Home Ở nhà Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống: Bạn trẻ cần ghi nhớ để tự làm hoặc phụ giúp gia đình ngày Tết

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống: Bạn trẻ cần ghi nhớ để tự làm hoặc phụ giúp gia đình ngày Tết


icon_bl_left icon_home_left icon_face_left

Nhiều bạn trẻ hẳn chưa từng trải nghiệm làm bánh chưng và nếu Tết này muốn tự làm một nồi hoặc phụ giúp gia đình cho ngày Tết vui vầy, đây là lúc bạn cần note lại công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống.

Nói đến ngày Tết thì Việt Nam chúng ta cũng có vài loại bánh truyền thống nhất định phải có trên mâm cỗ cúng và mâm cơm Tết đoàn viên. Tết ở miền Nam có bánh tét thì ở miền Bắc có bánh chưng, hay ở những vùng khác như một số miền quê tại tỉnh Phú Thọ thì có bánh chưng tròn... Nhắc đến bánh chưng thì đại đa số các địa phương ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ thường nấu loại bánh chưng hình vuông, công thức mỗi nơi có thể có sự khác biệt. Hãy tham khảo công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống chung nhất mà Check in Vietnam tổng hợp được nhé!

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng phải xanh thắm lá dong, hình vuông tượng trưng cho đất. (Ảnh: FB Nhiên An)

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Khi bóc bánh nhất định phải cắt làm 8 miếng đều nhau. (Ảnh: FB Bánh Chưng Nương Bắc - Ấm Tình Đoàn Viên)

MỤC LỤC [Hiện]

- Gạo nếp
- Đậu xanh
- Thịt ba chỉ
- Muối
- Hạt tiêu
- Lạt giang
- Lá dong.

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Nguyên liệu cơ bản bên trong bánh chưng là gạo, đậu xanh và thịt ba chỉ. (Ảnh: FB Hoàn Lê Thị)

Lá dong và lạt buộc:

Lớp vỏ ngoài cùng của bánh chưng với nhiều lớp nhất chính là lá dong xanh, lớp nguyên liệu giữ cho bánh được sạch sẽ, bền lâu và cũng đóng góp một phần hương thơm trong lớp vỏ gạo nếp. Theo kinh nghiệm dân gian, lá dong gói bánh chưng nên chọn loại vừa phải, không to quá mà cũng không quá nhỏ để đảm bảo không quá già và không quá non, kích thước chiều rộng lớn hơn khuân gói bánh khoảng chừng 5 cm. Về hình thức thì lá dong phải bóng, có màu xanh đậm đều để đảm bảo màu bánh cũng vậy và tất nhiên là không chọn lá bị sâu, héo. Lá dong cần phải rửa sạch sẽ rồi phơi cho ráo nước chứ không được phơi cho khô kẻo lá bị héo.

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Khóm lá dong ở góc vườn nhà là ký ức tuổi thơ của bao người quê nông thôn. (Ảnh: FB Nông Nghiệp Xanh)

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Mỗi tán lá dong ôm vừa vặn một chiếc bánh chưng vuông. (Ảnh: FB Bánh Chưng Nương Bắc - Ấm Tình Đoàn Viên)

Lạt buộc bánh không nên dùng các loại lạt nhựa phổ biến hiện nay bởi khi luộc bánh hàng tiếng đồng hồ ở nhiệt độ cao có thể gây độc hại. Tuy có thể sử dụng lạt tre nhưng lạt truyền thống là lạt giang - loại cây họ tre chỉ sống ở vùng cao. Nếu muốn tự vót lạt thì nên chọn những đốt giang dài 70 - 90 cm rồi cạo vỏ ngoài và chẻ thành các miếng thật đều nhau, sau đó ngâm ống giang trong nước rồi mới chẻ để có độ mềm. Sau khi chẻ thành lạt, giang cần đem phơi khô để khi gói bánh sẽ cho cảm giác chắc tay và dễ buộc.

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Những bó lạt giang đã sơ chế xong. (Ảnh: FB Nông Nghiệp Xanh)

Gạo nếp và đỗ xanh:

Ngày nay có một vài loại gạo nếp được chọn để gói bánh chưng nhưng chủ yếu do nhu cầu biến tấu bánh chứng thành một sản phẩm mới sáng tạo. Theo một số chuyên gia có kinh nghiệm thì bánh chưng truyền thống phải chọn loại nếp mùa hay phổ biến hơn với cái tên nếp cái hoa vàng. Loại nếp này hạt bóng mẩy và đều, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy hạt khá tròn, màu hơi đục, không có những vết vàng hay chấm đen. Lưu ý không chọn những loại gạo có màu trắng như bột bởi đó thường là loại gạo cũ đã xát lại hoặc gạo đã được tẩy rửa kỹ làm mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cần chú ý chọn loại gạo nếp sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Gạo nếp sơ chế bước đầu tiên là ngâm khoảng 10 - 12 giờ bằng nước lạnh rồi vo qua, khi đã thấy sạch thì để ráo nước và xóc muối trắng với lượng vừa phải cho vỏ bánh có vị đậm đà, vừa ăn. Chú ý là lượng muối cho vào trộn với gạo để vừa miệng thì cần cân đối với lượng muối cho vào đỗ xanh cũng như lượng gia vị ướp thịt heo. 

Thực tế trước kia người xưa để nguyên gạo nếp trắng khi gói bánh chưng, những năm gần đây nhiều nơi thường nhuộm cho gạo có màu xanh trông đẹp mắt hơn nhưng không làm thay đổi hương vị của bánh. Nếu bạn muốn gạo nếp có màu xanh, bạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ lấy nước cốt để trộn với gạo nếp. Một số người cũng thích trộn gạo nếp với nước cốt lá dứa, nước cốt dừa..., những loại cốt nhẹ cho hương vị thơm khác lạ mà không ảnh hưởng nhiều đến hương vị của bánh.

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Trộn gạo nếp thành màu xanh là xu hướng chung hiện nay. (Ảnh: FB Bánh Chưng Nương Bắc - Ấm Tình Đoàn Viên)

Đỗ xanh gói bánh chưng phải bỏ vỏ để tạo nên màu vàng đẹp mắt và đặc trưng của phần chính trong nhân bánh chưng. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua loại đỗ đã tách vỏ ở các cửa hàng thực phẩm do nhu cầu thị trường dùng đỗ xanh bỏ vỏ để đồ xôi và gói các loại bánh. Đỗ xanh đã tách vỏ cũng cần ngâm trong nước lạnh qua đêm. Riêng với loại chưa tách vỏ, bạn cần ngâm cho hạt đỗ tróc vỏ rồi lọc cho sạch vỏ đỗ.

Đậu xanh đem hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Sau khi đậu chín, đổ đậu ra cối giã hoặc xay nhuyễn. Khi xay cần cho vào 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tiêu, muốn đậm đà hơn thì bổ sung 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa hành tỏi băm rồi trộn đều. Khi gia vị đã ngấm đều thì vo viên đậu xanh thành những viên tròn như nắm tay để tiện đưa vào khi gói bánh.

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Nhân đậu xanh luôn vo viên tròn. (Ảnh: FB Đặc Sản Nhà Mon)

Thịt ba chỉ:

Khi nói đến nhân thịt ba chỉ thì phải khẳng định rằng không phải bánh chưng truyền thống nào cũng có nhân này. Vốn từ xa xưa ông cha có 2 loại bánh chưng là bánh mặn và bánh ngọt, bánh chưng nhân ngọt thì nhân chỉ có đậu xanh trộn với đường. Tuy nhiên, bánh chưng ngọt cũng ít phổ biến hơn bánh chưng mặn nên cũng từ xưa đến nay người ta thường hay chỉ bàn đến cách làm bánh chưng nhân mặn.

Nhân bánh chưng chuẩn vị truyền thống nhất định phải có nhân thịt lợn với cả nạc và mỡ nên thường dùng loại thịt ba chỉ, những loại thịt hay cá khác đều là sáng tạo mới. Mỡ trong miếng thịt ba chỉ sẽ khiến cho bánh chưng có độ béo ngậy thơm ngon đặc trưng và ai sành ăn cũng đều nhận thấy phần nhân này giúp cho toàn bộ chiếc bánh ngon hơn. Khi ướp thịt gia vị phải nêm vừa đủ với chút muối hay bột canh, rắc thêm chút hạt tiêu để hương thơm nồng nàn, đậm đà hơn thì thêm chút hạt nêm. Nếu gia đình nào thích ăn cay nhiều thì có thể cho nhiều tiêu hơn và tất nhiên trẻ em sẽ khó ăn được loại này.

Cha ông từ lâu đã có 2 kiểu gói bánh chưng là gói bằng tay và gói bằng khuân gỗ, mỗi kiểu có một cách gói hơi khác nhau, do gói tay khó hơn nên kiểu gói khuân gỗ thông dụng hơn và thường bánh cũng vuông vắn hơn. Đầu tiên, bạn xếp lạt thành hình chữ nhật ở bên dưới cùng rồi đặt khuôn lên trên. Tiếp theo, xếp lá dong đã gấp vuông thành các cạnh hình chữ nhật vào trong khuôn, chú ý cho các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá thấm vào gạo làm cho bánh có màu xanh hơn và thơm mùi lá dong.

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
(Ảnh: FB Bánh Chưng Nương Bắc - Ấm Tình Đoàn Viên)

Sau khi xếp đủ 4 góc khuân, lấy bát múc khoảng 200 g gạo nếp cho vào khuôn, dàn đều cho gạo lan khắp đáy khuôn rồi tiếp tục rải đều 100 g đậu xanh (nhấn viên đậu vỡ ra) lên trên gạo (chừa lại cạnh bánh khoảng 1,5 cm) xong đặt 1 miếng thịt lên trên rồi lại rải thêm 100 g đậu xanh lên cho phủ kín thịt. Sau đó, đổ nốt 200 g gạo nếp rải đều xung quanh và phủ kín mặt đậu xanh rồi dùng tay ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh. Cuối cùng, gập các cạnh lá lại, những chỗ lá thừa không cần thiết thì dùng kéo cắt đi rồi đưa tay trái giữ cho lá khỏi bung và tay phải từ từ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Cuối cùng, đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay, kéo hai đầu của mỗi sợi lạt để buộc bánh lại.

Chú ý phần buộc lạt cần làm đều và chắc, hai đầu lạt buộc lại với nhau bằng cách xoắn như dây thép rồi cài vào khe lạt trên mặt bánh, nếu phần lạt còn dư nhiều thì có thể cắt đi cho bánh đẹp và gọn. Nhiều người thường buộc thêm 2 lạt nữa thành 4 lạt so với 2 lạt ban đầu để giữ cho bánh chắc và đẹp hơn.

Bánh chưng là loại bánh phục vụ cả gia đình và khách khứa trong mấy ngày Tết nên mỗi lần gói không thể ít được. Để xếp được nhiều bánh chưng thì cần xếp vào nồi theo chiều thẳng đứng, sau đó đổ nước ngập quá mặt bánh và luộc liên tục trong khoảng 8 giờ. Luộc bánh trong thời gian lâu như vậy thì đương nhiên nước phải cạn, vậy nên phải canh chừng và nếu thấy nước cạn thì đổ thêm nước để đảm bảo nước đun luôn ngập mặt bánh giúp bánh chín đều. Nhiều nơi ở quê có điều kiện rộng, thoáng thường luộc bánh bằng cách kê gạch rồi đốt bếp với những cây củi lớn, ở thành phố thì có thể dùng bếp gas cỡ lớn hoặc dạng bếp "khò" của dân chuyên.

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
(Ảnh: FB Meo Đại Ca)

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
(Ảnh: FB Bánh Chưng Nương Bắc - Ấm Tình Đoàn Viên)

Khi vớt bánh ra khỏi nồi cần chú ý để bếp và nồi nguội bớt chừng 30 phút, chuẩn bị một chậu nước lạnh để thả bánh vào luôn cho nhanh nguội. Ngay khi vớt bánh, cần rửa sạch lá (nước gạo và nhựa lá dong bám trên lá dạng nhớt) trong nước lạnh rồi để ráo. Rửa xong cần xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra hết nước và cũng giúp bánh chắc mịn và phẳng đều trong vài giờ. Sau đó tiếp tục treo bánh lên cao hoặc để chỗ khô ráo bảo quản và sau 1 tuần nhiều gia đình cẩn thận hơn thường cho bánh vào tủ lạnh, nhất là khi thời tiết không quá lạnh.

Khi thưởng thức, miếng bánh chưng phải có vị thơm lừng mùi gạo nếp quyện cùng vị béo ngậy, bùi bùi của nhân thịt mỡ và đậu xanh, thoang thoảng là mùi hương hơi cay nồng của tiêu. Khi dùng bánh nên kết hợp với dưa hành muối thì đúng chuẩn vị truyền thống. Bánh chưng được cho là có từ thời vua Hùng, là món ăn tượng trưng cho đất kết hợp cùng bánh dày tượng trưng cho trời, từ lâu đã trở thành món ăn thay cho lời chúc an lành đầu năm mới mọi người dành cho nhau khi đoàn viên bên mâm cỗ ngày Tết.

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Thành phầm bánh chưng xanh đều, đẹp. (Ảnh: FB Tí SuMo)

Công thức nấu bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Bánh chưng chuẩn bị truyền thống thường kết hợp với dưa hành. (Ảnh: FB Bánh Chưng Nương Bắc - Ấm Tình Đoàn Viên)

Nguồn: Tổng hợp

Hướng dẫn làm giò thủ ngày tết, chắc chắn ăn điểm với mẹ chồng!

Giò thủ là món ăn truyền thống trong ngày tết của người dân Việt Nam. Bạn đã biết cách làm món ăn này hay chưa, hãy cùng theo dõi ngay công thức nhé!

Bật mí cách làm chân giò kho coca vừa lạ miệng, vừa mềm và cực thấm vị

Chân giò kho coca là một món ăn lạ miệng mà ngon khó cưỡng. Hãy cùng học ngay công thức làm món ăn này cho cả gia đình mình nhé!

Bỏ túi công thức pha cocktail Soju "sang chảnh" đón Tết tại nhà

Không cần lê la hàng quán, công thức pha Soju nhâm nhi với vài món đồ nhậu nhẹ nhàng là bạn đã có một đêm nghỉ lễ đáng nhớ.

Học ngay 5 cách nấu lẩu gà đơn giản tại nhà giúp chị em cải thiện kĩ năng bếp núc

Cùng hé lộ công thức bí mật để có thể nấu thật ngon mọi loại lẩu gà, đốn gục những chiếc bụng đói. Bí kíp nấu lẩu gà lá giang, lẩu gà nấm chua cay,... thơm ngon bổ dưỡng chờ chị em mang về áp dụng

Củ sắn hấp cốt dừa, lá dứa - "Món ăn đón đông" hết sức độc đáo dành cho team mê sắn

Hà Nội đã đón những đợt gió mùa đầu tiên báo hiệu mùa đông sắp đến. Đây là lúc team mê sắn nghĩ đến những miếng sắn luộc thơm bùi ấm áp. Nhưng khoan, hãy thử món củ sắn hấp cốt dừa, lá dứa độc đáo này.

Lịch trình 5N4Đ khám phá Sài Gòn, Cần Thơ và Cà Mau, check-in gần 10 địa danh nổi tiếng của bạn trẻ Hà thành

Trong lịch trình 5N4Đ khám phá Sài Gòn, Cần Thơ và Cà Mau, bạn trẻ Hà thành này lưu lại Sài Gòn lâu nhất và đã check-in nhiều địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, cực Nam Tổ quốc, dinh Độc Lập...

Bánh crepe mềm dẻo cuộn pudding: Từ món "hot trend" đến gây tranh cãi diễn đàn ẩm thực

Món bánh crepe mềm dẻo cuộn pudding đang gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn ẩm thực về cả độ ngon ngọt, vẻ ngoài lạ mắt lẫn giá bán được cho là gần bằng 2 bát phở.

Cộng đồng phượt thủ rủ nhau phượt xuyên Tết từ Sài Gòn ra Hà Nội: 23 - 24 Tết ra Hà Nội, mùng 6 - 7 Tết vào lại Sài Gòn

Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng cộng đồng phượt thủ đã rủ nhau phượt xuyên Tết từ Sài Gòn ra Hà Nội, lịch trình dự định là 23 - 24 Tết ra Hà Nội, mùng 6 - 7 Tết vào lại Sài Gòn.

Những điều rút ra từ chuyến xuyên Việt đầu tiên của cô gái 25 tuổi: "Người khác đi được thì mình cũng đi được"

Một trong những điều rút ra từ chuyến xuyên Việt đầu tiên của cô gái 25 tuổi này là "Người khác đi được thì mình cũng đi được" và cô bạn tự nhủ "Mình sẽ lại đi tiếp ở những hành trình khác".

Địa điểm hẹn hò trong ngày 20/10 chắc chắn không thể bỏ qua những triển lãm dưới đây

Các địa điểm hẹn hò nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 từ Bắc chí Nam năm nay mang đến nhiều cơ hội khám phá những triển lãm nghệ thuật hay ho.

Còn gì chất hơn những “nàng thơ” Checkin-holic năm nay, cứ lên đồ du lịch là “biến hình” thành fashionista

Mặc đẹp khi đi du lịch là điều không thể thiếu khi bạn muốn có những bức ảnh đẹp cả về phong cảnh cũng như chân dung. Checkin-holic mùa 3 đã xuất hiện nhiều thí sinh được ví như những “nàng thơ” lên đồ “cực cháy” trong tác phẩm dự thi.

2
2
2
2
3