Vào những ngày nắng nóng, không ít lần bạn sẽ ước trong nhà có sẵn đồ uống nào đó chua ngọt, mát lạnh để giải nhiệt. Với cách làm siro mận này, chỉ 2 khay mận là đủ đồ uống cho cả mùa hè.
Mới đây, FB Nguyen Kieu Trang - thành viên MXH về ẩm thực và nấu ăn đang sống tại Hà Nội - đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ công thức chế biến món đồ uống mùa hè từ một loại trái cây đang vào chính vụ, đó chính là quả mận. "...Giờ đã hiểu vì sao tập mãi mà bụng không bé! Mình luôn bị hấp dẫn bởi thứ nước màu đỏ tươi, chua ngọt. Mùa hè, mận nhiều quá, ngon, cảm giác không làm gì thì hơi phí. Thế là sau khoảng gần 1 tiếng, xào, nấu… làm được cả 2 khay Siro mận, uống cho cả mùa hè...", tác giả giới thiệu kèm theo công thức chi tiết. Sau đây là cách làm siro mận theo tỷ lệ 3:1 (3 kg mận và 1 kg đường) từ tác giả để siro không bị ngọt quá, vẫn giữ được vị chua chua của mận, uống không bị béo.
MỤC LỤC [Hiện]
- Mận rửa sạch, để ráo nước.
- Tách hạt (1 quả có thể tách làm 4 - 5 miếng nhỏ) để miếng mận vẫn giữ được form, khi xào không bị nát.
- Chuẩn bị 1 xoong đủ to để ướp mận với đường.
- Rải một lớp mận rồi cho một lớp đường, cứ làm lặp lại như vậy cho đến khi hết đường và mận.
- Ướp đường với mận như vậy khoảng 8 - 9 tiếng cho đến khi đường tan hết thành nước.
Lưu ý: Lớp đường trên cùng lâu tan nhất, khi các lớp dưới tan rồi, bạn có thể khuấy đều để lớp trên cùng nhanh tan.
- Đưa cả một nồi lên đun, khi đun nhớ khuấy đều. Khi sôi thì hãy cho lửa nhỏ lim rim từ 3 - 5 phút.
- Tắt bếp. Chuẩn một cái chảo, vớt mận ra để xào từ 5 - 7 phút cho mận săn lại là xong.
- Bạn có thể trữ phần mận đã xào và nước siro trong nồi ra khay nhựa. Để cho nguội rồi cất tủ lạnh.
- Múc 2 thìa siro mận kèm cái vào cốc, cho thêm nước và đá khuấy đều lên rồi dùng. Có thể pha cùng với soda (loại thức uống có ga), trang trí thêm mấy lát mận tươi.
Nguồn: FB Nguyen Kieu Trang
Ngán ngẩm cảnh cô đơn lẻ loi, bây giờ ăn đậu đỏ vẫn chưa quá muộn trong ngày Thất tịch. Vậy ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch có ý nghĩa gì?
Độ ngon ngọt mát của trà dâu tây mà đi kèm với sự đáng yêu của những chiếc bình nước cute này chắc hẳn ai cũng phải mềm lòng
Khẳng định ngày Tết "mâm cơm có đĩa nộm kiểu gì cũng hết đầu tiên", tác giả đã đưa ra công thức sốt nộm chua ngọt chi tiết và chất lượng.
Từ hồi giãn cách vì dịch Covid-19, youtuber từng gây tranh cãi một thời Duy Nến đã nhanh chóng "chuyển mình" làm clip nấu nướng. Tuy nhiên, một điểm trong clip của anh khiến netizen "ám ảnh"....
Theo tác giả của món ngon này, gọi gà bóp là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán có lẽ bởi hương vị thơm ngon bắt khó cưỡng sau khi thịt gà được bóp cùng hành tây và các loại rau thơm, gia vị.
Bánh hấp chuối đỏ là loại bánh đặc trưng của người miền Tây, vị ngon của nó sẽ khiến bạn “xao xuyến” đến mãi về sau.
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.
Thủ đô luôn là nơi tập trung nhiều viện bảo tàng cấp quốc gia và gần đây Hà Nội đang đón một làn sóng giới trẻ check in ở các bảo tàng. Nếu bạn cũng muốn hòa vào làn sóng này, tham khảo ngay gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội sau nhé!
Được mệnh danh là "đặc sản kinh kỳ", cà bát Khương Hạ tưởng chừng sắp thất truyền khi món ngon có tuổi đời 300 năm này đang có khá ít người biết đến. Và hiện đã có những người trẻ vực dậy món cà muối lâu đời của ẩm thực Hà thành.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, sự kiện cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm đã thu hút không chỉ nhiều người đến check in mà còn tạo nên một làn sóng chia sẻ đầy cảm xúc trên các trang mạng.
Gợi ý 4 nhà hàng nên dẫn bạn bè nước ngoài đến ăn sau đây từ một cô gái Hà thành, người vừa tiếp một người bạn nước ngoài ghé thăm cô và thủ đô Hà Nội.
Những ngày qua, nhiều bạn trẻ khoe ảnh check in địa điểm ngắm hoa phong linh mới nổi ở trung tâm thủ đô Hà Nội thay vì đi xa hơn một chút ra những tuyến đường vành đai như trước đây.