Nghề làm chiếu Cẩm Nê: Chỉ còn duy nhất một nghệ nhân vẫn đang ngày đêm giữ gìn nét đẹp truyền thống

Như một sợi dây kết nối văn hóa truyền thống liên vùng giữa Huế và Đà Nẵng, nghề thủ công có lịch sử hàng trăm năm này chỉ còn duy nhất một nghệ nhân vẫn đang ngày đêm giữ gìn nét đẹp truyền thống. Hãy cùng tìm hiểu về nghề làm chiếu Cẩm Nê.

Nghề làm chiếu Cẩm Nê

Cách trung tâm Đà Nẵng chừng 11 km, làng Cẩm Nê từng nức tiếng với nghề dệt chiếu thủ công, những sản phẩm một thời được cung đình nhà Nguyễn tin dùng. Tuy nhiên, giờ đây cả làng chỉ còn duy nhất một khung dệt của nghệ nhân Dương Thị Thông.

Chiếu Cẩm Nê đa dạng về hình thức và mẫu mã. Có loại chiếu khổ rộng, khổ hẹp, có mẫu chiếu trơn và mẫu chiếu hoa. Mỗi tấm chiếu được dệt từ sợi cói (lác) tự nhiên được thu mua từ các vùng nguyên liệu khác về, nhuộm màu bằng thảo mộc và đan bằng khung gỗ lớn, mất tới vài ngày mới hoàn thành một chiếc.

Nghề làm chiếu Cẩm Nê

Nghề làm chiếu Cẩm Nê

Chúng mình may mắn được bà Thông tự tay hướng dẫn dệt chiếu. Vừa dệt bà vừa giới thiệu các công đoạn: Chiếu trơn chỉ dệt bằng loại sợi lác trắng dài nguyên sợi, không chắp nối; chiếu hoa thì sẽ nhuộm màu và phơi khô sợi lác trước khi dệt. Chiếu dệt xong tiếp tục được đem trải ra sân, phơi để cho chiếu nguội. Sau đó, các sợi lác ở hai đầu chiếu sẽ được gấp lại để sợi nan không bị bung ra.

Có thể nói tấm chiếu Cẩm Nê ngoài đẹp thì còn siêu bền nhờ việc làm dây tra (dây chạy dọc chiếu) chắc chắn và dệt sợi đôi. Quan trọng nhất là phải bẻ biên chiếu sao cho chắc để xài lâu vẫn không bị bung.

Nghề làm chiếu Cẩm Nê

Nghề làm chiếu Cẩm Nê

Bà Thông còn hào hứng khoe với chúng tôi một cuốn sách ảnh do một sinh viên ngành thiết kế thời trang trao tặng, đó là lần đầu chiếu Cẩm Nê được đi vào thời trang. Điều đó khiến bà vui và hạnh phúc vô cùng.

Nghề làm chiếu Cẩm Nê

Nghề làm chiếu Cẩm Nê

Thời nay, những chiếc chiếu công nghiệp với giá thành rẻ hơn, sản xuất nhanh hơn đang lấn át chiếu truyền thống. Nhưng người nghệ nhân ấy vẫn luôn tin rằng nghề làm chiếu sẽ có người nối tiếp.

Tuy cực nhọc nhưng một khi đã yêu, đã gắn bó rồi thì khó mà rời bỏ. Vì đó không chỉ là một tấm chiếu, mà còn là di sản văn hoá mà cha ông đã để lại cho thế hệ sau./.

Nghề làm chiếu Cẩm Nê

Bài viết liên quan