Home Ở nhà 2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam được netizen đúc kết thành công thức

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam được netizen đúc kết thành công thức


icon_bl_left icon_home_left icon_face_left

Giới thiệu 2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam, một netizen cho rằng các cách làm này cho món pa tê không tanh, không phải hấp lâu, thành phẩm mịn - mềm - béo rất ngon.

Mới đây, FB Hoa Quỳnh Nguyễn - thành viên diễn đàn MXH về ẩm thực và nấu ăn sống tại Hà Nội - đã giới thiệu 2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Không chỉ tự rút ra các bí quyết làm ra món pa tê truyền thống, tác giả này còn đúc kết thành các công thức, công đoạn rất tỉ mỉ. Hãy thử tham khảo các cách làm chi tiết của tác giả này nhé!

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam
"Patê hồng và giữ được độ mướt, không bị khô".

MỤC LỤC [Hiện]

- Làm pa tê truyền thống của Việt Nam không hề khó, nhưng quan trọng nhất khâu xử lý nguyên liệu. Vì sao cần nướng gan? Để gan hết hôi và giúp quá trình hấp, pa tê sẽ hồng.
- Tỷ lệ gan và thịt không cần cố định, nhiều gan thì pa tê hồng hơn, nhưng ngon thì tỷ lệ thịt và gan nên là 3:2 hoặc 1:1.
- Chọn gan phải còn tươi, có màu hồng nhạt thì pa tê mới không hôi.
- Cần có mỡ và bì, mỡ giúp pa tê mềm, không bị khô. Bì giúp pa tê kết dính và có độ ngậy.
- Muốn để lâu có thể không sử dụng sữa và bơ mà dùng rượu để ngâm gan.
- Có thể không cần dùng bánh mì mà dùng bột bắp để tạo độ kết dính cho pa tê. 

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam
"Thành phẩm Patê ngon cần có mỡ và bì".

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam
"Bánh mì thập cẩm không thể thiếu Patê ngon".

Nguyên liệu:

- 300 g gan nếp.
- 200 g gan gà. 
- 600 g thịt sấn vai/thịt vách hoặc ba chỉ không bì (nên dùng thịt nhiều mỡ để pa tê không bị khô).
- 50 g hạt tiêu xay hơi vỡ (pa tê sẽ thơm hơn).
- 3 miếng bánh mì gối.
- 250 ml sữa tươi không đường hoặc 1 bát con rượu brandy hoặc vodka (rượu mạnh).
- 250 g mỡ khổ/mỡ phần, 150 g dùng để làm pa tê, còn lại 100 g thái miếng mỏng để lót đáy khuôn. 
- 100 g bì. 
- 2 củ tỏi, 1 củ hành khô, 1 củ hành tây.
- 2 miếng bơ nhạt.
- 2 thìa cơm húng lìu hoặc ngũ vị hương.
- 1 thìa cơm bột canh.
- 1 thìa cơm đường. 
- 2 thìa cơm nước mắm. 

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam

Cách làm:

- Tỏi, hành khô, hành tây thái nhỏ. 
- Gan gà, gan lợn rửa sạch với nước muối loãng rồi để cho thật ráo nước. Sau đó lọc bỏ phần mỡ dính ở trong gan, ngâm sữa tươi hoặc rượu mạnh 30 phút rồi rửa sạch lại, thấm khô. Đem nướng sơ qua cho nổi mùi thơm. Tiếp đó cạo bỏ phần cháy bên ngoài, rửa sạch lại rồi thái miếng vừa ăn. Ướp húng lìu, đường, nước mắm. 
- Thịt bóp muối rượu, rửa sạch rồi thấm khô. Đem xay 2 lần cho nhuyễn.
- Bì và mỡ rửa nước muối cho sạch, sau đó cho vào luộc cùng với rượu và gừng khử hôi, luộc chín thì rửa lại nước lạnh, bì thái thật nhỏ, mỡ thái hạt lựu. 
- Làm nóng chảo, cho bơ vào đun chảy rồi thêm tỏi + hành khô vào phi hơi hanh vàng, sau đó cho hành tây vào xào thơm rồi đổ tất cả phần gan, thịt và bì vào xào chín. Nêm lại cho vừa ăn, thêm hạt tiêu vào đảo cho thơm.   
- Bánh mì gối xé vụn, ngâm với 100 ml sữa tươi.
- Đợi gan nguội, hỗn hợp thịt xay + bì + gan và bánh mì vụn vào máy xay nhuyễn. Nếu nhiều chia làm 2 - 3 mẻ, xay thật nhuyễn là được. Xay 2 - 3 lần nếu thích mịn. 
- Lót mỡ xuống đáy khuôn, cho lần lượt pa tê cùng mỡ thái hạt lựu vào, cứ 1 lớp pate thì cho 1 lượt mỡ thái hạt lựu, sau đó bọc giấy bạc kín, hấp cách thủy trong lò hoặc trên bếp trong 2 giờ. Tắt bếp, bỏ tiếp vào nồi ủ hoặc sau đó hấp tiếp lượt thứ hai trong 2 giờ nữa.

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam

Nguyên liệu:

- 3 miếng bánh mì gối. 
- 2 củ hành khô, 3 củ tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
- 2 thìa cà phê bột húng lìu/bột ngũ vị hương (bột húng lìu sẽ ít bị nồng hơn ngũ vị hương).
- 1 củ gừng đập dập.
- 1 thìa cơm (1 tbsp) bột năng, nếu muốn pa tê có thể cắt ra rán được. 
- 300 g gan lợn (chọn gan nếp).
- 300 g thịt nạc vai.
- 100 g mỡ gáy/mỡ phần.
- 100 g thịt diềm thăn/diềm cổ. 
- 100 g bì lợn.
- 50 g mỡ phần thái lát to dài. Nên chọn phần mỡ có phần thịt nạc để lót ngon hơn.
- 200 ml sữa tươi không đường.
- 30 g bơ nhạt. 
- Gia vị: Bột canh/muối, nước mắm, hạt tiêu, mì chính... 
- Khuôn hấp.

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam
"Patê nóng ăn cùng xôi những sáng mùa thu lạnh là hết nước chấm".

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam
"Một ổ bánh mì ú ụ nhân của nhà mình".

Cách làm:

- Bì lợn chọn chỗ bì dày, cạo sạch lông.
- Gan nếp là gan màu hồng, nhìn bên ngoài miếng gan bóng, đẹp, lá gan nhỏ, chấm nhỏ. Cắt ra gan mịn, hơi vàng.
- Gan nướng qua sau đó rửa sạch, thái miếng mỏng, ngâm với 100 sữa trong 30 phút cho sạch máu, hết tanh. Sau đó rửa sạch, để ráo.
- Rửa sạch thịt, thái nhỏ, xay nhuyễn.
- Bì, mỡ rửa sạch, đem luộc cùng gừng đập dập trong khoảng 30 phút cho mềm. Để nguội, phần mỡ thái hạt lựu, phần bì đem xay nhuyễn.
- Bánh mì gối bỏ viền ngoài, lấy ruột trắng, ngâm cùng 80 ml sữa cho mềm.
- Bột năng hoà cùng 20 ml sữa cho tan.
- Làm nóng bơ, cho 1/2 chỗ hành, tỏi đã băm nhỏ vào phi vàng. Cho gan vào xào, nêm vào 1/2 thìa cơm nước mắm, 1 thìa cà phê mì chính, 1 thìa cà phê gia vị/bột canh, 2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê bột húng lìu. Đợi nguội bớt đem xay nhuyễn với 1/2 chỗ bánh mì đã ngâm. 
- Phi thơm bơ với hành, tỏi còn lại, cho thịt xay vào xào chín, nêm nước mắm như phần gan ở trên. Xay lại một lần nữa với chỗ bánh mì ngâm cho nhuyễn mịn. 
- Đun chảy 10 g bơ còn lại, cho thịt xay, gan xay, bì heo xay, mỡ thái hạt lựu cùng bột năng đã hoà sữa, thêm hạt tiêu, đảo đều đến khi sôi thì tắt bếp. Nêm lại gia vị cho vừa miệng.
- Lót mỡ vào đáy khuôn, đổ phần pa tê vào, lấy thìa dàn đều. Bọc khuôn lại. 
- Cho khuôn vào trong nồi hấp khi nước bốc hơi. Không nên để lửa to quá, sẽ bị khô khiến pa tê bị đậm màu. Chỉ hấp với lửa vừa, nước sôi vừa, pate sẽ mềm và có màu đẹp. Hấp khoảng 4 giờ cho vào nồi ủ tiếp 2 giờ nếu có nồi ủ. 
- Pa tê hấp xong để nguội, đổ một ít bơ đun chảy lên trên mặt, rồi bọc kín để ngăn mát ăn dần.

2 cách làm pa tê truyền thống của Việt Nam
"Thường thì sau khi hấp, mọi người sẽ để tủ lạnh. Tuy nhiên, sau khi hấp chín, hãy bọc kín Patê lại bằng giấy bạc ủ trong nồi thêm 20 phút để Patê nguội từ từ rồi bọc kín và để tủ lạnh cho đông lại. Không để hở vì Patê sẽ bị mất nước, khô và chuyển màu".

Nguồn: FB Hoa Quỳnh Nguyễn

Nếu đã từng biết đến món gỏi bòn bon thì bạn đã am hiểu đất và người Quảng Nam khá sâu sắc

Quảng Nam vốn nổi tiếng với nhiều địa danh du lịch như Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn... và nhiều món ăn trứ danh. Đặc biệt, món gỏi bòn bon là một món ăn còn có phần nổi tiếng hơn cả vùng đất sản sinh ra nó.

Các món nước ăn sáng ngon, dễ làm cho ngày cuối tuần thảnh thơi

Các món nước ăn sáng dễ làm dưới đây sẽ rất phù hợp để bạn trổ tài nội trợ những ngày cuối tuần. Chuẩn bị các món ăn này sẽ tốn công một chút nhưng thành quả thì hoàn toàn xứng đáng.

Làm bánh Socola chảy trái tim cho người đặc biệt từ công thức siêu dễ

Hương vị thơm ngon mà bánh socola chảy mang lại sẽ là sức hấp dẫn không thể chối từ, đặc biệt làm tan chảy tâm hồn những tín đồ mê đồ ngọt.

Tại một "vũ trụ khác" ở… Ninh Bình, bún chả hình vuông mới là chuẩn bài!

Mặc kệ người người ăn bún chả Hà Nội, vùng đất Ninh Bình nổi tiếng nhờ kiểu ăn bún chả hình vuông không giống ai.

Mùa thu phơi hồng

Đối với mình, món quà tuyệt vời nhất của mùa thu chính là những quả hồng.

Đến Đường Lâm ngày cận Tết: Vẻ đẹp thanh bình của làng cổ không hẳn là một ngôi làng

Qua loạt ảnh chia sẻ chuyến đi đến Đường Lâm ngày cận Tết của một bạn trẻ trên diễn đàn Check in Vietnam, chợt nhận ra làng cổ Đường Lâm không hẳn là một ngôi làng. Đường Lâm không phải tên làng và tên gọi điểm đến này đã trở thành một thương hiệu du lịch.

Độc đáo công thức giò bì tai ớt xiêm xanh dành cho người "ăn cay cấp độ không giới hạn"

Đúng như tác giả món ăn độc đáo giới thiệu hay là cảnh báo cho những người không ăn được cay, công thức giò bì tai ớt xiêm xanh sau đây chỉ dành cho người "ăn cay cấp độ không giới hạn".

Lưu lại các địa điểm bắn pháo hoa chào mừng Tết Nguyên đán 2025 tại Hà Nội

Dịp Tết Âm lịch 2025, TP Hà Nội tổ chức nhiều điểm bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh.

Lưu lại những địa điểm sau đây để rủ hội bạn "sắm" ngay bộ hình Tết

Đây là những địa điểm chụp ảnh áo dài Tết gây sốt ở thủ đô Hà Nội, chỗ nào cũng đậm chất truyền thống mà lại rộn ràng không khí đầu năm.

Để chào mừng năm 2025, Hà Nội sẽ tổ chức màn trình diễn ánh sáng với 2.025 drone

Hà Nội sẽ tổ chức màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone với chương trình ca nhạc quy tụ dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế để chào đón năm mới 2025 tại hồ Tây.

Các quán lẩu thái ngon ở Hà Nội nhất định phải lưu lại trong mùa đông này

Đâu là những quán lẩu thái ngon thỏa mãn cơn thèm cay cay và ấm nóng trong tiết trời mùa đông Hà Nội này?

2
2
2
2
3