Dựa trên nhiều nguyên liệu và gia vị khác nhau, ẩm thực Tây Ninh đã biến tấu vô số loại bánh tráng mang hương vị đặc trưng riêng biệt, thơm ngon khó cưỡng và đã chinh phục rất nhiều bạn trẻ.
MỤC LỤC [Hiện]
Bánh tráng trộn của địa phương này là loại bánh mềm vừa phải, cắt nhỏ thành sợi trộn cùng xoài chua, khô bò, trứng cút, đậu phộng, rau răm, tắc (quất) và chút ớt cay (độ cay tùy chọn). Sự hòa quyện của những nguyên liệu này đã giúp món bánh tráng trộn Tây Ninh trở nên thơm ngon khó cưỡng, khiến không ít thực khách ăn mãi không muốn ngừng.
(Ảnh: Jamja)
Bánh tráng phơi sương là món bánh tráng đặc sắc hàng đầu của Tây Ninh mà mỗi du khách muốn trải nghiệm ẩm thực của vùng đất này đều không nên bỏ qua. Loại bánh tráng này hình tròn, dẻo, có vị hơi mặn, màu trắng đục với các hạt bong bóng nhỏ nổi trên bề mặt.
Đây là một đặc sản của thị xã Trảng Bàng - Tây Ninh nên còn được gọi là bánh tráng Trảng Bàng. Để làm ra được một chiếc bánh tráng phơi sương, người ta dùng gạo ngon không pha trộn xay cùng chút muối rồi tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng phơi cho khô, sau đó đem vào nướng với chiếc lò nướng đặc biệt sử dụng nhiên liệu đốt bằng vỏ đậu phộng. Khi bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng, không bị cháy thì đem phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc từ đêm.
Người làm bánh thường chờ đến lúc sương xuống thì đem bánh ra phơi trong khoảng thời gian ngắn. Đó là lý do mà bánh tránh ở Trảng Bàng có tên gọi là bánh tráng phơi sương. Bánh tráng phơi sương không giữ được lâu, phải dùng ngay trong khoảng 1 tuần. Bánh dùng để cuốn thịt, cá ăn trực tiếp mà không cần nướng hoặc nhúng nước.
Bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo. (Ảnh: Báo điện tử Tổ quốc)
Khác với bánh tráng phơi sương hay bánh tráng gạo ăn kèm với các loại nguyên liệu khác thì bánh tráng dẻo ở Tây Ninh không kèm nguyên liệu nào đã đậm đà hương vị và thơm ngon. Loại bánh này làm tương tự như bánh phơi sương nhưng pha thêm các loại gia vị để tạo nên thành phẩm bánh tráng đa chủng loại như dẻo cay, dẻo tôm, dẻo me, dẻo gừng, dẻo hỗn hợp...
Một số loại bánh tráng dẻo tiêu biểu như bánh tráng ớt dẻo có vị cay cay của ớt, mùi thơm nồng của hành phi hòa quyện cùng độ mềm dẻo của bánh tạo nên hương vị cuốn hút khó tả; bánh tráng dẻo me kết hợp giữa vị chua của me, vị cay nhẹ của ớt và mùi thơm của hành phi; bánh tráng tôm dẻo ớt thường có màu đỏ cam do sự kết hợp của tôm, ớt tươi cùng một ít hành lá, có độ dai dẻo và cay nhẹ, thơm ngọt thoảng nhẹ của hành...
Một xấp bánh tráng ớt dẻo.
Loại bánh thú vị này có hương vị độc đáo từ sốt bơ, muối ớt, con ruốc, tỏi sấy, đậu phộng. Loại bánh tráng này ở Tây Ninh được chia thành 2 loại là bánh bơ đỏ và bánh bơ trắng.
Bánh tráng muối ớt là sự hòa quyện giữa vị cay nồng của ớt tươi, vị mặn của muối, mùi thơm thoảng nhẹ của tỏi, hành lá cùng sự giòn dai của bánh khiến thực khách ăn mãi chẳng muốn ngừng. Loại bánh tráng này có mùi vị khá giống với món đặc sản khác của Tây Ninh chính là muối Tây Ninh, một loại gia vị nổi tiếng của địa phương, thường dùng để ăn kèm nhiều món như trái cây, bánh tráng...
Một bịch bánh tráng muối ớt. (Ảnh: Lữ hành Việt Nam)
Bánh tráng nướng ở Tây Ninh có cách chế biến khá cầu kỳ, ăn khi còn nóng sẽ đặc biệt thơm ngon. Thành phần của bánh tráng nướng gồm trứng cút, tôm, xúc xích, khô bò, đậu phộng, phô mai... Khi nướng sẽ dùng trứng cút sống tráng đều trên bề mặt, sau đó thêm các thành phần khác lên và khi chín có thể cắt thành từng miếng nhỏ cho dễ ăn. Khi ăn dùng kèm với tương ớt, sốt mayonnaise hoặc nước mắm me tùy khẩu vị.
(Ảnh: Bánh tráng Tây Ninh)
Bánh tráng cuốn tại Tây Ninh có khá nhiều loại, tùy vào nguyên liệu được kết hợp. Một số dòng bánh tráng cuốn tiêu biểu ở Tây Ninh: Bánh tráng cuốn sốt Thái kết hợp hành phi, trứng cút, đậu phộng và không thể thiếu muối Tây Ninh, nước chấm là nước sốt me cay pha theo kiểu Thái; bánh tráng cuốn ruốc là sự kết hợp của ruốc, hành phi, muối, dầu... rải đều lên bánh rồi cuốn lại, cắt thành từng đoạn nhỏ cho vào túi và nhâm nhi dần; bánh tráng cuốn muối tôm; bánh tráng phơi sương cuốn cùng muối tôm, thêm một chút hành tím phi, sa tế; bánh tráng cuốn chà bông...
Một loại bánh tráng cuốn Tây Ninh.
Đây là gợi ý đặc biệt dành cho những ai thích hương vị cay nồng kèm chút vị mặn của muối, vị chua thanh của tắc (quất) và mùi thơm lừng của tỏi. Nguyên liệu tạo nên loại bánh này gồm bánh tráng gạo cắt sợi, sa tế, muối ớt nhuyễn, tỏi sấy, tắc trộn đều tạo nên hương vị đậm đà, khó cưỡng.
Loại bánh này rất đặc biệt gồm nhiều chùm bánh 10 - 15 bịch bánh nhỏ xâu lại thành một dây. Bánh tráng xâu Tây Ninh dựa trên sự kết hợp giữa các nguyên liệu khác nhau tạo nên nhiều loại bánh phù hợp với khẩu vị mỗi người.
Các loại bánh tráng xâu: Bánh tráng xâu me là xấp bánh phơi sương mềm dẻo kèm bịch nước chấm sốt me, gói đậu phộng rang giã nhỏ, gói hành phi, gói sa tế ớt dùng kèm nước sốt và gia vị trộn đều tạo nên loại nước chấm chua ngọt, cay nồng hấp dẫn; bánh tráng xâu tỏi ớt sa tế cũng là xấp bánh tráng phơi sương kèm gói sa tế tỏi ớt, gói muối tôm nhuyễn xé nhỏ trộn thật đều với các loại gia vị và thưởng thức; vánh tráng xâu dầu tỏi có màu vàng óng đẹp mắt kết hợp cùng mùi thơm hòa quyện của gói dầu và tỏi; bánh tráng xâu tắc gồm một phần bánh tráng phơi sương mềm dẻo, một quả tắc, một gói muối Tây Ninh, một gói hành phi sa tế; bánh tráng xâu me bơ là một xấp bánh tráng phơi sương dẻo nhưng bịch bánh thêm các gia vị đặc biệt đi kèm như bơ, sốt me, hành phi, đậu phộng tạo nên hương vị độc đáo.
(Ảnh: Bánh tráng N.K)
Bánh tráng xâu Tây Ninh thường bày bán rất phổ biến tại các cửa hàng, đại lý phân phối đặc sản Tây Ninh để du khách đến đây có thể dễ dàng mua, sử dụng và mang về làm quà.
Nguồn: Tổng hợp
Điểm qua 10 món ăn đặc biệt này để thưởng thức trong chuyến du lịch ẩm thực Phú Quốc sắp tới này nhé!
Mới đây, sự việc một khách hàng mua 2 phần bún bò mang đi rồi lại phải mang trả quán vì có vật thể lạ gây tranh cãi khắp cõi mạng, màn đấu khẩu giữa hai bên cũng khiến CĐM được mở mang tầm mắt.
7 món ăn mà du khách nào đến Hội An cũng không thể bỏ lỡ, đảm bảo dạo một vòng phố cổ là no bụng ngay, mà món nào món nấy cũng ngon bổ, đậm chất miền Trung.
Muốn ăn bánh xu xê ngon khỏi ra hàng rồi nhé, tự làm ở nhà cũng có chất lượng đỉnh cao!
Khám phá những thương hiệu bánh trung thu của người Hải Phòng như Đông Phương, Thanh Lịch hay Như Ý Cát Tường...
Sự chỉn chu, mộc mạc nhưng cũng không kém phần xa hoa của thực đơn này chứng minh các cụ ngày xưa cũng ẩn ý đầy tinh tế.
Sau đây là top 15 những điều cực kì đặc biệt mà chưa có khu du lịch tâm linh nào ở Việt Nam có thể sở hữu, trừ núi Bà Đen. Không chỉ khiến các Phật tử mến mộ, người lớn tuổi thích mê mà còn thu hút một lượng lớn các bạn trẻ đến để chiêm bái Núi Phật.
Bánh canh là một trong những món ăn có nhiều chủng loại nhất Việt Nam, mỗi vùng miền có những loại riêng. Công thức nấu bánh canh chay - Đặc sản Tây Ninh sau đây sẽ giúp bạn biết thêm về một loại bánh canh nữa.
Buổi lễ khai quang tượng Phật Di Lặc khổng lồ trên đỉnh núi Bà Đen (thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) vừa diễn ra hôm 28/1. Cùng với công trình mới này, khu du lịch Núi Bà Đen sẽ là điểm đến xuân 2024 hàng đầu Nam Bộ với lễ hội mùa xuân thường niên được tổ chức hoành tráng.
Ngày 16/11/2023 vừa qua, trong khuôn khổ Lễ trao giải Dot Property Awards 2023, Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain do tập đoàn Sun Group kiến tạo trên đỉnh Núi Bà (Tây Ninh) đã được vinh danh “Khu du lịch có thiết kế cảnh quan đẹp nhất Việt Nam 2023” tiếp nối niềm vinh dự được Tổ chức Guiness Thế giới công nhận là có “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới” cách đây không lâu.
Gần hai tuần qua, mạng xã hội chưa kịp hết sốt xình xịch với hình ảnh những que kem biểu tượng Đà Lạt thì một lần nữa, du khách lại tỏ ra rất phấn khích trước những cây kem tạo hình các biểu tượng quen thuộc của ngọn núi cao nhất Nam bộ: Kem biểu tượng núi Bà Đen - Tây Ninh.
Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu 2023 là dịp lễ thường niên được mong chờ nhất của người dân Tây Ninh và khu vực Nam Bộ. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 21 - 23/6/2023, hứa hẹn mang đến nhiều hoạt động thú vị bên cạnh các nghi lễ trọng đại.