Nếu có một lần đến chơi Lạng Sơn chơi, bạn đừng quên thưởng thức những đặc sản của vùng đất này. Cách chế biến đơn giản vừa giữa được vị tự nhiên vừa làm nên sự đậm đà khiến các món ăn Lạng Sơn thu hút bao thực khách.
MỤC LỤC [Hiện]
Khỏi cần nói, ai cũng biết đây là đặc sản rất đặc biệt của Lạng Sơn. Vịt quay Lạng Sơn là giống vịt bầu Thất Khê thịt ngon nổi tiếng. Vịt sau khi quay trên than hoa có da căng bóng vàng ươm, thịt mềm béo ngậy, vừa thơm mùi mật ong vừa phảng phất mùi lá móc mật. Miếng thịt đậm đà chấm cùng nước sốt đặc biệt xứ Lạng hẳn sẽ là hương vị khó quên với tất cả những ai từng thử qua.
Ngoài vịt quay, món phở vịt ở đây cũng rất nổi tiếng. Thịt vịt mềm ngọt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho ẩm thực xứ Lạng.
So với các vùng miền khác lợn quay Lạng Sơn có những điều đặc biệt khiến người ta ăn một lần sẽ phải nhớ mãi. Sau khi sơ chế xong, người ta thường nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng. Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa, quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Khi ăn bì giòn, thịt dai có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá móc mật.
Bánh mì nướng thì ở đâu cũng có nhưng bánh mì nướng kiểu Lạng Sơn có hương vị đặc biệt riêng. Bánh được nướng qua 2 công đoạn, đầu tiên là nướng với dầu ăn, sau đó là thêm một lớp hỗn hợp dầu hào, mật ong để bánh có màu vàng đậm và thơm ngon. Ngoài ra có nhiều đồ nướng kèm theo: thịt nướng, xúc xích, nầm, chân gà,.... Sốt chấm bánh mì cũng rất đặc biệt với vị cay cay của tương ớt, một chút chua của me, vị thanh thanh, ngọt ngọt của đường thốt nốt, hòa quện cùng đường, quất, rau găm,... Chúng được trộn lại với nhau, vô tình tạo thành một thứ nước chấm đặc trưng nơi địa đầu biên giới.
Dân Lạng Sơn thường nói với nhau ăn cả chục cái bánh ngải cùng lúc cũng không thấy ngán. Bánh ngải thuộc món bánh chay, tuy được làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, mát, không ngấy. Bánh có mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi thơm lừng của hạt vừng hòa quyện vào nhau. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể quên mùi vị của loại bánh dân dã này.
Khâu nhục là món ăn quen thuộc của các tỉnh miền núi phía Bắc. Ở Lạng Sơn, khâu nhục chính là món ăn độc đáo và được coi là sang trọng của đồng bào người Nùng nơi đây. Nó đòi hỏi kĩ thuật nấu nướng phức tạp với rất nhiều loại gia vị đặc trưng như khoai lang, lá tàu soi. Món ăn đạt tiêu chuẩn khi không bị vỡ nát, màu đẹp, thịt ngọt mềm cùng lớp bì vàng rộm ngon mắt tỏa hương thơm ngào ngạt đánh thức vị giác. Khâu nhục ăn kèm với xôi, bánh gật gù hay cơm... đều rất ngon.
Đặc sản xứ Lạng này được chế biến rất cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua phải ăn nhấn nhá mới thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc biệt của món ăn này. Hiện nay, món phở chua được bán ở nhiều tỉnh vùng núi phía bắc nhưng chỉ có sản phẩm của Lạng Sơn là nổi tiếng hơn cả. So với phở bò trứ danh Hà thành, phở chua Lạng Sơn cũng không kém phần cầu kỳ. Một bát phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn chục loại nguyên liệu đặc biệt như khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng… chưa kể các loại rau thơm, dưa chuột, lạc rang… Với nguyên liệu đa dạng như vậy, phở chua hội tụ đầy đủ vị cay, ngọt man mát lại chua dịu thanh thanh.
Cũng được tráng như bột gạo nước nhưng thay vì phần nhân thịt mộc nhĩ thì ở đây người ta lại đập một quả trứng vào giữa nồi hấp rồi đậy nắp vung cho trứng chín hơi, sau đó mới dùng que tre gấp bánh lại và cho ra đĩa. Bên trên dĩa bánh cuốn được rắc chút thịt băm chà nhuyễn có màu vàng nâu hấp dẫn.
Nước dùng của bánh cuốn ở đây không phải là nước mắm pha như bình thường mà gồm một chút thịt xay rang khô và bông lên, rắc chút rau mùi thái nhỏ rồi mới rót lên thứ nước mắm chấm mỡ hành pha vừa vị. Đặc biệt theo đúng tinh thần xứ Lạng, mỗi bàn ăn đều có thêm một lọ măng ngâm ớt để bạn tùy ý gia giảm vào bát nước chấm của mình.
Nem Hữu Lũng được làm từ thịt sống sau khi lên men khoảng 2-3 ngày thì được nướng trên bếp than hoa cho lá chuối cháy xém. Thịt làm nem là thịt khoét vai không quá nạc cũng không quá mỡ. Thịt được thái sợi nhỏ, trộn với bì và bột thính rồi gói lại bằng lá chuối tươi. Khi ăn kẹp cùng với lá đinh lăng, lá sung chấm tương ớt. Vị chua, ngot, cay dịu tạo nên hương vị khó từ chối.
Bao món ngon thế này, về Lạng Sơn phải tranh thủ ăn không lại không kịp thưởng thức hết nhé.
Chọn trải nghiệm - trọn cảm xúc. Cùng cộng đồng CheckinVietnam đi ăn chơi và cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình tại link này nhé!
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Hàng bánh mì rẻ đến bất ngờ tại Bình Dương của cụ Sáu chỉ với mức giá 5k/ổ, nhưng phía sau đó là cả một câu chuyện cảm động.
Thiên đường ẩm thực chợ Cồn được ví như một “quán ăn khổng lồ” giữa lòng Đà Nẵng khi quy tụ những món ăn khổng lồ.
Cứ nhắc đến mảnh đất Lạng Sơn là ai cũng nghĩ ngay đến Mẫu Sơn, nhiều còn tưởng đỉnh Mẫu Sơn là nơi cao nhất xứ Lạng nhưng kỳ thực núi Cha mới là "Everest xứ Lạng". Cũng dễ hiểu bởi đây chỉ là cung đường trekking mới nổi ở Đông Bắc mà thôi!
Được miêu tả là có vị mát, đắng nhẹ, quả quao được coi là đặc sản dân dã của một số miền quê ở Nghệ An. Hãy cùng tham khảo những món ngon từ quả quao, hoa quao nhé!
Giống như một công thức nấu ăn đáng tin cậy được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một bữa ăn sẽ trở nên tuyệt vời hơn nếu bạn biết được lịch sử của nó, nhất là câu chuyện truyền cảm hứng đằng sau đó. Và bánh mì Việt Nam nằm trong 10 câu chuyện truyền cảm hứng nổi tiếng thế giới, theo tạp chí Time Out.
Nếu chỉ mới nghe tên thôi sẽ tưởng bamighetti là “phát minh" mới, thế nhưng hoá ra lại là sự kết hợp của 2 món ăn cực kỳ quen thuộc.
Chia sẻ cách làm lạp sườn Lạng Sơn, thành viên diễn đàn ẩm thực khẳng định món này "rán, nướng hoặc xào cùng chút cần tây cũng ngon". Đặc biệt, cách làm này không hun khói như lạp sườn của một số nơi khác.
Nằm trong rừng đặc dụng Hữu Liên ở huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, hang động nhiều thạch nhũ và ốc núi này được nhiều phượt thủ quen gọi là hang Ốc. Hang Ốc là một trong những hang động mới trở nên nổi tiếng gần đây.
Là tỉnh vùng cao địa đầu Tổ quốc nên Lạng Sơn có nhiều cảnh đẹp núi non hùng vĩ. Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, dân tình đang rủ nhau check-in 3 ngọn thác đẹp nhất Lạng Sơn.
Suốt tuần này, Lạng Sơn sôi động với Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ và sự kiện tâm điểm hiếm lễ hội nào có đã diễn ra vào hôm nay 7/3 thu hút hàng ngàn người dân và du khách thập phương.
Ngày 25/1, một trong những nơi rét nhất Miền Bắc - đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) ghi nhận có khoảng 2.000 du khách đến ngắm băng giá.
Một bài đăng trên diễn đàn Check in Vietnam vừa cập nhật tình hình đỉnh Mẫu Sơn "đang đóng băng rất dày" khiến cộng đồng mạng phấn khích. Dự báo đợt lạnh còn kéo dài nên có thể băng tuyết ở đây sẽ không tan nhanh.