Nếu tham quan Dinh Độc Lập dịp Đại lễ 30/4, bạn nhất định phải thử hết những trải nghiệm độc đáo này để không hối hận vì check-in thiếu mất một góc lịch sử nào đó trong thời điểm đúng 50 năm mới có một lần.
"Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966" là khu trưng bày được thực hiện trong ngôi nhà hai tầng được xây dựng từ thời Pháp nằm trong khuôn viên Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (cổng 106 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM).
Với nguồn tư liệu phong phú từ các trung tâm lưu trữ quốc gia Việt Nam, Mỹ và Pháp, "Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966" là một khu trưng bày ấn tượng từ ý tưởng thiết kế đến cách trình bày và truyền tải nội dung đến người xem bằng công nghệ hiện đại, gồm các chủ đề:
Tại mỗi chủ đề trưng bày, du khách đều có thể có những góc chụp ảnh đẹp từ bối cảnh câu chuyện Sài Gòn xưa.
Dinh Độc Lập thì có tổng 4 tầng và tất cả đều phải đi thang bộ. Ở trong Dinh sẽ được tham quan các phòng: hội nghị, đọc sách, họp, thư viện, phòng chiếu phim... và rất nhiều phòng khác. Dinh mang phong cách cổ kính và sang trọng. Đừng bỏ qua khu tầng hầm và sân thượng ở tầng 4 với nhiều góc check-in đẹp.
Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước, hệ thống Audio Guide (máy thuyết minh tự động) đã chính thức được đưa vào sử dụng tại Di tích lịch sử Dinh Độc Lập từ nhiều năm qua.
Hệ thống Audio Guide hiện hỗ trợ 10 thứ tiếng: Việt Nam, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga, Tây Ban Nha và Đức sẽ giúp cho chuyến tham quan, trải nghiệm của bạn thêm sống động và thú vị.
Trên sân thượng hiện có đặt chiếc trực thăng UH1 do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959 và sử dụng tại Sài Gòn năm 1962, bên cạnh là hai khoanh tròn đỏ cùng mảnh bom còn sót lại để ghi nhớ vụ ném bom của Trung uý Nguyễn Thành Trung vào Dinh Độc Lập, thời điểm nó còn là Dinh Tổng thống của chính quyền VNCH.
Trước sân Dinh trưng bày 2 chiếc xe tăng, trong đó chiếc mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập lúc 10h45 ngày 30/4/1975. Chiếc xe tăng còn lại số hiệu 390 từng húc tung cổng chính để tiến thẳng vào Dinh lúc 11h30 cùng ngày.
Phòng lớn nhất trong dinh Độc Lập là phòng khánh tiết, nằm ở ngay tầng trệt. Nó rộng đến mức có thể chứa tới 500 người trong đó cùng lúc. Khi bước vào phòng khánh tiết, bạn sẽ ấn tượng bởi màu đỏ bao phủ trong phòng. Nó tượng trưng cho may mắn và quyền lực của người chủ nhân.
Tại đây đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử khác nhau như: 21/4/1975, tổng thống chế độ cũ từ chức, Hội nghị hiệp thương thống nhất Bắc Nam một nhà…
Khi tham quan dinh Độc Lập, chúng ta không thể bỏ qua phòng Nội Các - nơi được bao phủ bởi màu xanh lá. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng nội các thường họp ở đây vào các thứ Tư hàng tuần.
Phòng Nội Các bao trùm bởi màu xanh lá. Hai điểm đặc trưng của phòng Nội Các:
Phòng Đại Yến nằm ngay đối diện với phòng Nội Các. Đây là phòng Thiệu dùng để tổ chức yến tiệc với những khách mời quan trọng của ông. Bao phủ phòng Nội yến là gam màu vàng thể hiện sự quyền lực của bậc vua chúa. Không chỉ vậy, màu vàng còn được thiết kế nhằm giúp người ăn thêm ngon miệng hơn.
Trong phòng làm việc này, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp bức tranh của họa sĩ Phạm Cơ. Tranh vẽ về cảnh cầu Tri Thủy, quê hương của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ở góc phải phòng còn có một bức tranh thêu tay nền nhung khác. Đó là tranh chim hạc, thể hiện sự chúc thọ. Bạn còn có thể thấy bên trái phòng là cánh cửa màu nâu dẫn ra một lối khác khi có chiến sự xảy ra.
Sự uy quyền của Việt Nam cộng hòa được thể hiện rõ trong lối trang trí phòng này. Bao trùm không gian là gam màu đỏ và vàng, thể hiện được sự quyền lực bậc nhất của chế độ VNCH. Phòng được bài trí đơn giản, có ghế tổng thống ngang hàng với các hàng ghế khác.
Phòng này dành cho phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Trong phòng còn có một bức tranh vợ ông - bà Đặng Tuyết Mai cùng nhiều di vật giá trị.
Không thể không nhắc tới phòng sinh hoạt của gia đình tổng thống. Đây là phòng có lối bài trí bắt mắt, nội thất xếp ngay ngắn, ngăn nắp. Đặc biệt phải kể tới tủ gỗ trong phòng cùng với phòng toilet. Khu để ngủ được thiết kế phong cách hoàng gia dành cho vua và hoàng hậu. Lối thiết kế đầy sự sang trọng, tinh tế và thể hiện sự giàu sang, quyền lực.
Đây là phòng dành cho các lãnh đạo giải trí. Phòng có rất nhiều trò chơi khác nhau như đánh bài, mạt chược… Ngoài ra, phòng cũng tiện lợi cho các lãnh đạo khi ăn uống trong lúc chơi để không mất công đi xa.
Khi lên lầu ba, bạn sẽ bắt gặp rạp chiếu phim cực kỳ xịn xò. Trong phòng còn có nhiều dàn máy cổ thời đó khiến ai cũng tò mò và thích thú. Trong phòng còn treo một bức tranh Thúy Kiều - Kim Trọng vô cùng cổ kính và tinh tế.
Hệ thống hầm kiên cố nằm trong dinh Độc Lập là nơi tổng thống chế độ VNCH từng lui xuống làm việc, do trung tá - kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế. Đường hầm có chiều dài 72,5 m; rộng 0,8 - 22,5 m và sâu 0,6 - 2,5 m. Hầm được chia làm hai khu vực: khu vực 1 sâu 0,66 m, tường bê tông dày 0,6m, có thể chịu được bom 500 cân. Khu vực 2 là hầm trú ẩn sâu 2,5 m; tường bê tông dày 1,6 m có thể chịu được bom 2.000 cân.
Trên đây là những nét thú vị của các phòng trong dinh Độc Lập. Với những thông tin này, chắc bạn đã phần nào hình dung được lối thiết kế tinh túy, xa hoa của tổng thống VNCH. Nếu bạn muốn được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của Dinh Độc Lập thì hãy dành thời gian tham quan tại đây./.