Phở Hà Nội và phở Nam Định đã chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tò mò đâu là điều khác biệt làm nên tên tuổi của hai món phở này.
Vào ngày 9/8 vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận phở Hà Nội và phở Nam Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong lĩnh vực tri thức dân gian. Thông tin này thu hút lượng lớn công chúng, nhất là những người đam mê ẩm thực. Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi rằng vậy thì phở Hà Nội và phở Nam Định có gì khác nhau? Bởi có những người đã ăn phở Hà Nội nhiều nhưng chưa ăn phở Nam Định hoặc ngược lại. Trên thực tế, nếu để ý kỹ một chút, sẽ dễ dàng nhận ra sự khác nhau trong món phở ở 2 nơi và thấy được sự thú vị trong từng món phở.
MỤC LỤC [Hiện]
Nguồn gốc của phở đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra và cũng tồn tại nhiều giả thuyết rất khác nhau. Một giải thuyết cho rằng tên “phở” được mượn từ chứ “feu” (tiếng Pháp có nghĩa là lửa) trong cụm từ chỉ món ăn pot-tau-fer (súp thịt bò) vốn được đưa vào Việt Nam trong giai đoạn người Pháp chiếm đóng. Thế nhưng món súp thịt bò này vốn được hầm với nhiều loại rau củ như cà rốt, tỏi tây, củ cải… dùng kèm với bánh mì. Từ nguyên liệu đến cách ăn uống, món ăn này không ăn nhập gì với món phở Việt cả về hình thức đến nội dung.
Cũng có người cho rằng phở do người dân trong các ngôi làng ở Nam Định sáng chế vào năm 1898, khi thực dân Pháp khởi công xây dựng nhà máy dệt Nam Định. Các kỹ thuật viên người Pháp và hàng ngàn công nhân đã tràn về vùng này để làm việc cho nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương khi ấy. Khi những công nhân xây dựng chuyển từ Nam Định ra Hà Nội để làm việc cho dự án cầu Long Biên, món phở nhanh chóng vươn tầm ra khỏi làng. Gánh những gánh hàng phở trên vai, những người dân nghèo theo chân những công nhân xây dựng, nhanh chóng kiếm được thu nhập khá từ việc bán phở, và cũng khiến món ăn này sớm trở thành niềm yêu thích của người dân Thủ đô.
Nguồn gốc của phở là ở Việt Nam được cho là đã xuất hiện cách đây hơn 100 năm, do những người nông dân Việt Nam tài hoa sáng chế ra khi kết hợp những nguyên liệu đơn giản nhưng tinh tế lại với nhau. Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cũng từng chỉ ra rằng, món phở đi từ món ăn của người lao động ở bến sông đến một thức quà cầu kỳ vì người Thăng Long - Hà Nội do nhu cầu của tầng lớp trung lưu, lại có sự sáng tạo, có thời gian, khi đó đã “biến hóa” khá nhiều món ăn từ các vùng quê trở thành món ăn Hà Nội, có sự “tinh hóa”, cầu kỳ…Từ đây, phở phát triển theo những hướng rất khác nhau.
Nhắc đến phở Hà Nội, người ta thường nhớ ngay đến bát phở nóng hổi được ninh từ xương ống hòa quyện với các loại thảo mộc. Phần xương ống được chế biến bằng cách đập nhẹ hai đầu giúp cho tủy xương có thể hòa quyện vào nước dùng khi hầm, còn phần thịt và gân xung quanh xương giữ lại không cần làm sạch tuyệt đối.
Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên hương vị đậm đà cho nước dùng. Lần luộc đầu tiên của xương thường được loại bỏ để tránh mùi hôi, sau đó, người ta sẽ cho các loại thảo mộc như gừng, quế, hồi... vào, đun sôi và liên tục vớt bọt cho tới khi nước dùng trở nên trong veo. Đặc biệt, một nguyên liệu vô cùng quan trọng để làm nên vị ngọt của nước dùng phở không thể thiếu chính là sá sùng.
Thịt bò chính là "topping" làm nên một phần tinh hoa quan trọng của mỗi bát phở, thường được lấy từ thịt thăn, nạm, gầu hoặc lõi bò. Những miếng thịt sẽ được thái mỏng, thả lên trên những sợi phở đã được xếp gọn gàng trong bát. Sợi phở cũng phải mỏng và dai mềm, khi trụng nước sôi không bị nát. Sau đó sẽ bỏ thêm những ngọn hành hoa chẻ và thái khúc nhỏ, phủ lên trên rồi chan nước dùng ngọt thanh và thơm nức.
Ngày nay ở Hà Nội, mỗi hàng phở lại có những công thức "gia truyền" với tỷ lệ nêm nếm riêng của từng hàng. Thế nhưng điểm chung rõ ràng chính là nước dùng ngọt thanh, sợi phở mềm mỏng và những miếng thịt bò tươi hoà quyện.
Nhiều người thường cho rằng để phân biệt quán phở Nam Định với phở Hà Nội thì có thể thấy những quán phở Nam Định thường bán kèm cả cơm rang, mì xào… Có lẽ điều này cũng có phần đúng. Thế nhưng sự khác biệt rõ ràng nhất chính là nằm trong từng bát phở.
Điểm ấn tượng của những bát phở Nam Định là mùi và vị mắm nổi bật trong nước dùng, cùng với đó là mùi hương gừng rất rõ rệt. Nước dùng của phở Nam Định thường đậm đà vị nêm mắm cá cơm, người sành ăn sẽ dễ dàng nhận biết được ngay. Ở nhiều hàng, chủ quán còn đặt sẵn những lọ mắm trên bàn cho thực khách nào muốn thêm có thể nêm nếm tuỳ ý.
Ngoài ra, phở Nam Định còn có một nét đặc sắc rất riêng ở món phở tái là miếng thịt thái mỏng. Chủ quán thường đập thịt nát cùng gừng, cho tới khi thịt dàn ra thật mỏng nhưng vẫn không bị tách rời, quyện vào miếng gừng đập dập thì cho vào bát phở và chan nước dùng lên. Cũng bởi cách làm đặc trưng này mà khi bước vào những quán phở Nam Định, thực khách sẽ choáng ngợp bởi sự rộn rã, sự ồn ào của những tiếng dao thớt liên tục. Bên cạnh đó, phở Nam Định còn đặc trưng bởi những sợi phở to bản hơn, có độ dai hơn hẳn nhưng vẫn mềm nên khi ăn rất thú vị.
NGUỒN: Tổng hợp
Thời tiết nóng nực phải rủ nhau đánh chén hết những món vỉa hè mát mẻ tại Sài Gòn này, lưu ý một số quán phải xếp hàng chờ.
Bên cạnh mì trộn indomie, mì cay Hàn Quốc là món mì được giới trẻ săn đón hàng đầu những ngày giãn cách. Đã lâu lắm rồi chẳng được lui tới các quán mì cay 7 cấp độ, cũng nhớ ra phết nhỉ.
Gần 1 năm kể từ khi Dalgona thành trend, Jennie mới thử làm món cafe đình đám này.
Đối với mình, món quà tuyệt vời nhất của mùa thu chính là những quả hồng.
Trong Top 10 bảng xếp hạng món ngon Việt Nam này, có thể nhận thấy một danh sách vừa quen vừa lạ với những dòng nhận xét nhìn chung là tích cực.
Bánh mì bít tết là món ăn được lòng rất nhiều người vì vừa ngon lại vừa bổ dưỡng, dưới đây là các địa chỉ bít tết ngon nhất Hà Nội
Serie tranh minh hoạ các món ngon đặc trưng 3 miền của một nghệ sĩ đồ họa sau được chia sẻ lên MXH đã tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng mạng với nhiều ý kiến trầm trồ, khen ngợi về độ sáng tạo và vẻ đẹp của tranh.
Phượt thủ chuyên "sưu tầm" biển tên cầu độc lạ mới đây đã đăng "trọn bộ" những cây cầu có cái tên ngộ nghĩnh thu hút nhiều sự chú ý và cả những tương tác vui vẻ trên diễn đàn Check in Vietnam.
20 tuổi độc hành xuyên Việt quả đúng là "dấu ấn lớn cho tuổi 20" như ấp ủ của bạn trẻ này dù còn chút tiếc nuối khi vì chút sự cố mà lỡ mất 3 tỉnh để hoàn thành đủ 63 tỉnh thành. Hãy xem câu chuyện dài được kể lại qua những chặng đường có gì thú vị nhé!
Những người chiến thắng giải thưởng danh giá của Cẩm nang du lịch Forbes - Forbes Travel Guide mới được công bố. Trong danh sách này có 10 khách sạn Việt Nam nhận giải Ngôi sao năm 2025 của Forbes.
Kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ vừa mới đi qua thì nhiều bạn trẻ đã quan tâm đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, thậm chí có ý tưởng biến kỳ này thành dài gần như kỳ nghỉ Tết vừa qua bằng cách "nhanh tay đăng ký xin nghỉ sớm với công ty".
Sau hoa đào và hoa mận, những mùa hoa Tây Bắc và Đông Bắc sẽ còn những hoa sơn tra, đỗ quyên, hoa gạo... và hẳn các phượt thủ hầu như không muốn bỏ lỡ mùa hoa nào.