Bạn đang muốn trồng ít rau, vừa để trải nghiệm, vừa để có nguồn rau sạch phục vụ cho bữa ăn gia đình mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Mình xin chia sẻ ít kinh nghiệm từ bản thân, hi vọng giúp ích được cho các bạn.
Mặt bằng trồng rau, diện tích cần trồng của bạn là bao nhiêu, để có sự chuẩn bị tránh bị lãng phí không đáng có. Tuỳ vào cây bạn muốn trồng để chuẩn bị những vật dụng cần thiết như:
MỤC LỤC [Hiện]
Vệ sinh sạch sẽ không gian.
Chậu trồng: có thể tận dụng thùng xốp, chậu nhựa hoặc túi trồng rau.
Giàn cho cây, nếu trồng các loại có dây leo thì nên thiết kế cho cây có không gian riêng, tránh cây bò lan.
Giàn tầng bằng sắt: trồng rau 2 hoặc 3 tầng để tận dụng tối đa diện tích trồng rau
Đất trồng rau: mua đất đã qua xử lý và không có phân bón trong đất. Nếu dùng lại đất cũ thì phải xử lý mầm bệnh trước.
Phân bón: phân trùn quế và phân bò
Trộn thêm tro trấu, xơ dừa để tạo độ xốp
Tỉ lệ đất trồng là 60%, phân bón là 20%, tơi xốp 20%
Hạt giống hoặc cây giống: nên chọn mua chỗ uy tín và có phản hồi tốt
Dụng cụ: bao tay, xới đất, hệ thống nước tưới…
Khi bắt đầu trồng bạn nên chọn các loại rau ăn lá để làm quen đặc tính của cây ví dụ như rau: các loại cải, mồng tơi, rau muống, xà lách, rau thơm…
Sau quen dần có thể trồng thêm: bí, bầu, dưa leo, khổ qua, cà chua…
Rồi các loại ăn trái sẽ khó trồng hơn: dưa lưới, táo, nho, cóc, ổi, nho…
Cây có đặc tính sinh trưởng ra sao, chăm sóc thế nào, cây ưa nắng, thụ phấn, tỉa cành lá… Cây sẽ được chăm sóc tốt hơn nếu như hiểu được chúng.
Tưới nước đều đặn cho cây.
Bón phân hữu cơ, bón lót cho đất, bón thúc cho rau (tác động qua lá, qua rễ), cách bón phân hiệu quả ở từng giai đoạn
Điều tiết sự sinh trưởng: bấm ngọn, tỉa cành, tỉa hoa, tỉa quả, giảm cây, loại bỏ cây xấu, quả không đều, không ngon.
Cắt cỏ, xới đất.
Tận dụng rác nhà bếp: rau củ, vỏ tôm, xương cá, trứng, sữa để làm phân bón cho cây bằng cách bón trực tiếp hoặc ủ lấy nước tưới.
Tự làm các loại phân bón hữu cơ để bón cho cây như: đạm cá, trứng sữa, đạm đậu nành, dịch chuối, nha đam…
Dùng nước vo gạo, bã cà phê, bã trà để bón thêm cho cây.
Chuẩn bị:
- Nha đam: 2kg
- Chuối chín: 5 quả
- Trứng gà: 3 quả
- Sữa tươi: 0.5 lit
- Mật rỉ đường: 1 lit
- Emzeo: 1 gói (100gr)
- Tricoderma: 1 gói (100 gr)
Thực hành: Nha đam, chuối mình thái nhỏ rồi cho vào bình 5lit, cho các thành thành còn lại vào rồi mình lắc đều. Trên gần nắp bình mình làm lỗ thông hơi để thoát khí, để bình ủ trong chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng, có thể dùng túi nilong màu đen để bọc. Sau khi ủ được 30 ngày là sử dụng được.
Cách dùng: Phân bón từ hổn hợp dịch nha đam rất tốt cho cây trồng, cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ giúp cây phát triển tốt. Có thể tưới cho các loại cây trồng như dưa leo, dưa lưới, dưa lê, khổ qua, cà chua, các loại cây cảnh, hoa hồng, rau cải.... Tỉ lệ mỗi lần pha tưới là 100ml pha cho 10 lít nước. Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Ủ rau củ, vỏ trái cây, cho vào đất, rắc bột Trichoderma, và cho thêm 1 lớp đất lên. Ủ trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được.
Nước vo gạo, giúp cây có nhiều vi dưỡng cần thiết, nhưng không nên tưới quá nhiều, cần pha loãng và tưới giãn ngày.
Vỏ trứng, phơi khô: Xay nhỏ (hoặc giã vụn) rồi trộn với đất để trồng cây hoặc ủ phân thông thường. Việc xay nhỏ giúp vỏ trứng dễ dàng phân hủy và trở thành nguồn khoáng chất bổ sung cho đất. Ngoài ra, chúng còn giữ cho đất tơi xốp, giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn.
Bã cà phê giúp bổ sung chất hữu cơ và giúp cải thiện hệ thống thoát nước, giữ nước. Bã cà phê sẽ thúc đẩy các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, đồng thời thu hút thêm giun đất giúp đất trồng cây thêm tơi xốp.
Rửa tỏi ớt gừng rồi cho vào máy xay nhuyễn, cho vào chai nhựa cho rượu vào, đậy kín nắp. Sau 15 ngày là có thể sử dụng.
Hoặc dùng chế phẩm sinh học: an toàn khi sử dụng, không độc hại, không cần cách ly
Hoặc dùng neem nhũ hoá một loại thuốc hữu cơ vi sinh không gây độc vừa phòng bệnh vừa tăng sức đề kháng cho cây.
Đối với rau có thể thu hoạch nhiều vụ thì cẩn thận cắt tỉa cẩn thận, còn rau trồng 1 vụ thì thu hoạch xong nên cho đất nghỉ thời gian và bắt đầu cải tạo lại. Chúc cả nhà thành công.
Nguồn: FB Thủy Tiên
Bạn đang muốn trồng ít rau, vừa để trải nghiệm, vừa để có nguồn rau sạch phục vụ cho bữa ăn gia đình mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Mình xin chia sẻ ít kinh nghiệm từ bản thân, hi vọng giúp ích được cho các bạn.
"Khu vườn năng lượng" trong hành trình chữa lành của tín đồ mê làm vườn này có thể "chữa lành" cho không ít người dù chỉ là nhìn vào những bức ảnh được chưa sẻ.
Mùa thu ở miền Bắc người ta thường nhắc đến món sấu dầm, sấu ngâm... 5 công thức làm trái cây ngâm xí muội sau đây đảm bảo 5 loại trái cây này ăn "cực cuốn", không kém món sấu "quốc dân".
Công thức cá hồi xốt bơ chanh sau đây tạo nên món cá hồi được tác giả miêu tả là cực kỳ mềm và xốp với lớp vỏ vàng hoàn hảo, được hoàn thiện với nước xốt đậm đà và chua cay nhất.
Cộng đồng mạng bỗng tập trung sự chú ý vào một bài đăng công thức làm món bánh chuối hấp dẫn, có lẽ bởi nó giúp xử lý "chuối lộc thắp hương chín không ăn hết".
Qua công thức được chia sẻ bởi một nam đầu bếp không chuyên mới thấy cách làm món miến xào cua biển cực đơn giản mà ngon khó cưỡng và luôn khiến thực khách cảm thấy vui vẻ.
Một tín đồ ẩm thực tự nhận là người "mê nấu nướng" đã chia sẻ công thức pa tê truyền thống của mình nhân cảm hứng "trời lạnh lại thèm pa tê", trạng thái mà không ít fan bánh mì pa tê hoặc xôi pa tê ở miền Bắc đang trải qua.
Công thức làm món chả rươi tại nhà này được tác giả nhận định là "cũng không phức tạp lắm". Netizen yêu nấu nướng này gọi đó là công thức "gia truyền" bởi cô được mẹ tận tình chỉ bảo dù có thể chưa giống y lời "thầy" dạy.