Một ưu điểm nữa là đường đi không quá dốc, hai bên là rừng thông trăm tuổi xen lẫn những cây vải thiều.
Đền Kiếp Bạc cách chùa Côn Sơn khoảng 5km. Ngôi đền thuộc địa phận thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo. Đền Kiếp Bạc cổ kính rêu phong, nhìn ra dòng Lục Đầu Giang. Ba phía còn lại được bao bọc bởi dãy núi Rồng. Được biết, ngày xưa đây là căn cứ quân sự - đại bản doanh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Điểm nổi bật của đền chắc chắn là chiếc cổng với 3 cửa lớn, nguy nga và cổ kính, có Giếng Ngọc với truyền thuyết không bao giờ cạn nước, phía Bắc có Hang Tiền - nơi cất giấu ngân khố phục vụ kháng chiến khi xưa.
NGUỒN: Tổng hợp
Cô gái đi trekking để “chữa lành” nhưng lại cái kết không ai ngờ đến. Nhìn thôi cũng thấy “xì trét” dùm, quả là đời không như mơ.
Với ưu thế tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà, chùa Linh Ứng giờ đây không chỉ được biết đến là một địa điểm du lịch tâm linh mà còn là một không gian hội tụ linh khí đất trời. Nếu có cơ hội ghé thăm Đà Nẵng đừng quên đến vãn cảnh, thăm viếng chùa Linh Ứng Bãi Bụt bạn nhé!
Nhìn những tấm ảnh lan truyền mạng xã hội này thì chắc hẳn các bạn đều tưởng đây là một cảnh trời Âu được chụp lại. Ấy vậy mà nó chỉ cách Hà Nội có 40km thôi, nhóm bạn nào muốn đi chơi đông người check-in sang chảnh thì tham khảo ngay này.
Cảnh giác với nạn đặt phòng ảo tại Hà Giang: Trên địa bàn huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã và đang xuất hiện tình trạng kẻ xấu mạo danh nhân viên bán phòng lừa đảo du khách. Đặc biệt, kẻ xấu đã tận dụng thời gian lễ hội Hoa tam giác mạch 2022 khi lượng khách đến Hà Giang tăng cao.
Đến TP HCM chắc chắn phải ghé đến 5 bảo tàng này, du khách không chỉ có thể tìm hiểu các dấu ấn văn hoá, lịch sử, mà còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của Sài thành.
Chán Đà Lạt, sao không thử đi Măng Đen (Kon Tum). Một vùng đất sẽ khiến bạn choáng ngợp với vẻ đẹp của sự yên bình nằm giữa rừng thông.
Không nên ăn quá nhiều vải bởi vải hay nhãn đều gây nóng trong nếu ăn nhiều. Nhưng mùa vải không dài nên ăn ít thì cũng khá tiếc. Có một cách hay là làm vải ngâm, từ đó có thể chế biến món trà vải giải nhiệt mùa hè ngon không kém ăn vải tươi.
Cùng khám phá xem Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) có gì mà được du khách thích thú, 4 mùa đều tìm đến tới và hứa hẹn sẽ là địa điểm lý thú cho bạn vào mùa xuân này.
Ít người biết rằng ngoài đá bóng hay, Tiến Linh còn là một "masterchef" cực xịn xò.
Tất nhiên chị vẫn lang thang khắp nơi, đồ đạc rườm rà và chẳng sợ ai hết nhé!
Chờ đợi mãi mới thấy Mạc Văn Khoa chia sẻ về căn nhà đặc biệt này.
Không biết xử lí cơm thừa như thế nào thì học ngay cách làm bánh đúc siêu ngon này vừa tiết kiệm vừa giải quyết được chỗ cơm nguội