Khám phá những thương hiệu bánh trung thu của người Hải Phòng như Đông Phương, Thanh Lịch hay Như Ý Cát Tường..
Trong những mâm cỗ Rằm tháng 8 của nhiều gia đình của Việt Nam không thể thiếu cặp bánh nướng - bánh dẻo, mang hình vuông - hình tròn, mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống vẹn toàn, tròn đầy.
Theo thời gian, Trung thu Việt Nam cũng khác xưa đôi chút do ảnh hưởng từ nhiều nên văn hoá mà người ta sáng tạo ra nhiều loại bánh đa dạng từ hình thù, kích thước và cả nhân bánh. Song, cứ đến dịp trung thu, các cửa hàng làm bánh trung thu truyền thống lâu đời vẫn giữ được nét cổ xưa và không ít gia đình lựa chọn hương vị mang nét cũ kỹ mà chất chứa bao hoài niệm.
Nếu Hà Nội có các cửa hiệu như bánh Bảo Phương, Ninh Hương... thì tại thành phoos Hải Phòng cũng có không ít các thương hiệu bánh trung thu truyền đời mà người dân nơi đây cứ tới rằm tháng 7, tháng 8 lại nườm nượp tìm tới.
MỤC LỤC [Hiện]
Tại Hải Phòng, đường Cầu Đất nối từ ngã tư Thành đội đến nhà hát lớn, cắt đường Trần Nhật Duật (chợ Cố Đạo), Lương Khánh Thiện, Cát Dài là nơi quy tụ của các hàng bánh Trung thu. Ngày nay, phố Cầu Đất vẫn là một trung tâm buôn bán lớn của thành phố cảng, bên phải thường kinh doanh hàng ăn, tiệm nhạc cụ và tiệm vàng bạc đá quý lớn thì khung cảnh bên trái lại là những tiệm bán bánh kem, bánh nướng, bánh dẻo, mứt quả, lễ ăn hỏi... nằm san sát nhau.
Trên con phố dài hơn 600m, nhất là đoạn từ đầu ngã tư Thành đội rẽ sang, tới đoạn giao Cát Dài - Lương Khánh Thiện, là nơi tập trung hàng loạt thương hiệu bánh trung thu. Có thể kể đến là Bình Minh, Đông Phương, Thanh Tâm, Thanh Lịch, Kim Thanh, Lâm Hương, Chi Long, Như Ý Cát Tường, Song Kim. Mà cái hay ở chỗ, nếu hỏi bất kỳ người bản địa nào cũng đã biết hoặc nghe tới 9 cái tên này.
Được biết, cửa hàng Đông Phương do cụ Bạch Văn Uy kinh doanh từ năm 1950 và chủ yếu các loại bánh mứt cổ truyền như bánh nướng, bánh dẻo, oản, mứt quả.... Đến những năm 1990, cụ truyền lại nghề cho các con và tới nay đã có đời 3 đời kế nghiệp. Nhắc đến Đông Phương, có lẽ là cửa hàng bánh mứt thành công nhất ở thời điểm hiện tại khi mới đầu mùa mà cửa hàng lúc nào cũng tấp nập người ra, người vào, cả mua lẻ và đặt sỉ.
Hiệu bánh Bình Minh do vợ chồng cụ Lê Văn Lụa và Nguyễn Thị Cán mở từ năm 1950 và mở thêm nhiều thương hiệu nổi tiếng khắp Hải Phòng, Quảng Ninh như Kim Thanh, Thanh Lịch hay Hoàng Lê.
Như Ý Cát Tường cũng là một trong những cửa tiệm quen thuộc của Hải Phòng, mở từ năm 1960. Mặc dù ngày nay chỉ có thể giữ lượng khách nhất định, nhưng 20 năm trước, cửa hàng mới được ưa chuộng nhất. Một thời, người ta cũng phải nhận chỗ trước cửa số nhà 68 Cầu Đất từ tờ mờ sáng để mua được mẻ bánh trung thu ấm nóng.
Dù có nhiều cửa hàng truyền thông, nhưng các thương hiệu bánh trung thu từ nơi khác đổ về như Kinh Đô, Bibica của TP.HCM hay cả các dòng bánh cao cấp hơn ra đời từ các khách sạn và một số nhân bánh sáng tạo, đều được chào đón tại đây.
Trung thu với hầu hết những con người lớn lên ở thành phố cảng đều gắn liền với bánh nướng - bánh dẻo nhân thập cẩm. Với họ, dù rằm tháng Tám này chỉ ăn một miếng bánh, nhưng nhất định phải là bánh nhân thập cẩm. Điều này có phần khác biệt rất rõ với người miền Nam, cụ thể là tại TP.HCM thì bánh đậu xanh hay thập cẩm là tùy vào sở thích.
Dù rằng vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống nhưng các thương hiệu bánh trung thu Hải Phòng vẫn tiếp nhận những xu thế và cải tiến để bánh truyền thống nhưng vẫn mang hơi thở của thời đại mới. Qua mỗi năm, các cơ sở sản xuất luôn cố gắng làm sao giảm bớt vị ngọt nhất có thể, để phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng.
NGUỒN: Tổng hợp
Một mùa Trung thu đã lại đi qua, để lại nhiều hình ảnh quen thuộc nhưng mang ý nghĩa lớn sau 2 năm chống dịch. Hãy cùng nhìn ngắm lại không khí đêm Trung thu 2022 ở Hà Nội và một số vùng lân cận nhé!
Đến Đà Lạt sẽ có 5 món đặc sản ăn cực “dính” và chắc chắn mang về làm quà ai cũng phải khen ngon.
Đến với miền đất có di sản Tràng An được UNESCO công nhận, nếu du khách nước ngoài dựa vào gợi ý một trang mạng nước ngoài thì sẽ thấy 5 món đặc sản Ninh Bình có phần hơi lạ đối với du khách trong nước.
Mình tình cờ thấy đc địa điểm qua 1 page, bạn mình cũng đã đi tới địa điểm này trc nên có hướng dẫn mình đi tới đây. Bạn nào ở Hải Phòng hoặc có dịp ra Hải Phòng có thể ghé thử.
Du lịch đến đâu thì nên thưởng ẩm thực của vùng miền ấy ở ngay tại những nhà hàng bản địa. Riêng với núi rừng đại ngàn thì ẩm thực Tây Nguyên dường như còn ít được biết đến nên du khách càng nên trải nghiệm những hàng quán có bản sắc truyền thống.
Đi du lịch nhiều nhưng bạn đã thử hết những món ăn ngon của Việt Nam chưa. Xem những bài dự thi “Bản đồ Du lịch Ẩm thực Việt Nam” mới thấy Việt Nam mình còn nhiều đặc sản lắm.
Thương hiệu bánh Trung thu lâu đời tại Hải Phòng đón hàng dài khách đến xếp hàng chờ mua, thậm chí còn có nhiều người đứng mua hộ.
Khám phá những thương hiệu bánh trung thu của người Hải Phòng như Đông Phương, Thanh Lịch hay Như Ý Cát Tường...
Bức ảnh chụp con đường xuyên đảo Cát Bà đẹp của nhiếp ảnh gia Đỗ Bá Hưng gần đây được chia sẻ trên nhiều trang mạng đã gây xôn xao cộng đồng mạng.
Hiện đang là thời điểm cộng đồng ẩm thực khắp nơi chia sẻ về những mâm cỗ cúng Xá tội vong nhân hay Vu lan báo hiếu. Sau đây là cách nấu xôi với quả dành dành để có mâm cỗ cúng gia tiên chuẩn đẹp.
Mùa hè nắng gắt đã đi qua nhưng mùa thu oi ả cũng nóng chẳng kém. Công thức trà sâm bí đao đặc sắc sau đây sẽ giúp bạn giải nhiệt nếu cảm thấy bí bách, thèm một thứ đồ uống dễ chịu.
Một ngôi làng biển nằm sâu trong rừng quốc gia Cát Bà với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ nhất định ai yêu biển phải đến khám phá một lần.