Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thành viên diễn đàn MXH chia sẻ mẹo cắt bánh chưng không cần lạt thu hút nhiều sự chú ý với thành phẩm đều, đẹp, dễ làm lại không bị vướng miếng thịt trong nhân bánh.
Hầu như ai cũng rõ truyền thống bóc bánh chưng (vuông) ngày Tết là tước những chiếc dây lạt buộc ngoài vỏ bánh ra làm 4 sợi đặt lên mặt bánh rồi siết dây cắt bánh thành 8 miếng. Truyền thống này tiện lợi ở chỗ cắt xong chỉ việc bỏ dây đi nhưng bất tiện là miếng thịt giữa nhân bánh thường bị vướng vào dây lạt và bị kéo ra khỏi bánh.
Mới đây, FB Khanh Nguyen, thành viên MXH về ẩm thực, nấu ăn đang sinh sống tại TP HCM, đã chia sẻ mẹo cắt bánh chưng không cần lạt thu hút nhiều sự chú ý. Tác giả bài mẹo vặt nêu lý do nên áp dụng và cách làm cụ thể: "- Bánh chưng truyền thống được làm từ gạo nếp nên khi ăn rất dẻo. Mà càng dẻo thì cắt càng khó, càng dính dao. Khi cắt ra sẽ không được nét, lại nặng tay rất khó cắt.
- Nay mình gợi ý cho cả nhà cách cắt bánh chưng cực mượt mà, không bị dính xíu nào mà thành phẩm thì cực kì đẹp mắt nha.
- Lỡ qua nhà bạn mà mẹ bạn nói “cắt dùm bác cái bánh chưng” là áp dụng cách này cho mình nha. Thể hiện liền, đảm bảo bác sẽ phải trầm trồ.
- Sau khi bóc lớp lá xanh ra. Bạn dùng màng bọc thực phẩm cuộn 2 vòng quanh lưỡi dao. Rồi dùng dao này cắt. Đảm bảo rất nhẹ, cắt xuống là bánh tự tách ra luôn, không dính xíu nào.
- Mẹo này chắc đa số mọi người cũng biết rồi, mình chia sẻ cho những chị em chưa biết nhé.
- Lưu ý chọn dao có độ dài bằng chiều dài bánh chưng nhé. Vậy thì mình chỉ cần nhấn 1 lần là xong, dứt khoát, không cần nhấp tới nhấp lui.
- Từ ngày biết mẹo này, mình đã thôi không ăn bánh chưng bằng muỗng...".
Bài đăng đã nhận được hàng trăm bình luận từ các thành viên diễn đàn MXH, trong đó có nhiều ý kiến khen ngợi mẹo hay: "Nếu lỡ bánh cúng (lúc cúng gỡ hết lạt ra rồi để lạc đâu mất). Thì đây cũng là 1 cách áp dụng hay ho. Cảm ơn top."; "Cảm ơn bạn chia sẻ cách cắt bánh chưng này nhé. Mình hong thuộc team iu bếp nhưng mà thích vô hóng hớt mấy mẹo vặt vậy nè. Mình dân miền Nam nên toàn ăn bánh tét, lấy chồng Bắc nên mới biết tới bánh chưng í. Mỗi lần thấy tết có bánh chưng là lại sợ hãi các kiểu vì không biết cắt kiểu gì mẹ chồng chỉ hoài vẫn đoảng hậu lôi cả nhân ra"; "Cảm ơn bạn đã chia sẻ mà mình vẫn thấy cắt bằng LẠT đẹp hơn. Nhìn nó hấp dẫn. Với thật ra không phải nhà ai cũng dùng màng bọc thực phẩm nên cách này cũng không phải lúc nào cũng áp dụng được"...
Cũng có ý kiến cho rằng cắt bánh dùng lạt là một truyền thống hay ho, thú vị và hữu hiệu nhất: "Đúng là nhìu khi cách ăn nó thú vị hơn cái ăn. Mình vẫn nhớ y cái cảm giác ố á, tròn mắt thích thú khi lần đầu mẹ chỉ cách bóc vs cắt bánh bằng lạt. Nó thích mê, tự nhiên thấy cái lạt nó đúng là hữu dụng và có ích thật sự, cắt lạt xong rút lên có 1 nhúm thịt đỗ nhẹ kéo lên nhìn hấp dẫn hơn là vết cắt lõm xuống. Vì sao các cụ lại dùng lạt để buộc bánh chứ ko dùng thứ khác, lại có câu ví von là "lạt mềm thì buộc chặt"..."; "Mình cũng vẫn thích cắt bánh bằng lạt hơn nhìn bánh trưng đẹp xong thi thoảng nhầm dây là lôi được ít thịt lên luôn, dao này chắc mình sẽ dùng trong trường hợp xé lạt mà k đc cái nào"; "Mình cắt bánh thì lại ko thích miếng bánh "mịn mượt" khi cắt từ dao như này, mà thích mặt cắt "lởm chởm" hạt nếp khi cắt bằng dây lạt hơn"...
Nguồn: Tổng hợp
Bạn chưa biết cúng ông Công ông Táo giờ nào cho thiêng? Vậy hãy cùng xem bài viết sau đây để được giải đáp rõ hơn nhé!
Thắp hương thần tài xin vía để được một năm mới bội thu, nhiều tài lộc và an khang thịnh vượng không thể bỏ qua những điều cơ bản này
Không nhiều người để ý dầu hào được chế biến bằng con hàu (miền Nam cũng gọi là con hào) và càng không nhiều người biết cách nấu dầu hào tại nhà. Hãy cùng tham khảo cách làm khá đơn giản sau.
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo màu hồng phấn khá độc đáo đã gây sốt diễn đàn ẩm thực sau khi nhận nhiều lượt like, thả tim và những bình luận khen ngợi từ cộng đồng mạng.
Ngày lễ, Tết thường có nhiều thời gian ngồi trò chuyện, tán gẫu với những món ăn chơi như hướng dương, hạt dưa, hạt bí... và nhất là bò khô. Gọi đó là "món ăn vạn người mê ngày Tết", một netizen đã chia sẻ công thức làm món bò khô khá đơn giản.
Khẳng định ngày Tết "mâm cơm có đĩa nộm kiểu gì cũng hết đầu tiên", tác giả đã đưa ra công thức sốt nộm chua ngọt chi tiết và chất lượng.
Nếu chỉ có 1 ngày để cảm nhận một Sài Gòn rất khác, hãy đến Chợ Lớn - nơi mang đậm tinh thần của cộng đồng người Hoa. Đây không chỉ là nơi buôn bán sầm uất mà còn là trái tim văn hóa - tín ngưỡng - ẩm thực đặc trưng tồn tại và phát triển suốt hàng trăm năm giữa lòng TP HCM.
Hát lô tô là sự giao thoa độc đáo giữ nghệ thuật sân khấu, hài kịch, âm nhạc và văn hóa đại chúng. Nếu có dịp đến Sài Gòn, được giới thiệu đi xem một gánh hát lô tô, bạn sẽ thấy lô tô ở đây là một loại hình văn hoá, biểu diễn dân gian rất gần gũi và đậm chất Nam Bộ, khiến ai xem rồi cũng phải nhớ mãi.
Nhất định phải ghé Sài Gòn vào năm 2025 - năm kỷ niệm tròn 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước. Tham khảo ngay gợi ý lịch trình check in Sài Gòn trong 3N2Đ với nhiều trải nghiệm thú vị nha!
Ở Sài Gòn có nhiều bảo tàng và có một bảo tàng nhất định bạn phải ghé thăm chính là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi lưu giữ những trang sử bao trùm bởi bom đạn, mồ hôi, nước mắt và máu của thế hệ đi trước.
Có ai yêu thích cơm tấm Sài Gòn mà chưa biết mấy fact độc đáo về món ăn quốc dân vạn người mê này không? Cùng tìm hiểu 5 Fact ít người biết về cơm tấm Sài Gòn nha!
Nếu tham quan Dinh Độc Lập dịp Đại lễ 30/4, bạn nhất định phải thử hết những trải nghiệm độc đáo này để không hối hận vì check-in thiếu mất một góc lịch sử nào đó trong thời điểm đúng 50 năm mới có một lần.