Đến TP.HCM nhất định thử những món này mới thật sự thưởng thức đầy đủ hương vị Sài Thành.
Không chỉ nổi tiếng với những tòa cao ốc chót vót, các trung tâm thương mại sầm uất, hay khu vui chơi xuyên đêm mà Sài Thành còn nổi tiếng là "thiên đường" ẩm thực với đầy đủ các món từ Tây sang Ta, từ Bắc vào Nam cho bạn lựa chọn.
Những "mùi vị" này là các món ăn quen thuộc của những người dân nơi đây, họ có thể ăn hàng ngày hàng giờ mà không thấy ngán. Tuy không quá cao sang, thậm chí có món chỉ được bày bán ven đường, núp sâu trong những con hẻm nhỏ nhưng tất cả đều chứa đựng những kí ức khó quên. Vậy, TP.HCM có những "mùi vị" đặc trưng gì? Nếu bạn vẫn chưa biết hết thì hãy cùng điểm qua nhé!
MỤC LỤC [Hiện]
Các quán cơm tấm lâu đời nhất định phải thử:
- Cơm tấm bãi rác: 73 Lê Văn Linh, P. 13, Q. 4
- Cơm tấm Ba Há: 389 Hưng Phú, P. 9, Q. 8
- Cơm tấm Tài: 1 Nguyễn An Ninh, P. 14, Q. Bình Thạnh
- Cơm tấm Mười: 294/35 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 21, Q. Bình Thạnh
- Cơm tấm Huyền: Hẻm 95 Lê Văn Duyệt, P.3, Q. Bình Thạnh
- Cơm tấm Hùng: 194/2 Võ Văn Tần, P. 5, Q. 3
- Cơm tấm chả cua Tân Định: 113 Nguyễn Phi Khanh, P. Tân Định, Q.1
- Cơm tấm Thanh Bình: 152/28/3 Lý Chính Thắng, P. 14, Q. 3
Nếu Hà Nội có phở, thì TP.HCM lại có món cơm tấm trứ danh khắp Việt Nam. Đây không chỉ là món cơm thu hút các tín đồ ẩm thực trong nước, món ăn này còn "gây thương nhớ" cho nhiều du khách nước ngoài bởi hương vị thơm ngon, no bụng. Không những vậy, cơm tấm còn là món giúp chắc bụng, no lâu, thích hợp để ăn sáng, trưa, chiều tối.
Ở TP.HCM, bạn có thể dễ dàng tìm thấy quán cơm tấm ở khắp các ngõ ngách, từ những quán sang trọng cho đến những quán bình dân, hay thậm chí là quán bán bên vệ đường. Thế nhưng, dù được bán ở hình thức nào thì hương vị cũng đều khá chuẩn vị. Món cơm được nấu từ loại gạo vỡ, hay còn gọi là tấm, ăn kèm sườn nướng cháy cạnh thấm vị, bì thính gạo rang thơm nức mũi, chả trứng vàng ươm và mỡ hành béo ngậy. Khi ăn chỉ cần rưới thêm nước mắm tỏi ớt là đủ sức đánh thức cả khứu giác lẫn vị giác. Ngoài các topping cơ bản, cơm tấm ngày nay còn tiên biến, đa dạng và thơm ngon hơn bằng cách bán kèm rất nhiều loại thức ăn khác, được bày ra như các khay buffet hoành tráng để bạn thoải mái lựa chọn, nào là cá kho, trứng chiên, gà ram, thịt kho tàu,... Tuy cơm tấm ở đâu cũng có, nhưng để thưởng thức hương vị đúng chuẩn thì chỉ có thể là TP.HCM mà thôi.
Những nơi bán hủ tiếu gõ vừa ngon vừa rẻ ở TP.HCM:
- Hủ tiếu gõ Phạm Văn Hai: 154/56 Phạm Văn Hai, P. 3, Q. Tân Bình
- Hủ tiếu gõ Bà Hạt: Hẻm 449 Bà Hạt, P. 8, Q. 10
- Hủ tiếu gõ Trần Hưng Đạo: 52 Trần Hưng Đạo, P. 11, Q. 5
- Hủ tiếu gõ sườn kho: Hẻm 192 Ngô Quyền, P. 8, Q. 10
Dẫu bây giờ có bao nhiêu món lạ miệng, nhưng hủ tiếu vẫn là món bình dân yêu thích nhiều người yêu thích, và cũng là nét văn hoá rất riêng của thành phố. Món ăn này thường được bán trên 1 chiếc xe đẩy bên lề đường, đi kèm là nồi nước lèo to, được đun sôi liên tục bởi bếp than bên dưới, xung quanh thì kê vài bộ bàn ghế nhựa. Không giống như các loại hủ tiếu khác, hủ tiếu gõ thường mở bán vào lúc xế chiều cho đến nửa đêm. Thế nên, đây là món ăn lý tưởng để lót bụng đêm khuya. Hôm nào có lỡ đi chơi về muộn thì chỉ cần tấp vào 1 xe hủ tiếu gõ bất kỳ là đảm bảo no căng bụng.
Thành phần của tô hủ tiếu gõ không quá cao sang nhưng lại rất đa dạng bao gồm bánh hủ tiếu, thịt heo luộc cắt mỏng, trứng cút, xương heo, thịt băm, giá đỗ, hẹ, tóp mỡ thơm bùi rồi chan thêm nước lèo nóng hổi được ninh từ xương heo và rau củ. Ai "rủng rỉnh" hơn thì có thể gọi thêm giò heo, chả bò để làm phong phú hương vị. Mức giá của hủ tiếu gõ cũng rất rẻ, chỉ cần 20k - 25k thôi là đã có ngay tô hủ tiếu hấp dẫn để xua tan cơn đói.
Những quán phá lấu chuẩn vị nhất ở TP.HCM:
- Phá lấu Lì: 1A Sương Nguyệt Anh, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1
- Phá lấu cô Thảo: 243/29G Tôn Đản, P. 15, Q. 4
- Phá lấu dì Phương: 119 Cách Mạng Tháng 8, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 3
- Phá lấu dì Nủi: 243/30 Tôn Đản, P. 15, Q. 4
- Phá lấu xào me Bình Tây: 36B Bình Tây, P. 1, Q. 6
- Phá lấu Bà Hạt: 195 Bà Hạt, P. 9, Q. 10
Muốn ăn kiểu nhẹ nhàng, ngon - bổ - rẻ thì không thể nào thiếu đi cái tên phá lấu. Tuy phá lấu có nguồn gốc từ Triều Châu nhưng món ăn này đã gắn liền với biết bao nhiêu thế hệ ở TP.HCM. Món ăn này cũng rất phổ biến, và dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong bán phá lấu ở cổng trường hay những chiếc tủ kính được đặt tại các khu chợ, khói tỏa nghi ngút, mùi thơm tỏa nức mũi.
Món phá lấu tưởng đơn giản nhưng khá phức tạp trong công đoạn chế biến, vì nguyên liệu chính là các loại nội tạng như lưỡi, tai, ruột, bao tử của heo, bò hoặc vịt. Tất cả nguyên liệu sẽ được ninh thật mềm trong nồi nước dùng được nấu từ nước cốt dừa và các loại gia vị thuốc bắc như quế chi, bát giác, tiểu hồi,… cho đến khi thấm vị, chuyển sang màu nâu đỏ. Nếu muốn no bụng, bạn có thể gọi thêm bánh mì và mì gói để ăn kèm với phá lấu. Còn nếu muốn ăn nhẹ, bạn chỉ cần xiên từng miếng lòng giòn sần sật rồi chấm vào phần mắm me chua ngọt được pha sền sệt cũng đã đủ ngon "nuốt lưỡi". Ngoài phá lấu truyền thống thì hiện nay còn khá nhiều phiên bản khác như phá lấu chiên, phá lấu xào me, phá lấu nướng,… với mức giá ổn áp.
Những hàng bánh tráng trộn được review tốt ở TP.HCM:
- Bánh tráng trộn chú Viên: 38 Nguyễn Thượng Hiền, P. 5, Q. 3
- Bánh tráng cô Gánh: Chung cư A2, Phan Xích Long, P. 7, Q. Phú Nhuận
- Bánh tráng tỏi Trần Quang Diệu: Chung cư Trần Quang Diệu, 019 lô B, P. 13, Q. 3
- Bánh tráng trộn cô Năm: 45 Lê Thị Hồng, P. 7, Q. Gò Vấp
- Bánh tráng Nhật Quỳnh: 78/10 Hồ Thị Kỷ, P. 1, Q. 10
- Bánh tráng trộn Gia Thịnh: 182 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức
- Bánh tráng Cống Quỳnh: 153 Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1
Chính xác Sài Gòn là “thủ phủ” của bánh tráng trộn, nên món ăn này từ lâu đã trở thành cái tên vàng trong làng ăn vặt. Dù ẩm thực đường phố ở TP.HCM có rất nhiều món mới lạ, thay đổi theo thời gian nhưng bánh tráng trộn dường như vẫn chiếm vị trí số 1 trong lòng giới trẻ vì vừa có giá thành hợp túi, vừa đa dạng hương vị. Đặc trưng của những nơi bán bánh tráng trộn là thường không có quán xá hẳn hoi, mà chỉ là chiếc xe nhỏ bán mang đi hoặc những gánh bánh tráng ngồi bên góc đường.
Phần bánh tráng trộn hội tụ đủ hương vị: chua, cay, mặn, ngọt. Bánh tráng được dùng đa số là bánh tráng dẻo hoặc bánh tráng phơi sương. Trộn cùng hàng loạt topping như ruốc, hành phi, khô bò, mực sợi, khô bò đen, xoài chua, tắc, rau răm, trứng cút,… Thậm chí, có nơi còn cho thêm mỡ hành, tỏi phi, bơ làm từ trứng gà để làm tăng hương vị. Nhờ vào sự đa dạng này mà bánh tráng trộn đã trở thành món ăn vặt luôn có mặt mọi cuộc vui của giới trẻ.
Những nơi bán hột gà nướng ở TP.HCM:
- Xe đẩy nhỏ nằm ở số 282 - 284 Lê Văn Sỹ, P. 14, Q. 3 (đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi)
- Hột gà nướng Lệ Hà: 711 Cách Mạng Tháng 8, P. 6, Q. Tân Bình
- Hột gà nướng Nguyễn Chí Thanh: 730 Nguyễn Chí Thanh, P. 4, Q. 5
- Khu vực quanh hồ Con Rùa (Q. 3)
Với những ai sinh sống ở TP.HCM thì chắc không còn xa lạ gì với tiếng rao "Hột gà nướng, hột vịt lộn, trứng cút lộn, bắp xào đây". Cứ vào mỗi buổi tối, những chiếc xe nhỏ với đầy đủ các món như nướng hột gà, hột vịt lộn, hột vịt dữa, trứng cút lộn xào me, bắp xào tôm khô lại chạy rong ruổi khắp những con đường để bán. Đặc biệt là những hôm trời mưa hay lười ra đường thì sự xuất của xe hột vịt này như 1 "vị cứu tinh", chỉ cần cất tiếng gọi là có ngay loạt món nóng hổi, thơm phưng phức. Hiện tại, ngoài những xe bán rong, TP.HCM đã có thêm vài xe đẩy bán cố định để mọi người có thể dễ tìm mua hơn.
Những nơi ngồi bệt uống trà dâu, trà đào được lòng giới trẻ TP.HCM:
- Trà dâu Đông Du: 52 Đông Du, P. Bến Nghé, Q. 1
- Trà đào nhà hát: Bên hông nhà hát lớn, Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q. 1
- Trà tắc/ dừa tắc nhà thờ Đức Bà: Vỉa hè bên cạnh nhà thờ Đức Bà, Công xã Paris, P. Bến Nghé, Q. 1
Dù TP.HCM không thiếu những hàng quán sang trọng, đẹp đẽ nhưng thú vui của giới trẻ vẫn là ngồi bệt uống trà tắc, trà đào, trà dâu. Tuy không có gì cầu kỳ, cũng chẳng cần bàn ghế hay máy lạnh, chỉ có mỗi miếng bìa giấy lót ngồi và chiếc thùng xốp làm bàn, vậy mà cứ vào mỗi cuối tuần, các bạn trẻ lại rủ nhau đến đây vừa nhâm nhi ly nước vừa nói đủ thứ chuyện trên đời. Điểm thú vị nhất khi ngồi ở những nơi này là bạn sẽ có dịp nhìn rõ hơn nhịp sống năng động vốn có của thành phố và bắt được hết những thông tin hằng ngày.
NGUỒN: Tổng hợp
Những ngày vừa qua có rất nhiều bạn trẻ đã kéo đến con hẻm được gọi là "hẻm Hàn Quốc" để check in. Nhưng sự nổi tiếng này khiến người dân sống tại đây vô cùng khó chịu.
Trong mùa dịch cũng lắm ca bi hài nhưng tình thương gia đình thì vẫn thế.
Tự hào với 6 tiệm bánh mì “xuất ngoại” cực kỳ có tiếng vang ở nước bạn, khách nước ngoài phải xếp dài chờ đến lượt.
Nghỉ dịch ở nhà mà nhớ hương vị trà sữa thì cứ alo 4 tài khoản instagram quán trà sữa đóng chai này, giá phải chăng lại còn ship tận nơi bảo sao không nghiện!
Cứ đến ngày lễ Quốc tế Thiếu nhi 1/6 là những khu vui chơi trẻ em bên trong các trung tâm thương mại dịp tại Hà Nội và TP HCM luôn đông vui và có lẽ là những trung tâm giải trí hot nhất.
Chuẩn bị cho giáng sinh sắp tới, khuôn viên trước nhà thờ Đức Bà ở quận 1 được trang trí với nhiều dây đèn vàng dài 60 mét phủ kín hai tháp chuông. Đây là lần đầu tiên nhà thờ trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh dù đang được trùng tu từ năm 2017.
Nếu chỉ có 1 ngày để cảm nhận một Sài Gòn rất khác, hãy đến Chợ Lớn - nơi mang đậm tinh thần của cộng đồng người Hoa. Đây không chỉ là nơi buôn bán sầm uất mà còn là trái tim văn hóa - tín ngưỡng - ẩm thực đặc trưng tồn tại và phát triển suốt hàng trăm năm giữa lòng TP HCM.
Hát lô tô là sự giao thoa độc đáo giữ nghệ thuật sân khấu, hài kịch, âm nhạc và văn hóa đại chúng. Nếu có dịp đến Sài Gòn, được giới thiệu đi xem một gánh hát lô tô, bạn sẽ thấy lô tô ở đây là một loại hình văn hoá, biểu diễn dân gian rất gần gũi và đậm chất Nam Bộ, khiến ai xem rồi cũng phải nhớ mãi.
Nhất định phải ghé Sài Gòn vào năm 2025 - năm kỷ niệm tròn 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước. Tham khảo ngay gợi ý lịch trình check in Sài Gòn trong 3N2Đ với nhiều trải nghiệm thú vị nha!
Ở Sài Gòn có nhiều bảo tàng và có một bảo tàng nhất định bạn phải ghé thăm chính là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi lưu giữ những trang sử bao trùm bởi bom đạn, mồ hôi, nước mắt và máu của thế hệ đi trước.
Có ai yêu thích cơm tấm Sài Gòn mà chưa biết mấy fact độc đáo về món ăn quốc dân vạn người mê này không? Cùng tìm hiểu 5 Fact ít người biết về cơm tấm Sài Gòn nha!
Nếu tham quan Dinh Độc Lập dịp Đại lễ 30/4, bạn nhất định phải thử hết những trải nghiệm độc đáo này để không hối hận vì check-in thiếu mất một góc lịch sử nào đó trong thời điểm đúng 50 năm mới có một lần.