Một thành viên diễn đàn ẩm thực tự giới thiệu là "con nhà nghề có truyền thống làm mắm gần 50 năm" đã tiết lộ cách muối cá để làm nước mắm của quê hương mình.
Mới đây, FB Nguyễn Hà Trang - thành viên diễn đàn MXH về ẩm thực và nấu ăn sống ở Thanh Hóa - đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng với bài đăng tiết lộ bí quyết làm nước mắm của quê hương mình. Thành viên này cho biết: "Sau bài em chia sẻ cách làm mắm tôm truyền thống quê em, thì có rất nhiều member của yêu bếp thích và có yêu cầu em chia sẻ cách làm mắm của quê hương Ba Làng (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn), Thanh Hoá quê em. Để biết được nhiều hơn về cách thức truyền thống mỗi Tỉnh thành.
Chính vì thế hôm nay con nhà nghề có truyền thống làm mắm gần 50 năm nay xin phép chia sẻ hương vị quê hương cũng như cách muối cá để làm nên “Giọt mật của biển” như thế nào nhé!". Hãy cùng tìm hiểu các bước làm ra nước mắm Ba Làng ở Thanh Hóa nhé!
MỤC LỤC [Hiện]
- Chum sành, sứ; lọ nhựa có miệng rộng (ưu tiên đồ sành, sứ).
- Muối biển hạt thô (chọn muối cũ, khô, hạt bé, trắng. Không chọn muối mới làm xong còn ướt, sẽ ko ngon vì sẽ có độ chát).
- Vỉ gài, đá nén, dứa gai (quả thơm), chang đánh mắm.
- Cá cơm (không thể thiếu nhưng có thể thay thế bằng một số loại cá biển khác).
- Cá cơm sau khi được thu mua từ thuyền về thì cân cá, trộn muối với tỉ lệ 3:1, có nghĩa là 3 kg cá thì 1 kg muối, làm nhiều nhân tỉ lệ lên. Lưu ý để phần lại một ít muối để phủ lên bề mặt chum lúc muối cá. Điều này rất cần thiết vì hạn chế thu hút ruồi nhặng.
- Dứa gai rửa sạch cả quả rồi cắt bỏ phần lá dứa, thái lát hoặc bằm nhỏ nhỏ cả quả dứa.
- Trộn đều cá, muối và dứa với nhau, đổ vào chum lần lượt cho đến hết cá. Phủ kín bề mặt chum với phần muối còn lại. Dùng vỉ gài về mặt chum cá lại. Dùng đá nén đè lên bề mặt vỉ gài là xong.
- Tìm nơi có thật nhiều nắng chiếu. Nắng to sẽ thúc đẩy quá trình làm chín mắm nhanh hơn.
- Chăm sóc mắm với phương châm mưa đậy, nắng mở, nhất định không để mắm dính nước mưa (dẫn đến hỏng mắm). Khoảng 1 năm khi mắm đọng nước cốt vàng ươm thì gỡ vỉ gài ra và dùng chang đánh mắm, làm liên tục khoảng 8 tháng đến 1 năm là mắm chín.
- Khi mắm chín thì dùng khăn lọc để vào một cái rổ kê ở dưới một cái chậu thau bé hay cái xoong đều được, tránh nước mắm cốt chảy ra ngoài. Lúc này đổ chượm mắm vào rổ khăn lọc và lọc mắm.
Nguồn: FB Nguyễn Hà Trang
Đùi heo ủ muối truyền thống của Tây Ban Nha đang hot rần rần trên MXH. Vậy món này có gì mà Shark Hưng tuyên bố “của hiếm”, nhưng lại bán tràn lan trên thị trường?
"Những chiếc bánh quê miền Tây Nam Bộ" này chắc chắn không nhiều người ở vùng miền khác biết đến, ngay cả du khách cũng chưa chắc đã có dịp thử. Hãy xem cách làm bánh tráng chuối nướng có gì đặc biệt nhé!
Với vô số món ngon được giới thiệu sau đây, hẳn bạn sẽ tự hỏi kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới liệu có đủ để làm chuyến "food tour" Nam Định khi mà ẩm thực nơi đây quá đa dạng, phong phú.
Sài Gòn nổi lên các hàng loạt các hàng quán đưa ra thử thách "ăn thùng uống vại", người tham gia có thể nhận vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Tây Bắc có nhiều món đặc sản đã rất quen thuộc khắp các miền quê, chủ yếu là miền Bắc. Tuy vậy, không ít món có cách chế biến khá cầu kỳ nên nhà hàng đặc sản Tây Bắc vẫn là lựa chọn của không ít thực khách.
Không chỉ cái tên mà món cháo lạ của người Quảng Trị còn ghi điểm bởi hương vị độc đáo, là loại đặc sản mà bất cứ du khách nào cũng muốn một lần thử nghiệm.
Một thành viên diễn đàn ẩm thực tự giới thiệu là "con nhà nghề có truyền thống làm mắm gần 50 năm" đã tiết lộ cách muối cá để làm nước mắm của quê hương mình.
Mùa lúa chín sắp tới gần rồi, chắc chắn cái tên Pù Luông là cái tên không thể bỏ qua khi các tín đồ du lịch muốn ngắm đồng lúa chín vàng năm nay.
Nhiều bạn trẻ tỏ ra cực kì thích thú vì không ngờ ngay tại biển Hải Tiến (Thanh Hóa) - một bãi biển không nổi tiếng như Sầm Sơn - lại có một thế giới màu hồng đẹp như phim trường phim "Barbie" bản Live Action mang tên Lalamingo Park.
Mỗi năm bạn sẽ có 2 cơ hội check-in Pù Luông mùa lúa chín, cơ hội thứ nhất đã đến và nhiều bạn trẻ còn đua nhau khoe check-in ruộng bậc thang sớm, thậm chí trước khi những thửa ruộng chuyển màu cả tháng.
Đến với bãi Đông (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá) ngắm dáng vẻ mộc mạc, bình dị của xã đảo nhỏ ở Bắc Trung Bộ với chi phí khoảng 2 triệu đồng.
Cứ nhắc đến Thanh Hóa là hầu như ai cũng nghĩ ngay đến biển Sầm Sơn. Ngoài thành phố du lịch biển này, tỉnh Thanh Hóa còn nhiều bãi biển xinh đẹp khác có thể bạn chưa mấy quen thuộc.