Sau khi một fanpage đăng tải về đặc sản bánh gật gù Quảng Ninh thì nhiều cư dân mạng bỗng tranh luận xôn xao xung quanh tên gọi khá độc lạ và vui tai của bánh.
Bánh gật gù là đặc sản huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. (Ảnh: Vietnamnet)
Gần đây, một fanpage dẫn nguồn một tờ báo điện tử đăng tải về đặc sản bánh gật gù Quảng Ninh với thông tin cụ thể như sau: "Vùng đất Tiên Yên (Quảng Ninh) không chỉ được biết đến với một số đặc sản như khâu nhục, gà đồi,… mà còn có một món ngon dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, lạ từ tên gọi đến cách ăn. Đó là bánh gật gù.
Tên gọi độc đáo này xuất phát từ hình thức của món bánh. Bánh không có nhân, được cuộn tròn, dài và có độ dẻo dai nên khi cầm trên tay sẽ gật lên gật xuống, trông như đang lắc lư.
Dù bề ngoài bánh gật gù khá giống bánh phở, bánh cuốn nhưng cách làm độc đáo hơn. Cụ thể, trong quá trình nghiền bột, người dân thường cho thêm cơm nguội vào cùng. Cách làm này giúp bánh khi tráng có độ phồng, xốp và dẻo mịn.
Ngoài quá trình chế biến kỳ công, bí quyết làm bánh gật gù ngon còn phụ thuộc vào phần nước chấm "thần thánh". Theo đó, loại nước chấm này được người Tiên Yên biến tấu khá đa dạng, tùy khẩu vị mỗi người song phổ biến nhất vẫn là nước mắm chưng với mỡ gà, thêm hành phi và thịt băm để tăng độ hấp dẫn".
Nhiều người cho rằng bánh gật gù ở Quảng Ninh thường chấm sốt cua rang me. (Ảnh: Vietnamnet)
Gần 2 nghìn lượt tương tác đã được đưa ra và xuất hiện một ý kiến thắc mắc về tên gọi của đặc sản này: "Phở gật gù chứ, nó là bánh phở tráng rồi cuộn tròn vào, lúc cầm lên nó dẻo mềm nên mới gọi là gật gù".
Rất nhiều ý kiến khác, có vẻ như đến từ những cư dân mạng quê Quảng Ninh hoặc những du khách từng trực tiếp trải nghiệm món ăn này, khẳng định tên "bánh gật gù" là chính xác: "Gọi là bánh gật gù vì cầm miếng bánh nó cứ gật bên nọ gật bên kia k thẳng đc lên"; "Khi ăn bánh cứ gật lên gật xuống mới gọi là bánh gật gù. Hoặc ăn ngon quá người thưởng thức hay gật đầu tấm tắc khen gọi là bánh gật gù cho những ai chưa biết tên bánh"; "Bánh gật gù ngon dễ ăn thật nha nhìn đơn giản nhưng vèo cái hết lun 1kg huhu hoặc cắt khúc cho nồi chiên ko dầu nướng giòn sóc pho mai"...
Có người lai cho rằng bánh gật gù chiên lên thì ngon hơn. (Ảnh: Wikipedia)
Và tất nhiên là còn rất nhiều bình luận khen ngợi về món đặc sản trứ danh của đất Quảng Ninh: "Bánh gật gù chấm vs sốt cua rang me thì đỉnh của chóp"; "Nhắc lại thèmm"; "Chao lên ngon ngất người"; "Mắm vắt quất thui chấm cũng ngon ấy"; "Toàn thấy họ ăn bánh gật gù chấm sốt cua rang me thôi"; "Phải chiên lên n ms gọi là đỉnh của các thể loại chóp"...
Bánh gật gù được cắt dài hơn phở cuốn. (Ảnh: Tạp Chí Làng Nghề Việt Nam)
Theo một số tư liệu, bánh gật gù là đặc sản truyền thống của người dân huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh nên nổi tiếng nhất là ở Tiên Yên dù trên khắp các vùng của Quảng Ninh cũng đều có thể tìm được món bánh này. Bánh gật gù được làm từ bột gạo tương tự bánh cuốn, bánh phở và điều khác biệt là trong lúc nghiền bột thường cho thêm cơm nguội để khi tráng bánh có độ phồng, xốp, dẻo mịn hơn so với các loại bánh khác. Công đoạn tráng cũng khác biệt với phần hấp chín, đổ bột bánh lên khuôn một lớp dày chứ không đổ mỏng như bánh cuốn, không quá dày như bánh đa, cuộn tròn không nhân và cắt thành từng khúc dài khoảng 15 - 20 cm.
Nguồn: Tổng hợp
Cùng Check in Vietnam thưởng thức ngay những món đặc sản Hà Nội mùa đông dưới đây để sưởi ấm lại trái tim cô đơn mùa lạnh này nhé!
Xuất xứ miền Tây nên khìa là cái tên xa lạ đối với hầu hết các vùng miền khác. Hãy cùng tham khảo cách làm thịt khìa nước dừa để có được một món thịt dùng với cơm có mùi thơm phức.
Đùi heo ủ muối truyền thống của Tây Ban Nha đang hot rần rần trên MXH. Vậy món này có gì mà Shark Hưng tuyên bố “của hiếm”, nhưng lại bán tràn lan trên thị trường?
Đến đồi Phượng Hoàng ngập tràn cỏ cháy tại Quảng Ninh, tạo nên khung cảnh vô vùng mơ mộng, lạ mắt.
Đối với hầu hết tín đồ ẩm thực - du lịch thì đã đi Hội An sao có thể bỏ qua món cao lầu. Nếu có cùng suy nghĩ này thì đây là gợi ý 5 nhà hàng phục vụ món cao lầu trứ danh ở Hội An dành cho bạn.
Chắc phải mất ít ngày nữa để Cô Tô hẹn ngày trở lại sau trận bão lớn. Nếu bạn yêu Cô Tô và muốn ủng hộ hòn đảo xinh đẹp này trong quá trình phục hồi sau bão, tham khảo ngay lịch trình 2N1Đ chỉ với 1,6 triệu/người sau nhé!
Mùa cỏ lau đang đến với những dãy núi ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh và xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Theo kinh nghiệm của nhiều tín đồ du lịch, mùa cỏ lau ở đây thường kéo dài đến cuối tháng 11. Hãy cùng tham khảo lịch trình 2N1Đ khám phá mùa cỏ lau Bình Liêu với 2 điểm check-in chính là cột mốc 1305 và cột mốc 1297/4 từ một thành viên diễn đàn Check in Vietnam.
Cộng đồng mạng đang đua nhau thể hiện quan điểm về nồi lẩu 665k của một nhà hàng với đồ nhúng chỉ gồm "6 quả trứng vịt lộn, 1 nhúm thịt bò, 1 khay chả lá lốt, 1 khay đậu và viên thả lẩu".
Hiện đã vào mùa đẹp nhất năm ở Bình Liêu, mùa của cỏ lau tràn ngập trên những cung đường biên giới và cũng là mùa lúa chín. Nhân dịp này, một netizen đã chia sẻ kinh nghiệm khám phá 2 cột mốc đẹp nhất Bình Liêu.
Ngoài Bình Liêu, Quảng Ninh có một vùng núi khác với khung cảnh đặc biệt, được nhiều du khách ví như “Đạt Lạt thu nhỏ”.
Chắc phải mất ít ngày nữa để Cô Tô hẹn ngày trở lại sau trận bão lớn. Nếu bạn yêu Cô Tô và muốn ủng hộ hòn đảo xinh đẹp này trong quá trình phục hồi sau bão, tham khảo ngay lịch trình 2N1Đ chỉ với 1,6 triệu/người sau nhé!
Khu du lịch Bãi Cháy, Khu du lịch Sunworld Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh… hư hại cực kỳ nặng nề và nghiêm trọng do bão Yagi. Thành phố Hạ Long đã mở chiến dịch 7 ngày dọn dẹp toàn thành phố sau bão.