Công thức chè bưởi cốm dừa non với "cùi bưởi trong veo như ngọc, giòn tan, thơm ngọt mà không hề đắng tẹo nào, mix với cốm dẻo mềm, cơm dừa non sần sật, kèm nước cốt dừa béo ngậy".
Mới đây, FB Tạ Thùy Giang - thành viên MXH về nấu ăn và ẩm thực đang sống tại Hà Nội - đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng với công thức chè bưởi cốm dừa non hết sức kỳ công và hấp dẫn. Tác giả món chè nhắn nhủ: "Ăn bưởi xong đừng vứt vỏ đi cả nhà nhé, giữ lại vỏ để làm món này đảm bảo cả nhà ai cũng mê. Món tủ của cả nhà mình từ già đến trẻ, từ đông sang hè đấy.
Bên cạnh chè bưởi truyền thống thì chè bưởi cốm dừa cũng mang lại vị ngon không hề kém, cùi bưởi trong veo như ngọc, giòn tan, thơm ngọt mà không hề đắng tẹo nào, mix với cốm dẻo mềm, cơm dừa non sần sật, kèm nước cốt dừa béo ngậy đúng bữa tiệc của vị giác luôn. Đặc biệt để tủ lạnh 3-4 ngày ăn vẫn ngon như mới, cái gì cần giòn vẫn giòn, cần mềm vẫn mềm". Hãy cùng tham khảo công thức chi tiết từ tác giả này nhé!
MỤC LỤC [Hiện]
- 1 quả bưởi da xanh to, càng tươi càng tốt, chọn bưởi không quá non hay quá già.
- 40 g lá dứa + 200 g nước.
- 200 g bột năng.
- 80 g đường.
- 20 g muối + 500 g nước ngâm cùi khử đắng.
- 200 g cùi dừa non, không chọn cùi quá non sẽ không có độ giòn sần sật, quá già ăn sẽ bị bã.
- 40 g đường.
- 2 lít nước.
- 5 cái lá dứa.
- 300 g đường trắng hoặc đường phèn.
- 1 g muối.
- 120 g bột năng + 160 g nước.
- 150 g cốm khô (hoặc 250 g cốm tươi).
- 200 g nước + 3 cái lá dứa.
- 200 g sữa tươi không đường.
- 300 g nước cốt dừa.
- 60 g đường.
- 1 g muối.
- 20 g bột năng.
- Bưởi da xanh chọn quả càng tươi càng tốt. Không chọn quả quá già sẽ nhiều xơ, cùi mềm và mỏng.
- Dùng dao khía rồi tách lấy vỏ bưởi.
- Gọt thật sạch vỏ xanh chứa nhiều tinh dầu. Lạng bớt phần xơ và phần cùi mềm bên trong, chỉ giữ lại phần cùi cứng chắc. Thái hạt lựu phần cùi đã loại bỏ xơ và vỏ xanh.
- Ướp cùi với nước muối thật mặn ít nhất 2h, mình thường ngâm cùi qua đêm trong tủ lạnh để hôm sau làm cho tiện. Dùng vật nặng đè lên để cùi chìm hoàn toàn trong nước muối. Cùi bưởi ngâm muối đến khi cùi hơi trong, cùi xốp mềm như bọt biển thì bóp cùi thật kĩ với nước muối rồi vắt sạch nước muối rồi bóp xả cùi với nước lọc từ 7 - 10 lần đến khi nếm thử cùi thấy không còn đắng là được.
- Lá dứa ngâm nước nóng 10 phút để khử đắng.
- Sau khi ngâm nước nóng, xay lá dứa với nước để lọc lấy nước cốt.
- Thêm đường và một giọt màu thực phẩm xanh vào nước cốt lá dứa, đun cho đường vừa tan thì tắt bếp (không nấu sôi).
- Cho phần nước đường lá dứa vào cùi bưởi đã xử lý, trộn đều cho cùi ngấm nước đường căng mọng. Đổ cùi bưởi qua rổ hoặc rây để loại bớt phần nước đường còn thừa.
- Cho 1/2 bột năng vào phần cùi bưởi đã ngậm đường. Nhồi bóp đến khi bột ngấm hết vào cùi, lúc này bóp cùi vẫn hơi mềm.
- Cho tiếp chỗ bột năng còn lại vào, nhồi cùi với bột đến khi không còn bột khô bám ngoài cùi, khi bóp thấy hơi cứng như cùi tươi chưa xử lý là cùi đã ngậm đủ bột.
- Chuẩn bị 1 nồi nước sôi, thả cùi đã áo bột vào luộc. Sau khi cho cùi vào khuấy đều để cùi không bị dính vào nhau. Luộc cùi từ 3 - 5 phút đến khi cùi nổi lên trên.
- Vớt cùi ra bát nước lạnh, ngâm cùi 10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cơm dừa non gọt sạch vỏ lụa, thái sợi dày 3 - 5mm. Chần cơm dừa qua nước sôi từ 2 - 3 phút để loại sạch dầu dừa, tăng thời gian bảo quản cho chè.
- Dừa vớt ra để ráo, ướp với đường ít nhất 30 phút cho dừa ngấm đường.
- Sau khi ướp đường, sên dừa ở lửa vừa, đảo đều lên tục trong quá trình sên đến khi dừa khô ráo, sợi dừa hơi trong là đạt. Dừa non sên đường có thể làm trước, bảo quản tủ mát được 1 tuần, cấp đông được 1 tháng.
- Cho vào nồi nước + đường + lá dứa + 1 giọt màu xanh thực phẩm + muối, bật bếp ở lửa vừa.
- Pha bột năng với nước, khuấy đều cho tan bột.
- Cho nước bột năng vào nồi nước đường, vừa cho vừa khuấy đều để bột không bị vón.
- Sau khi cho bột năng phải khuấy liên tục đến khi chè sánh lại, bắt đầu sôi thì giảm vừa lửa nhỏ nhất, tiếp tục vừa nấu vừa khuấy thêm 10 phút nữa, việc nấu kĩ bột năng sẽ giúp chè không bị vữa và chảy nước khi để lạnh.
- Khi nước chè đã nấu đạt thì rửa cốm khô với nước sạch. Sau khi rửa, ngay lập tức cho cốm vào nồi nước chè, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Cho cùi bưởi đã luộc vào và cho dừa non sên đường vào.
- Để chè nguội ít nhất 1h trước khi dùng để cốm nở mềm. Sau 1h khuấy chè một lần nữa để cốm + cùi bưởi + dừa non không bị chìm xuống đáy.
- Lá dứa cắt nhỏ cho vào nồi nấu cùng nước, sôi thì giảm về lửa nhỏ nhất, nấu thêm 5 phút để thu lấy phần nước lá dứa thơm rồi vớt bỏ lá dứa đi.
- Cho vào nước lá dứa đường + sữa + cốt dừa + muối + bột năng, khuấy đều cho tan bột. Cho lên bếp nấu ở lửa vừa, vừa đun vừa khuấy liên tục đến khi cốt dừa sánh lại, sôi lục bục thì tắt bếp, để nguội trước khi dùng.
Nguồn: FB Tạ Thùy Giang
Chỉ cần nhìn món ăn Hà Tăng chuẩn bị cho gia đình vào cuối tuần là đủ thấy sự khéo tay của cô con dâu nhà tỷ phú này rồi
Tự làm trà sữa thạch tại nhà còn dễ hơn rất nhiều so với làm trà sữa trân châu. Mùa hè oi bức mà có một cốc trà sữa đầy ắp thạch mát lạnh thì còn gì bằng.
Tác giả công thức bún thang Hà Nội cho biết mình đã "chắt lọc công thức từ nhiều anh chị trong group cộng thêm trải nghiệm từ bát bún thang" từng được thử và kết quả là "thành công ngoài sức tưởng tượng".
Làm món thịt heo khô này thì đem biếu họ hàng cũng đặc biệt mà ăn lai rai xuyên Tết thì càng ngon.
Dù không ở Việt Nam, nhưng những món ăn Việt, tinh thần Việt vẫn xuất hiện ở bất cứ nơi nào có sự hiện diện của những con người Việt Nam.
Quá ngán bánh chưng sau Tết? Yên tâm, bánh chưng rán nước lọc, bánh chưng pizza, bánh chưng bọc khoai,..chắc chắn sẽ giúp bạn giải ngấy
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.
Thủ đô luôn là nơi tập trung nhiều viện bảo tàng cấp quốc gia và gần đây Hà Nội đang đón một làn sóng giới trẻ check in ở các bảo tàng. Nếu bạn cũng muốn hòa vào làn sóng này, tham khảo ngay gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội sau nhé!
Được mệnh danh là "đặc sản kinh kỳ", cà bát Khương Hạ tưởng chừng sắp thất truyền khi món ngon có tuổi đời 300 năm này đang có khá ít người biết đến. Và hiện đã có những người trẻ vực dậy món cà muối lâu đời của ẩm thực Hà thành.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, sự kiện cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm đã thu hút không chỉ nhiều người đến check in mà còn tạo nên một làn sóng chia sẻ đầy cảm xúc trên các trang mạng.
Gợi ý 4 nhà hàng nên dẫn bạn bè nước ngoài đến ăn sau đây từ một cô gái Hà thành, người vừa tiếp một người bạn nước ngoài ghé thăm cô và thủ đô Hà Nội.
Những ngày qua, nhiều bạn trẻ khoe ảnh check in địa điểm ngắm hoa phong linh mới nổi ở trung tâm thủ đô Hà Nội thay vì đi xa hơn một chút ra những tuyến đường vành đai như trước đây.