Giải mã truyền thuyết về "thủy quái" có một không hai ở chùa Cầu - Hội An

Đã đến Hội An là phải đi chùa Cầu, nhưng dám cá ít ai biết về truyền thuyết “thuỷ quái” siêu kỳ bí xoay quanh ngôi chùa này lắm! Giải mã truyền thuyết về "thủy quái" có một không hai ở điểm check in vô cùng nổi tiếng này nhé!

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Tương truyền ở Hội An, người Việt, người Nhật và người Hoa có chung truyền thuyết rằng ở ngoài đại dương có một loài thủy quái (người Việt gọi là con Cù) và con quái vật này có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ và lưng vắt qua khe ở Hội An. Mỗi khi con thủy quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, phố cổ Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa và người Việt được bình yên làm ăn, buôn bán.

Vì thế, ngôi chùa được người Nhật xây dựng với ý nghĩa như một thanh kiếm chắn ngang lưng con quái vật, ngăn không cho nó cựa mình để bảo vệ sự yên bình cho cuộc sống của người dân 3 quốc gia.

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Điều đặc biệt ở đây là chùa này không thờ Phật. Năm 1653, chùa Cầu được tu sửa và được xây dựng thêm một ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu. Người dân Hội An cho rằng điều này là để "yểm trừ". Thực tế, người Minh Hương đã cho lập ngôi chùa nhỏ này để thờ Bắc Đế - một vị thần chuyên trị phong ba, lũ lụt, bảo hộ xứ sở với mục đích khống chế thủy quái để không gây ra động đất.

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Ngoài ra, khi bước vào chùa Cầu, du khách sẽ bắt gặp 2 cặp khỉ đá một đực một cái trên bệ thờ quay mặt vào nhau ở phía Tây, trong khi đó phía Đông là 2 cặp chó đá. Cạnh tượng linh cầu còn có những câu đối nói về sự trấn yểm, bảo vệ sự an toàn cho người dân phố Hội, nội dung cụ thể: "Thiên cẩu song tinh an cấn thổ/ Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân".

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Người dân phố cổ lý giải về tượng thờ chó và khỉ tại chùa Cầu theo 2 cách:

  • Cách 1: việc cân xứng hai bên đầu cầu với 2 con linh vật trên tượng trưng cho thời gian xây dựng công trình (động thổ từ năm Thân và hoàn thành vào năm Tuất).
  • Cách 2: 2 linh vật độc tôn này chỉ có duy nhất ở phố cổ Hội An và được thờ theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật với khỉ đóng vai trò là thần bảo hộ, trung gian giữa tâm linh và con người; còn chó là con vật trung thành và mang nhiều may mắn. Cây cầu bắc qua với các linh vật này như thanh kiếm cắm xuống huyệt lưng sẽ trấn yểm được thủy quái.

Nghe xong truyền thuyết tâm linh này là chắc hẳn nhiều du khách phải nhìn chùa Cầu bằng con mắt khác./.

Giải mã truyền thuyết về "thủy quái"

Bài viết liên quan