Mùa hè đã cận kề, giờ là lúc bạn cần note ngay cách làm 5 món giải nhiệt mùa hè này. Đây đều là những công thức, bí kíp khá chất lượng từ các thành viên diễn đàn MXH về ẩm thực và nấu ăn.
MỤC LỤC [Hiện]
500 gr đậu ngâm 4 - 6h, bỏ nước, vo sạch, cho vào ninh với 2.500 ml nước, thêm vài hạt muối, 100 gr đường ninh 30 phút với nồi áp suất. Sau đó, gạn nước riêng, xào đậu với 100 gr đường hoặc tuỳ theo loại đường sẽ cần lượng khác nhau nên cứ gia giảm độ ngọt khẩu vị ngọt - nhạt. Xào đến khi đường tan, ăn hạt đậu thấy ngọt đậm đà. Thêm nước đun sôi lại, để nguội là ăn, thêm thạch đen (nếu có).
“Mình thì thêm trân châu dừa hay thêm dừa nạo là thói quen không thể thiếu. Và thích ăn đậu đen phiên bản nhiều đậu ít nước mới chịu. Lại nhớ đến cốc chè đậu đen thế hệ 8x chúng mình 500-1000đ/cốc không bao giờ quên. Thức uống giải nhiệt thân thương, bình dị vẫn cứ thấy ngon đến tận bây giờ”, tác giả tâm sự.
Thành phẩm full topping từ FB Lee Hoa.
Tác giả chia sẻ kèm theo công thức: “Tuổi thơ của thế hệ 8x như mình không có những ly Trà sữa trân châu đường đen hay kem phô mai như bây giờ mà là những cây kem mát lạnh với giá 200, 300 đồng được chở đi khắp nơi trên những chiếc xe đạp cũ kĩ.
Đã lâu lắm rồi không được ăn lại những que kem ấy, nhưng mỗi lần được ăn que kem cốm, kem túi là những kí ức tuổi thơ lại hiện hữu còn nguyên vẹn trong tâm trí của mình”.
- Cốm non: 150 - 200 g
- Sữa tươi: 300 ml
- Whipping cream/nước cốt dừa: 500 ml
- Sữa đặc: 250 ml
- Tinh chất lá dứa: Một ít (có thể thay bằng lá dứa xay nhỏ vắt lấy nước cốt ngâm cùng cốm và xay nhuyễn rồi đun sôi)
- Muối: Một ít.
"Cốm non đây ạ. Mình ngâm với sữa tươi 1 lúc rồi xay nhuyễn. Cốm dẻo quẹo và thơm lắm".
- Cốm ngâm cùng sữa tươi cho mềm rồi xay nhuyễn cùng ít muối. Sau đó, đun sôi trên bếp ở lừa vừa, vừa đun vừa khuấy để cốm không bị bén nồi.
- Cho tiếp whipping cream, sữa đặc vào. Sau đó cho tinh chất lá dứa vào khuấy đều rồi chờ nguội bớt thì đổ vào khuôn đem đi cấp đông. Để kem trong tủ lạnh 8 tiếng là kem đông cứng.
- Độ ngọt có thể tùy chỉnh phù hợp theo khẩu vị gia đình.
- Tinh chất lá dứa cho một ít một để được màu ưng ý.
- Kem muốn lấy ra khỏi khuôn dễ dàng hơn thì nhúng khuôn kem qua nước sạch một lúc rồi rút que kem theo chiều thẳng đứng là được.
Tác giả chia sẻ kèm công thức rằng: "Vì con gái rất thích sữa đậu và anh xã thích tào phớ nên em đầu tư 10k đậu nành, 1 túi đường thốt nốt và 4k đường nho Pháp. Kết quả thành công trên mong đợi...".
- Đậu tương 300 gr
- Nước 2700 ml nước (lượng này dùng xay đậu)
- Đường nho 5 gr
- Nước lạnh 10 ml (phần này pha đường nho)
- Đường thốt nốt hoặc đường hoa mai hoặc đường mía
- Gừng 1 củ nhỏ.
- Ngâm đậu vào nước 3 - 4h cho nở.
- Đậu nở đãi sạch vỏ để ráo nước.
- Chia đậu làm vài phần xay cùng với 2.700 ml nước (nên xay thật kỹ để phớ được mềm mịn).
- Cho nước đậu vào miếng vải hoặc túi vải lọc và bỏ bã.
- Cho phần nước đậu vừa lọc vào nồi bật bếp nhiệt độ vừa phải khuấy đều tay tránh bén nồi.
- Nước đậu sôi vài phút tắt bếp hớt tất cả phần bọt nổi lên (phần bọt nếu ko hớt hết sẽ làm phớ không mềm mịn. Lúc nước đậu gần sôi nhớ hạ lửa thật nhỏ tránh bị trào ra bếp).
"Sau khi lọc xong hớt sạch phần váng. Phần váng này có khá nhiều sữa nên em cho thêm nước và lọc lại dùng làm nước đậu".
"Nồi phớ sau khi nấu xong được hớt bọt thêm 1 lần nữa".
- Cho 10 ml nước lọc + 5 gr đường nho hoà tan.
- Đổ đường nho hoà tan vào 1 cái nồi hoặc cái âu sạch, láng đều phần nước đường.
- Để cố định chiếc nồi vừa được láng đường một chỗ và đổ phần nước đậu vừa đun vào nồi (đậy nắp lại hoặc phủ khăn lên trên).
- Ủ trong vòng 1 giờ đồng hồ là có thể ăn được.
- Đun sôi 1.000 ml nước + 300 gr đường thốt nốt hoặc hoa mai + vài lát gừng (có thể thêm cốt dừa hoặc whipping cream).
- Nước đường nguội hớt tào phớ + thả thêm chút đá và thưởng thức.
Thành phẩm rất mềm mịn mát ăn tan trong miệng. Đây là cách truyền thống không cho thêm muối, không lá dứa, không whipping cream, không cốt dừa. Tuy nhiên, có thể thử để trải nghiệm các vị khác nhau và đong tỷ lệ 100 gr đậu = 900 ml nước + 2gr đường nho, nấu nhiều thì nhân lên theo tỷ lệ.
- 300 ml sữa tươi không đường
- 300 ml whipping cream (kem tươi)
- 45 g đường
- 25,5 g gelatin
- 1 thìa cafe đầy bột trà xanh để làm khúc bạch trà xanh
- 1 thìa cafe đầy bột cacao để làm khúc bạch cacao
- Nước chan khúc bạch: 1 lít nước đun sôi + 80 g đường phèn. Để nguội rồi đổ chai cất tủ lạnh cho mát (có lá nếp rửa sạch thả vào nồi nước đường ủ 1 lúc thì nước siêu thơm).
- Trong 3 bát con, cho 8,5 g gelatin vào bát và đổ 50 ml sữa cho ngập gelatin (tổng là 150 ml sữa và 25,5g gelatin).
- Ngâm gelatin trong sữa tầm 10 - 15 phút cho gelatin nở mềm.
- 3 bát to hơn, mỗi bát gồm 15 g đường và 50 ml sữa cộng với 100 ml whipping cream (tổng là 45 g đường, 150 ml sữa tươi còn lại và 300 ml whipping).
- Khuấy đều cho đường tan hết (tác giả dùng đường bột).
- Đun sôi 1 nồi nước (vơi) xong đặt bát con gelatin đầu tiên vào khuấy cho gelatin tan hết, đổ bát gelatin này vào 1 bát to, khuấy đều, lọc qua rây đổ vào hộp. Thế là xong khúc bạch vị kem sữa màu trắng.
- Tiếp tục cho bát con gelatin thứ 2 vào nồi, khuấy cho gelatin tan hết.
- Cho 1 thìa cafe đầy bột trà xanh vào 1 bát con sạch, đổ từ từ chút nước nóng vào khuấy cho bột trà ngấm nước và hơi sệt, sau đó múc ít kem sữa ở bát to đổ sang bát trà xanh khuấy đều, rồi đổ bát trà xanh ngược lại bát to và đổ bát gelatin đã khuấy tan vào bát to, khuấy đều, lọc qua rây đổ vào hộp ta được khúc bạch vị trà xanh.
- Khúc bạch vị cacao làm tương tự.
- Để 3 hộp khúc bạch trong tủ ít nhất 4 - 5h cho đông rồi bỏ ra cắt miếng vừa ăn.
- Trong bát khúc bạch gồm có khúc bạch 3 màu, nhãn, hạt chia, hạnh nhân lát và nước chan.
Tác giả chia sẻ về loại hạt đặc biệt thường rim ăn cùng các loại chè hay sữa chua: “Hạt đác tươi là cây tự nhiên mọc ở rừng khu vực Khánh Hoà - Phú yên, hạt đác tươi hay có trong món chè thái, chè trái cây hay đác rim cùng với các loại hoa quả để ăn kèm với sữa chua…
Có một mẹo nhỏ là khi nhận hạt đác mà chưa có thời gian rim thì mình rửa thật sạch qua nhiều lần nước, sau đó ngâm hạt đác ngập nước trong thau nhựa, lúc này hạt đác tươi chỉ cần để trong thau đã ngâm nước bên ngoài mà không cần để trong ngăn mát tủ lạnh đâu nha. Cách bảo quản hạt đác qua ngày thì chỉ cần ngâm hạt đác trong nước, mỗi ngày thay nước một lần để tránh cho hạt đác nổi men chua. Và thường khi đác nổi men chua nhớt không hẳn là do hư đâu, hạt đác tươi mà không ngâm trong nước là sẽ nhanh đổ men chua lắm”.
"Hạt đác tươi để thu hái được thì người dân sẽ đi vào rừng chặt từng buồng đác và đốt lửa thui và bóc vỏ ra sẽ có hạt đác tròn mũm mĩm xinh xắn trắng tinh...".
"Ngâm đác trong thau nhựa và đổ ngập nước, thay nước qua ngày sẽ bảo quản đác tươi được lâu khoảng 7-10 ngày".
Cách chế biến hạt đác:
- Khi nhận hạt đác rửa sạch bằng nước lạnh từ 3 - 4 lần. Sau đó ngâm với chanh/muối trong 30 phút cho hết mùi chua của đác.
- Luộc sơ qua hạt đác trong 3 - 5 phút, không luộc kỹ quá.
- Cho hạt đác vừa luộc ra chậu nước lạnh rửa lại thêm khoảng 2 - 3 lần nữa. Sơ chế kỹ như vậy sẽ kéo dài tuổi thọ của hạt đác khi rim.
- Ngâm hạt đác với đường phèn vàng Quảng Ngãi. Công thức ngon là 1 kg đác rim với 300 g đường phèn. Ngâm trong 30 phút, lúc này hạt đác ngâm đường sẽ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Chuẩn bị sẵn thơm/dâu tây/chanh dây/trà xanh/ca cao/dâu tằm/hoa đậu biếc… để rim cùng hạt đác tươi.
- Ướp tiếp hạt đác đã ngâm đường cùng thơm/dâu tây/chanh dây/trà xanh/ca cao/dâu tằm/hoa đậu biếc… thêm 30 phút nữa cho thấm.
- Cho hỗn hợp đác đã ướp đường cùng hoa quả lên bếp rim, lúc này hạt đác sau khi ngâm sẽ ra nhiều nước. Bật lửa lớn cho sôi bùng lên rồi vặn nhỏ lửa cho tới khi hạt đác sền sệt rút hết nước.
- Khi hạt đác rim đã rút nước, vẫn đảo đều tay trên bếp khoảng 15 - 20 phút cho hạt đác rim thiệt kẹo dẻo rồi tắt bếp, nhớ đảo thiệt đều tay với lửa nhỏ để không bị cháy.
- Hạt đác sau khi rim bảo quản tủ mát sử dụng từ 10 - 15 ngày tuỳ nhiệt độ tủ lạnh.
- Hạt đác tươi sau rim ăn kèm với yaourt và bỏ thêm đá bào rất ngon mát giữa trời nắng nóng.
"Hạt đác lúc này đang được ướp theo công thức 1kg hạt đác tươi - 300gram đường phèn".
"Hạt đác tươi khi rim gần xong sẽ rút hết nước, hạt đác dẻo đeo và thấm vị ngọt của đường và trái cây rim kèm".
"Đây là thành quả sau hơn một giờ đứng rim vì bếp nhà chỉ có thể rim một lần hai vị mà thôi...".
Nguồn: Tổng hợp
Trải qua một số ngày nắng nóng đầu mùa, hẳn không ít người đã và dự định làm một số món giải nhiệt mùa hè. Nếu bạn đang nghĩ tới đồ uống thì rất nên tham khảo công thức chế biến 10 cốc trà đào này nhé!
Qua công thức được chia sẻ bởi một nam đầu bếp không chuyên mới thấy cách làm món miến xào cua biển cực đơn giản mà ngon khó cưỡng và luôn khiến thực khách cảm thấy vui vẻ.
Hội con dân Hà Nội chắc đang cần lắm mấy viên sủi dìn nóng hổi cùng bát nước gừng the cay để xua tan cái giá lạnh của thời tiết
Đổi gió cơm ngon với món cơm chiên lá é đặc sản Nha Trang siêu dễ làm mà hương vị cực ngon, tìm mỏi mắt ngoài phố mới thấy một hàng
Mùa dịch mà thèm bún chả thì học ngay cách cách làm bún chả bằng nồi chiên không dầu cực đơn giản này
Nếu bạn thuộc team lười nấu đang suốt ngày “kêu trời” vì không thể đặt đồ ăn do giãn cách xã hội thì phải lưu ngay công thức làm mì trộn tóp mỡ này lại ngay và luôn thôi.
Một cảm giác ngập tràn sắc xuân, thấy không khí Tết Ất Tỵ đã cận kề khi chiêm ngưỡng mai anh đào nở rộ từ Tây Bắc đến Tây Nguyên, đều một màu hồng mà mỗi nơi mỗi vẻ đẹp khó so sánh.
Tuần qua, hàng loạt "bé Na" Tết Ất Tỵ 2025 các địa phương đọ sắc đã làm dấy lên cuộc tranh luận xem linh vật rắn năm mới của nơi nào xứng đáng đạt danh hiệu "Hoa hậu rắn".
Tình hình băng tuyết trên các đỉnh núi cao nhất Bắc Bộ như Phia Oắc, Lảo Thẩn, Tà Xùa... đã được nhiều netizen cập nhật trên các diễn đàn và trang mạng về phượt và du lịch.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 trong 9 ngày liên tiếp là ngắn hay dài? Câu hỏi này có lẽ nhiều người đã từng đặt ra dù 9 ngày vốn đã là dài hơn so với kỳ nghỉ Tết Âm lịch của vài năm trở lại đây.
Là những thành viên nổi bật và luôn có nhiều đóng góp tích cực trong cộng đồng Check in Vietnam, các KOLs và KOCs thông qua hệ thống truyền thông của Check in Vietnam đã có những chia sẻ về năm 2024 cùng lời chúc năm mới 2025 đến toàn thể các thành viên.
Năm 2024 đã sắp sửa đi qua, hãy cùng nhìn lại những con số “biết nói” đầy tự hào mà Check in Vietnam đã cùng cộng đồng đam mê xê dịch đạt được trong năm 2024.