Một món đặc sản của Đà Nẵng gọi là bún mà không phải là bún như cách hiểu thông thường. Hãy xem cận cảnh "lò bún tự động dưới đáy sông" sản sinh từ con bún mẹ - sinh vật chưa được nhiều người biết đến.
Mới đây, một fanpage đã thu hút tới hơn 60 nghìn lượt tương tác khi đăng tải video về cách khai thác nguyên liệu của một món ăn vô cùng độc lạ ở Đà Nẵng, cụ thể: "Đây là con bún mẹ, được mệnh danh là lò bún tự động dưới đáy sông, sản sinh ra loại bún đặc sản một vùng ở Đà Nẵng. Mọi người cùng Tí đi vớt bún mẹ và làm món từ những sợi bún này nha…".
Con bún mẹ và trứng của nó. (Ảnh chụp từ video của FB Bếp bên sườn đồi)
Hơn 3 nghìn bình luận đã được cộng đồng mạng đưa ra với rất nhiều ý kiến nói chưa từng biết đến món ăn cũng như loài vật này: "E luôn có những video mà c đến 43 tuổi ko biết về những món độc lạ như vậy"; "Ôi lạ quá ạ, lần đầu tiên em biết đến có con vật tạo ra bún"; "Ngộ há,xưa jo mình mới bik có con tên là bún mẹ,mà ăn có vị j k Tí? Tanh k vậy?"; "Lần đầu thấy món này"; "Bé nhà tui kêu sao nhìn nó lạ quá mẹ, tui còn thấy lạ huống chi nó"; "Nếu ko xem thì nghĩ là bún làm từ gạo luôn giống nha Tí, nhìn Bếp ăn ngon thật chắc nó giòn dai hả em mùi chắc giống rong biển phải ko Bếp"...
Theo một số tài liệu, món ăn làm từ trứng của con bún mẹ vớt dưới sông, còn gọi là "bún sông" hay có một tên khác là "thỏ biển", là đặc sản ở một số vùng quanh sông Cu Đê (Đà Nẵng), ví dụ như ở xóm Vạn (P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Có lẽ cái tên "bún sông" đã làm nên cái tên của con "bún mẹ". Loài vật này có đặc tính sinh sản trong đêm tối với số lượng lớn, đẻ ra nhiều dây trứng cuộn lại giống như lọn bún hay là loại bún hến (bún lá) thường ăn với mắm tôm như ở miền Bắc, tức có kích cỡ bằng một bàn tay nhưng có màu xanh nhạt.
Nếu không nói rõ hẳn nhiều người tưởng đây là bún gạo nhuộm xanh. (Ảnh chụp từ video của FB Bếp bên sườn đồi)
Cận cảnh sợi "bún sông" và món "bún sông" rất nhiều người khen ngon khó cưỡng. (Ảnh chụp từ video của FB Bếp bên sườn đồi)
Con bún mẹ có hình dáng xù xì nhưng thân mềm, nhiều đốm xanh trên lưng, xung quanh thân có nhiều chân màu cam vàng và thường tiết ra chất dịch màu đen tím để bảo vệ khi gặp nguy hiểm. Con bún mẹ thường đẻ ra "bún sông" vào đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 âm lịch, giai đoạn "bún sông" dày đặc dưới đáy sông Cu Đê, thu hút nhiều người dân làng chài lặn xuống để vớt bán. Khi bắt bún mẹ, người ta chỉ lấy trứng của nó rồi lại thả nó về với dòng sông vì có lẽ bún mẹ không ăn được.
Theo kinh nghiệm của một số người khai thác trứng bún mẹ, "bún sông" sau khi vớt lên phải rửa sạch bằng nước biển để loại bỏ rong tảo, bùn đất rồi rửa sạch lại bằng nước ngọt và ngâm trong nước muối đến khi bán đi và sơ chế. Món "bún sông" ăn kèm rau mùi, tôm, thịt luộc, đậu phộng tạo nên một hương vị thanh mát, giải nhiệt mùa hè.
Nguồn: Tổng hợp
Phản ứng của Quỳnh Lương thế này thì khó hiểu quá?
Serie tranh minh hoạ các món ngon đặc trưng 3 miền của một nghệ sĩ đồ họa sau được chia sẻ lên MXH đã tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng mạng với nhiều ý kiến trầm trồ, khen ngợi về độ sáng tạo và vẻ đẹp của tranh.
Chỉ trong 4 ngày 3 đêm, bạn sẽ có trải nghiệm du lịch Đà Nẵng tuyệt vời và trọn vẹn nhất theo lịch trình gợi ý cụ thể dưới đây.
Cháo ốc là món khá lạ, không nhiều vùng quê có. Nếu muốn thử món này, hãy note ngay cách nấu cháo ốc Tiên Phước - món truyền thống trứ danh Quảng Nam hẳn chưa nhiều người được nếm thử.
Ngoài Độ mixi, Hòa Minzy, Minh Tú, Puka thì còn có 4 cái tên khác hot không kém sẽ tham gia Sao nhập ngũ năm nay
Trên nhiều trang mạng và cộng đồng đam mê phượt và du lịch, Khau Cốc Chà là con đèo được mệnh danh đáng sợ nhất Việt Nam. Tuy nhiên, con đèo này lại không thuộc "tứ đại đỉnh đèo" của nước ta. Vì sao vậy?
Một món đặc sản của Đà Nẵng gọi là bún mà không phải là bún như cách hiểu thông thường. Hãy xem cận cảnh "lò bún tự động dưới đáy sông" sản sinh từ con bún mẹ - sinh vật chưa được nhiều người biết đến.
Một bà mẹ trẻ ở Đà Nẵng đã cùng cả gia đình mang không khí Tết về sớm trong căn nhà ấm cúng với bánh chưng gói lá chuối, luộc nồi áp suất. Thành phẩm là những chiếc bánh nhỏ xinh hấp dẫn.
"Hiện ban tổ chức đang làm việc với các đơn vị tổ chức sự kiện hàng đầu Việt Nam để mang đến Đà Nẵng các chương trình âm nhạc quy mô được khán giả yêu thích, trong đó có Anh trai vượt ngàn chông gai", đại diện ban tổ chức cho hay.
Quan điểm nồi cơm điện chỉ để cắm cơm và xôi là món cầu kỳ hơn cơm sẽ thay đổi với món xôi thập cẩm nấu bằng nồi cơm điện vừa nhanh lại cực kỳ đơn giản sau đây.
Công thức thịt kho ruốc sả này được giới thiệu là gây "hao cơm", đặc biệt là vào những ngày mưa hay trời se lạnh nên hẳn sẽ hết sức phù hợp để ăn vào tiết trời đang vào thu.
Cùng với nhiều nhà hàng nổi tiếng ở Đà Nẵng, năm qua thành phố này đã có 3 tiệm mì Quảng xuất hiện trên Cẩm nang Michelin. Hãy xem Michelin nói gì về 3 tiệm mì này nhé!