Nhiều netizen đã kiên nhẫn đọc hết cách làm tương truyền thống Việt Nam và tương Tamari của Nhật Bản dù khá dài, nhưng cuối cùng vẫn phải "bỏ qua" vì nhiều công đoạn đòi hỏi sự cầu kỳ cao.
Gần đây, FB Em Huyền - thành viên diễn đàn MXH về ẩm thực và nấu ăn sống tại Hà Nội - đã thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng khi chia sẻ vô cùng chi tiết về cách làm tương truyền thống Việt Nam và tương Tamari (tương Miso) của Nhật Bản. Ngay từ những dòng giới thiệu, tác giả đã đưa đầy ắp những thông tin: "Ở làng quê mình sinh sống cứ đến mùa hạ là cả làng nô nức làm tương, mùi hương tỏa khắp đất trời giữa buổi trưa hè tháng 6. Làm tương này cũng test nhân phẩm lắm, có người làm được ngay nhưng có người lại không thể làm được giống như muối dưa cà ý. Có lời đồn là làm tương với muối dưa ngon là số nghèo, không biết có thật không cả nhà nhỉ?
Nước tương lên men tự nhiên với 4 nguyên liệu cơ bản được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng năm mẹ mình vẫn làm rất nhiều tương để ăn và lưu giữ lại nét ẩm thực truyền thống này bằng cách truyền lại cho mình...". Ai yêu món tương và nhất là người lần đầu thử sức hãy tham khảo cách làm từ tác giả này nhé!
MỤC LỤC [Hiện]
- Đậu tương (đỗ tương, đậu nành)
- Ngô tẻ vàng
- Muối
- Nước sạch.
Tỷ lệ: 10 lít nước - 1 kg đậu tương - 500 g bột ngô - 600 g muối. Tương thường được làm vào khoảng tháng 6 âm vì lúc này đồng bằng Bắc Bộ thường có khí hậu vừa nắng vừa mưa, chính điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho mốc phát triển đẹp nhất, gọi là loại mốc xanh hoa hòe. Và khi làm được loại mốc tự nhiên này ở trạng thái đẹp nhất thì tương sẽ có mùi vị thơm ngon nhất.
Bước 1: Chọn đậu tương hạt tròn đều lọc hạt sâu, hỏng, rửa sạch để ráo và rang chín vàng đều, sau đó để nguội đem đi xay nhỏ rồi tiếp tục bỏ vào chum ngâm với nước sạch trong 6 ngày 6 đêm. Tỷ lệ là 10 lít nước trộn với 1 kg đậu tương xay cho ra thành phẩm nước tương thơm, ngon và độ đạm cao hơn các loại tương bán sẵn.
Bước 2. Ngô tẻ vàng sau khi thu hoạch đem đi xay thành bột, sau đó vột bột ngô với nước sạch cho bột ngô ngấm nở trong 3 - 4h. Tiếp đó đem đi hấp cho bột chín, thơm và mềm thì dỡ ra mẹt để nguội. Công đoạn này nhớ lót vải màn sạch vào xửng hấp rồi mới dải bột ngô.
"Bột ngô tẻ vàng xay vợt nước 3-4h để chuẩn bị đi hấp".
"Bột ngô hấp nhớ lót vải màn sạch".
"Rải ra nia cho nguội chuẩn bị ủ mốc".
Bước 3. Cách ủ mốc tương bằng bột ngô. (Tác giả: "Đây là công đoạn khá “tâm linh” mẹ mình hay nói là phải có “tay rải mốc đẹp” thì tương mới ngon được"). Bột ngô đã hấp chin và đợi nguội rải ra nia/mẹt cho thoáng khí để mốc có điều kiện thuận lợi để phát triển. Rải bột ngô khoảng 1 cm trên nia/mẹt, sau đó lấy lá sen, lá khoai hoặc lá nhãn đậy lên… (lá nhãn thoáng hơn, mốc lên đẹp hơn). Sau 1 ngày 1 đêm là mốc lên, sau 1 ngày đảo nhẹ mốc lên và tiếp tục đậy lá lên mốc. Sau 2 ngày 2 đêm là mốc lên xanh hoa hòe đẹp.
"Mốc lên xanh hoa hoè. Hoàn toàn tự nhiên".
"Mốc lên xanh rồi đảo 1 lượt và tiếp tục ủ lá nhãn".
"Mốc lên xanh hoa hoè chụp từ xa".
"Mốc nhìn có vẻ dễ nhưng làm khó nha, có người làm được có người không".
Lưu ý: Chưa ủ mốc quen thì phải ủ được mốc trước rồi bỏ vào ang bảo quản bằng cách rải muối rang lên trên rồi mới ngâm đỗ vì thời gian ngâm đỗ tối đa là 6 ngày. Làm quen thì cứ ngâm nước đậu tương được 3 ngày là sẽ nấu bột ngô ủ mốc.
Bước 4: Ngả tương. Ngâm nước đậu tương được 6 ngày, đêm ngày thứ 6 thì ngả tương. Trước tiên ta rang muối để đạt đến độ thăng hoa của muối giúp muối dương hóa. Ngả tương là phương pháp lấy mốc đã ủ vào chum nước đậu tương đã ngâm và khuấy đều với muối rang theo tỉ lệ phía trên. Có thể cho ớt tươi vào chum ngâm cùng luôn hoặc khi ăn thì múc tương ra bát dầm ớt sau. Cho ớt vào luôn thì tương ngấu vị cay ngon còn cho ớt sau lúc chuẩn bị ăn thì sẽ giữ được chum tương lâu hơn.
Lưu ý: Sau buổi ngả tương thì mọi vật dụng chạm vào trong chum tương đều phải rửa sạch, tráng nước sôi và lau khô. Muốn nếm hay tra thêm nước để tương đỡ mặn thì cũng phải đun nước sôi để nguội mới được đổ vào nếu không sẽ hỏng tương.
Bước 5. Phơi tương. Buộc vải màn vào miệng chum và mở nắp chum phơi tương vào những ngày nắng to lúc mặt trời lên thiên đỉnh. Theo kinh nghiệm dân gian là quét vôi ở đít chum để giảm côn trùng bò vào chum tương.
"Tương truyền thống Việt Nam sau nửa tháng phơi".
"Trưa nắng vỡ đầu đi khuấy tương. Làm tương vất vả nặng nhọc nhưng ăn ngon và sạch sẽ".
Tác giả bật mí: "Ở làng mình phơi tương trên 2 tuần là múc ăn được rồi nhưng nhà mình luôn để tương trên 6 tháng mới đóng ra chai hoặc múc ăn. Để từ 6 tháng đến 5 năm mới ăn thì tương sẽ chín ngấu, ngon và tốt cho sức khỏe hơn. Nhà mình còn dùng than hoa phơi khô thả vào chum tương để hút lọc các chất không có lợi cho sức khỏe. Nói chung làm cẩn thận như trên thì đảm bảo là chỉ có nhà mới làm được thôi, cầu kì lắm nhưng chất lượng thì cũng khỏi phải bàn".
"Trời sắp mưa, mẹ đi làm về múc tương chuẩn bị ăn tối".
Tác giả nói về loại tương này: "Có bao giờ bạn thắc mắc không biết nước sốt mè rang của Nhật được làm như thế nào không? Một nguyên liệu quan trọng làm nên hương vị nổi bật của loại nước chấm này đó là tương Tamari. Loại tương này có giá trị rất tốt cho sức khỏe người sử dụng, nhất là những người có phương pháp ăn uống tuân thủ nguyên tắc âm dương trong thực phẩm, mọi người có thể tìm hiểu về loại tương này với các món như tỏi ngâm tương tamari, củ cải ngâm tương tamari…
Tương Tamari là một sản phẩm của quá trình làm tương Miso, thế nên làm được tương này rất tiện ăn canh Miso và chế biến các món Nhật nhé. So với tương truyền thống của Việt Nam thì tương Tamari của Nhật chỉ khác ở 1 vài công đoạn nhỏ thôi nhưng cho ra hương vị, màu sắc hoàn toàn khác nhau...".
"Đậu tương rang vàng rồi hấp mềm để nguội làm tương tamari".
Tỷ lệ: 10 lít nước - 2,5 kg đậu tương - 1 kg bột ngô - 2,5 kg muối (tác giả tiết lộ thêm: "Tỉ lệ gốc mẹ mình làm 1 chum 80 lít nước - 20 kg đậu tương - 8kg bột ngô - 20kg muối).
Bước 1: Rang muối và hòa tan với nước sạch để ngâm muối sau đó khuấy lên và lọc nước muối bằng vải. Được nước muối sạch thì đổ vào chum.
Bước 2: Chuẩn bị đậu tương loại ngon đẹp rửa sạch và rang chín vàng. Tiếp tục cho vào nồi hấp đến khi mềm. Đổ ra nia và quạt cho nguội hẳn.
Bước 3: Ngô tẻ vàng xay thành bột và vột với nước 3 - 4 tiếng để bột ngô ngấm nở. Tiếp tục đem đi hấp và dỡ ra để nguội.
Bước 4: Trộn đậu tương và bột ngô đã nguội vào nhau rồi rải ra nia với độ dày 1 cm, sau đó đậy lá nhãn lên trên. Ủ mốc tương trong 3 ngày 3 đêm. Sau 1 đêm mốc lên thì đảo mốc và đậy lá ủ tiếp. Sau 3 ngày 3 đêm là mốc lên xanh hoa hòe đều màu.
"Tương Tamari mới ngả tối hôm trước, hôm sau phơi luôn…".
Bước 5: Ngả tương. Cho hỗn hợp mốc ở bước 4 vào chum nước muối ở bước 1. Cách phơi tương tamari như cách phơi tương truyền thống mình đề cập phía trên khác là tương tamari phải khuấy 3 lần/ ngày phơi nắng.
Tối thiểu sau 2 năm bắt đầu lọc tương Tamari (phần nước đen phía trên) và tương Miso (phần cái tương phía dưới chum).
"Tương Miso 5 năm nhà Huyền đây ạ". Tác giả nói nhà mình để tương Tamari 5 năm mới lọc.
Tác giả chia sẻ thêm về trải nghiệm với món ăn nguồn gốc Nhật: "Quá mê mùi tương Tamari thơm ngọt này và gia đình mình sử dụng để nấu ăn, pha nước uống, ngâm tỏi, ngâm củ cải… Tương này chấm các món kiểu Nhật rất ngon ngọt dậy vị nhưng mình thích nhất là kho thịt với tương Tamari hoặc luộc thịt cho 1 xíu vào cũng ngọt và thơm thịt hơn. Tương Miso xay nhuyễn rồi nấu canh rong biển thì nhất luôn vì độ đạm cao trong nước tương tạo vị ngon ngọt hấp dẫn, ăn bát canh nóng thấy khỏe người luôn ý!".
"Bọc vải màn tránh côn trùng húc vào lại hỏng hết bao công lao".
Nguồn: FB Em Huyền
Mùa dịch mà thèm bún chả thì học ngay cách cách làm bún chả bằng nồi chiên không dầu cực đơn giản này
Những ngày bận bịu trong tuần qua đi, cuối tuần chị em rủ nhau nhất định vào bếp học cách làm bánh dứa cute cho bé
"Cuồng ăn" nếu đã đến với Hội An mà chưa thử những món ăn tại thiên đường ẩm thực này thì là chưa phải người sành đâu đấy nhé!
Công thức làm chả lá lốt có lẽ cũng không phải là mới lạ đối với hấu hết mọi người. Tuy nhiên, chả lá lốt kiểu "vỏ cũ nhân mới" sau đây đảm bảo sẽ khiến cả nhà thích mê theo lời tác giả giới thiệu.
Một netizen mới đây đã tổng hợp gần 20 món ngon từ cốm được cộng đồng mạng "thả tim" nhiều nhất trên diễn đàn MXH về ẩm thực, nấu ăn khiến nhiều người thích thú.
Hồ Tây vẫn được biết đến là tụ điểm ăn chơi với đủ loại món ăn vặt, thế nhưng những ngày đầu thu se lạnh ăn mì là tuyệt nhất
Phố cà phê đường tàu Phùng Hưng gần đây lại chấn động sau vụ khách Tây va vào tàu. Một lần nữa cơ quan chức năng lại vào cuộc ngăn khách vào khu vực này. Nhưng liệu tổ hợp dịch vụ này sẽ ngừng hoạt động hẳn hay sau một thời gian lại "đâu vào đấy" như trước?
Nếu bạn là một trong những người đang bị "nóng trong người" vì trót ăn quá nhiều vải như bao người thì công thức làm món thạch vải thơm mát sau đây rất đáng để tham khảo.
Mùa sen đến rồi! Điều đó thể hiện qua những loạt ảnh của các thành viên Check in Vietnam vừa mới đi check in mùa sen tháng 6. Nhiều thành viên cũng nhiệt tình giới thiệu những đầm sen đẹp nhất.
Vụ việc 5 người lạc trên núi Hàm Lợn và phải gọi cảnh sát giải cứu gây tranh cãi trên một trang mạng, trong đó có ý kiến gây chú ý: "Bật gg map lên cũng thấy đường mà vẫn đi lạc được".
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.
Thủ đô luôn là nơi tập trung nhiều viện bảo tàng cấp quốc gia và gần đây Hà Nội đang đón một làn sóng giới trẻ check in ở các bảo tàng. Nếu bạn cũng muốn hòa vào làn sóng này, tham khảo ngay gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội sau nhé!