Một năm thường có 2 mùa cốm là cốm chiêm và cốm mùa (mùa thu). Do thời tiết mát mẻ nên cốm mùa thu được cho là ngon hơn và nó trở thành đặc sản mùa thu. Nhưng có thể chưa nhiều người biết có hẳn 3 làng nghề cốm ở Hà Nội.
MỤC LỤC [Hiện]
Nhắc đến cốm, nhất là cốm thu Hà Nội thì hầu như ai cũng nghĩ ngay đến cốm làng Vòng. Cốm làng Vòng trở thành một đặc sản của nền ẩm thực Việt Nam, có cái tên gắn liền với ngôi làng cổ ngày xưa là làng Vòng. Làng Vòng là tên gọi trước đây, sau được gọi là thôn Hậu thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm và hiện nay thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cốm làng Vòng thường được đóng gói bằng hai lớp lá. Lớp lá trong cùng thường là lá ráy tươi để đảm bảo cốm không bị khô và lớp lá bên ngoài là lá sen giúp cốm phảng phất một hương thơm nhẹ nhàng. Gói cốm được buộc trong sợi rơm làm từ lúa nếp vàng tươi, góp phần tạo nên một hương vị độc đáo và mang đậm phong vị đồng quê.
Cốm làng Vòng vẫn là thương hiệu cốm số 1. (Ảnh: Sở Du Lịch Hà Nội)
Làng Lủ xưa ở Hà Nội vốn là các làng Thượng Đình, Hạ Đình và khu tập thể Kim Giang nằm bên bờ sông Tô Lịch. Xưa kia, cả 3 nơi này đều mang tên gọi chung bằng chữ Nôm là "Lủ" và được chia ra là Lủ Cầu (Kim Giang), Lủ Trung (Kim Lũ), và Lủ Văn (Kim Văn). Ngày nay, cái tên Lủ chỉ còn lại cầu Lủ. Từ cầu Lủ đi qua 200 m rẽ phải sẽ vào khu vực còn được gọi là làng Lủ, khu vực nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Làng Lủ nổi tiếng với bánh cốm làm từ món cốm. Cốm làng Lủ khác với cốm làng Vòng ở chỗ nếu cốm Vòng làm từ lúa non, thường được ăn tươi ngay, không để lâu thì cốm Lủ lại được làm từ thóc già, có thể để lâu hơn và được sản xuất quanh năm. Nguyên liệu để làm cốm Lủ bao gồm thóc nếp quýt và nếp cái được ngâm đủ độ ẩm rồi rang chín, sau đó giã nhanh trong cối để thành cốm trắng, hay còn được gọi là cốm mộc.
Bánh cốm Hàng Than. (Ảnh: Bánh Cốm Nguyên Ninh)
Cốm Lủ có hương vị đặc trưng, khi nhai kỹ sẽ thấy càng thơm và dẻo. Cốm Lủ thường được dùng làm nguyên liệu chính cho các món bỏng cốm, cốm xào, cốm nén. Theo kinh nghiệm của những người sành ẩm thực Hà thành thì cốm Lủ được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng bánh cốm trên phố Hàng Than (quận Ba Đình, Hà Nội).
Mễ Trì là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Theo một số tài liệu ghi chép lại thì xã Mễ Trì của huyện Từ Liêm cũ gồm 3 thôn là Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ và Phú Đô, có tên gốc là Anh Sơn, tên cổ là Kẻ Mẩy. Nơi đây đất đai phì nhiêu màu mỡ, người dân thường trồng lúa tám thơm, danh tiếng gạo ngon đến tận kinh đô Huế và được vua nhà Nguyễn khen và ban cho tên là Mễ Trì (có nghĩa là "Ao gạo"). Vùng Mễ Trì Hạ còn du nhập nghề làm cốm từ làng Vòng từ hàng trăm năm trước lưu truyền đến tận bây giờ. Tuy nhiên, không vì thông tin này mà cốm Mễ Trì nhất thiết giống với cốm làng Vòng.
Các công đoạn làm cốm ở Mễ Trì. (Ảnh: Báo điện tử Tổ Quốc)
Nguyên liệu làm cốm ở Mễ Trì có nhiều loại như lúa nếp lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa cái hoa vàng... Lúa nếp non sau khi đãi sạch đem rang chín rồi giã, sàng sảy nhiều lần sao cho hạt thóc đạt độ dẻo, dai. Theo một thợ lành nghề trong làng chia sẻ thì khi bắt đầu rang để to lửa, khi cốm tái thì phải giảm lửa bởi nếu lửa to quá sẽ bị cháy và lửa nhỏ quá cốm sẽ không đạt độ dẻo chuẩn. Trung bình mỗi mẻ cốm rang thường mất khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ là hoàn thành.
Món cốm Hà Nội thường được ăn kèm với chuối chín. (Ảnh: Swift247)
Có thể nói, trên thị trường hiện nay thì cốm làng Vòng, cốm Mễ Trì và cả cốm làng Lủ vẫn thịnh hành, trở thành món ăn không thể thiếu của văn hóa ẩm thực Việt Nam, món quà tao nhã nức tiếng gần xa của thủ đô, nhất là mỗi dịp thu về.
Nguồn: Tổng hợp
Cộng đồng mạng thảo luận sôi nổi về ngôi làng hơn 500 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội sau khi những hình ảnh về ngôi làng xuất hiện trên một trang mạng gần đây.
Những ai ăn Tết ở Hà Nội hay từ quê lên phố sớm thì một số nhà hàng phục vụ xuyên Tết Quý Mão sau đây hẳn là những gợi ý đáng để tham khảo cho một bữa ăn đổi vị Tết.
Không cần đến Nhật Bản xa xôi, ở Hà Nội bạn cũng được thưởng thức những món sushi chứ danh đất nước mặt trời mọc
Nhân chuyến công tác, vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng đã tranh thủ lái xe đi khắp nơi, thưởng thức đủ món ngon bình dân trên đường phố Hà Nội.
Bánh cuốn Mão Điền - Bắc Ninh có màu sắc khác hoàn toàn bánh cuốn ở những nơi khác bởi người ta quết lên toàn bộ thân bánh một lớp hành phi khiến bánh có màu nâu vàng đặc trưng.
Mỗi khi nhớ đến ẩm thực Nhật Bản thì những chuỗi nhà hàng sushi ngon nổi tiếng ở trung tâm Hà Nội hẳn là lựa chọn hàng đầu của thực khách thủ đô.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, sự kiện cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm đã thu hút không chỉ nhiều người đến check in mà còn tạo nên một làn sóng chia sẻ đầy cảm xúc trên các trang mạng.
Gợi ý 4 nhà hàng nên dẫn bạn bè nước ngoài đến ăn sau đây từ một cô gái Hà thành, người vừa tiếp một người bạn nước ngoài ghé thăm cô và thủ đô Hà Nội.
Những ngày qua, nhiều bạn trẻ khoe ảnh check in địa điểm ngắm hoa phong linh mới nổi ở trung tâm thủ đô Hà Nội thay vì đi xa hơn một chút ra những tuyến đường vành đai như trước đây.
Một tín đồ ẩm thực gần đây gợi ý cộng đồng mạng 6 nhà hàng dim sum ngon ở Hà Nội cùng nhiều miêu tả và nhận xét khá chi tiết. Chủ đề này đã thu hút nhiều sự chú ý từ các cư dân mạng cùng nhiều ý kiến đóng góp thêm nhiều địa chỉ khác.
Trước khi mùa hạ đến thay thế cho mùa xuân thì mùa hoa sưa lại về bên những "góc phố tinh khôi" như miêu tả của những thành viên Check in Vietnam đã kịp bắt lấy những khoảnh khắc hoa nở đầu tiên.
Với thông tin "Hàm cá mập" Bờ Hồ sắp được dỡ bỏ từ UBND TP Hà Nội, 3 quán cà phê nổi tiếng tại tòa nhà "Hàm cá mập" này thời gian tới có thể sẽ có view mới, trải nghiệm khách hàng hẳn sẽ khác nhiều.