Tết đến xuân về quả là dịp tốt để học cách làm “bánh Trời” - món bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông, còn được biết đến với tên gọi thân thiện hơn là bánh dày.
Trong văn hóa của người dân tộc Mông, bánh dày là món bánh cổ truyền không thể thiếu của ngày Tết, thể hiện tình yêu son sắt, hay tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nơi khởi nguồn cho sự sống của vạn vật.
Bánh dày chẳng phải món bánh xa lạ với người Việt ta, những chiếc bánh trắng tròn, đầy đặn. Khác với kích thước nhỏ xinh bình thường, "bánh Trời" của người Mông có kích thước to hơn nhiều.
Bánh dày được gọi là "pé-plẩu" trong tiếng Mông, có vị ngon đặc biệt ở chỗ bánh được làm thủ công. Cối dùng để giã bánh dày được làm từ thân cây cổ thụ, thớ mịn chắc và có mùi thơm. Phần lá lót và gói bánh là lá chuối rửa sạch, mang hơ qua lửa và lau sạch sẽ. Loại gạo nếp được dùng để làm bánh dày là nếp nương ngon, thơm và dẻo. Gạo được ngâm trong một ngày để cho ngậm no nước. Sau đó, xôi được đồ kỹ cho mềm và dẻo. Tiếp đó, phần xôi được đồ kỹ này đổ ra cối và giã ngay khi còn nóng.
Đây có lẽ là công đoạn vất vả nhất khi làm bánh dày. Giã bánh xong phải nặn bánh ngay để bánh vào khuôn. Nếu để bánh nguội thì vừa không nặn được mà bánh lên hình cũng không được đẹp.
Những chiếc bánh dày tròn trịa sau khi hoàn thành sẽ được dâng lên mâm lễ thờ cúng tổ tiên. Trong ngày lễ Tết của người Mông, đây không chỉ là lễ vật chính trong mâm cỗ mà còn là món ăn đãi khách và làm quà. Ngoài ăn trực tiếp, bánh còn được nướng trên than hồng hoặc cắt nhỏ rồi rán phồng.
Đây có lẽ là công đoạn vất vả nhất khi làm bánh dày. Những tiếng chày gỗ liên giã xuống liên tục để khi tạo đổ dẻo, xôi giã càng kỹ thì bánh sẽ càng ngon và bảo quản cũng được lâu hơn. Giã bánh xong phải nặn bánh ngay để bánh vào khuôn. Nếu để bánh nguội thì vừa không nặn được mà bánh lên hình cũng không được đẹp.
Những chiếc bánh dày tròn trịa sau khi hoàn thành sẽ được dâng lên mâm lễ thờ cúng tổ tiên. Trong ngày lễ Tết của người Mông, đây không chỉ là lễ vật chính trong mâm cỗ mà còn là món ăn đãi khách và làm quà. Ngoài ăn trực tiếp, bánh còn được nướng trên than hồng hoặc cắt nhỏ rồi rán phồng.
NGUỒN: Tổng hợp
Thịt bò kho (rim) vốn là món ăn truyền thống ngày Tết của xứ Nghệ, hãy cùng check in Vietnam khám phá cách làm của người dân nơi đây nhé
Phở đã được quốc tế coi là món ăn tiêu biểu của Việt Nam, trong đó Phở Hà Nội là đại diện chính. Nếu ở miền Bắc có một số người phân biệt phở Hà Nội với phở Nam Định thì miền Nam cũng có món phở bò miền Nam rất hấp dẫn.
Năm nay thì Tết cùng gần với Valentine, thế nên với tiêu chí là Tết thì một năm chỉ có một lần, còn người yêu thì sẽ đu bám cả năm, mình sẽ tạm bỏ qua việc làm bánh đón Tết và tập trung chút vô làm socola hơn nhé.
Những địa chỉ bán giò chả cực ngon, phù hợp để chưng mâm Tết tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo.
Quán phở của Chi Pu tiếp tục mở chi nhánh thứ 2 tại Trung Quốc, dự kiến sẽ phục vụ thêm các món Việt Nam khác vào menu.
Những món ăn cứ mỗi khi gió mùa đến là lại phải ăn, chỉ cần nghỉ được thưởng thức chén súp nóng hổi hoặc nồi lẩu nghi ngút khói là thấy ấm bụng mùa đông giá rét.
Trong lịch trình 5N4Đ khám phá Sài Gòn, Cần Thơ và Cà Mau, bạn trẻ Hà thành này lưu lại Sài Gòn lâu nhất và đã check-in nhiều địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, cực Nam Tổ quốc, dinh Độc Lập...
Món bánh crepe mềm dẻo cuộn pudding đang gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn ẩm thực về cả độ ngon ngọt, vẻ ngoài lạ mắt lẫn giá bán được cho là gần bằng 2 bát phở.
Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng cộng đồng phượt thủ đã rủ nhau phượt xuyên Tết từ Sài Gòn ra Hà Nội, lịch trình dự định là 23 - 24 Tết ra Hà Nội, mùng 6 - 7 Tết vào lại Sài Gòn.
Một trong những điều rút ra từ chuyến xuyên Việt đầu tiên của cô gái 25 tuổi này là "Người khác đi được thì mình cũng đi được" và cô bạn tự nhủ "Mình sẽ lại đi tiếp ở những hành trình khác".
Các địa điểm hẹn hò nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 từ Bắc chí Nam năm nay mang đến nhiều cơ hội khám phá những triển lãm nghệ thuật hay ho.
Mặc đẹp khi đi du lịch là điều không thể thiếu khi bạn muốn có những bức ảnh đẹp cả về phong cảnh cũng như chân dung. Checkin-holic mùa 3 đã xuất hiện nhiều thí sinh được ví như những “nàng thơ” lên đồ “cực cháy” trong tác phẩm dự thi.