Đến Cao Bằng chắc chắn không thể bỏ qua món ăn đặc sản này, đặc biệt là sẽ ngon hơn nếu thưởng thức vào mùa đông.
Đây là thức quà này trông đơn giản, dễ chế biến và giá cả rất bình dân (chỉ từ 3.000 - 5000 đồng/chiếc) nhưng hương vị của bánh áp chao Cao Bằng luôn được bà con nơi đây nhớ đến, nhất là khi những cơn gió mùa đông bắc tràn về.
Bánh áp chao là một món ăn đặc sản của vùng đất Cao Bằng. Người dân nơi đây còn gọi loại bánh này là bánh áp chao hay còn gọi là bánh vịt chao. Chiếc bánh hấp dẫn bởi vị thơm giòn của vỏ bánh và đậm đà ngọt bùi của nhân thịt vịt bên trong kết hợp với nước mắm chua cay là những dư vị vô cùng đặc biệt của ẩm thực vùng Đông Bắc. Còn khách du lịch đến Cao Bằng mùa đông mà chưa nếm qua món bánh áp chao thì coi như chưa thưởng thức hết đặc sản vùng đất này.
Hàng bánh chao nổi tiếng của Cao Bằng chắc chắn phải nhắc đến hàng của chị Ngân ở thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đon đả mời khách dừng xe thưởng thức những chiếc bánh vàng ruộm, thơm ngậy.
Vị ngậy của bánh, vị chua ngọt của nước chấm kết hợp với lòng mề, thịt vịt rán và nhâm nhi một chút rượu ngô làm ấm người trong những ngày thời tiết se lạnh.
Bột làm bánh được ủ thêm khoảng từ 3-4 tiếng trước khi làm thành bánh và rán trong chảo gang ngập dầu để đảm bảo độ nở hoàn hảo nhất. Đặc biệt ăn bánh này trong cái lạnh tái tê bỗng dậy vị thơm bùi của bột nếp và đỗ tương cùng nhân thịt vịt béo ngậy đậm đà, như níu bước chân du khách dừng lại.
Đầu tiên, thực khách sẽ cảm nhận được vỏ bánh vàng giòn rụm, bột nếp trong mềm mại. Bánh áp chao được ăn kèm với nước mắm pha giấm rượu chua ngọt, rau mùi cắt nhỏ và đu đủ ương bào sợi mỏng. Vị ngậy của bánh, vị chua ngọt của nước chấm kết hợp với lòng mề, thịt vịt rán và nhâm nhi một chút rượu ngô làm ấm người trong những ngày thời tiết se lạnh.
Hiện nay, bánh áp chao không chỉ có ở Cao Bằng mà có ở Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và thậm chí là cả Hà Nội nhưng mùi vị bánh ở mỗi nơi mỗi khác. Có người chế biến cho thêm khoai môn vào vỏ bánh và làm nhân thịt lợn thay thịt vịt hoặc làm cả hai loại nhân.
Cùng với bánh cuốn, vịt quay bảy vị, phở chua và các món ăn như lạp sườn, thịt treo gác bếp hay các loại bánh được bà con các dân tộc gói trong các dịp lễ, Tết, bánh áp chao là món quà quê khiến nhiều người mong nhớ được thưởng thức mỗi lần đến Cao Bằng.
NGUỒN: Tổng hợp
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Lễ hội Bánh mì, sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 30/3 đến 2/4 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM.
Dẻo, dai, thơm bùi là những từ dùng để miêu tả món ăn "tuổi thơ" gây thương nhớ của dân Sài Gòn. Đó chính là món chuối nếp nướng.
Đến Đà Lạt mà thèm món nướng, sao không thử đến 4 nhà hàng buffet ‘gì cũng có’, ăn no căng bụng, lại có không gian ấm cúng, thoải mái.
Khách Tây chấm điểm 10 quán bánh mì nổi tiếng của Việt Nam. Đâu là tiệm bánh mì được lòng tối đa với người nước ngoài.
Năm 2024, ẩm thực Đà Nẵng nói chung và ẩm thực đường phố Đà Nẵng nói riêng đã lần đầu xuất hiện trong Cẩm nang Michelin. Hãy xem Michelin miêu tả 5 tiệm ăn Đà Nẵng trong danh mục Street Food ra sao.
Trời Hà Nội lạnh đến mấy cũng không thể ngăn những "chiếc bụng đói" thử hết list này!
Đến Cao Bằng chắc chắn không thể bỏ qua món ăn đặc sản này, đặc biệt là sẽ ngon hơn nếu thưởng thức vào mùa đông.
Mang vẻ đẹp mộc mạc của làng đá cổ hơn 400 trăm tuổi, làng đá cổ Khuổi Ky ở Cao Bằng khiến nhiều du khách say đắm ngay từ lần đến đầu tiên.
Chia sẻ lịch trình 3N2Đ đi Cao Bằng của mình, bạn trẻ này khẳng định Cao Bằng là điểm đến đáng để lựa chọn vào mùa thu, thời điểm "Non nước Cao Bằng đang trong những ngày đẹp nhất".
Có ai muốn rời bỏ công việc đều đặn hàng ngày của mình để đầu tư những chuyến đi dài như cô gái review 1 tháng ở Cao Bằng này không? Thậm chí đây là đã là lần thứ 2 cô bạn lưu trú 1 tháng ở Cao Bằng.
Núi Mắt Thần (Cao Bằng) trở nên nổi bật với điểm nhấn đặc biệt là lỗ thủng xuyên như “con mắt khổng lồ” ở Cao Bằng.
Không phải Pu và Chải (Đi giữa trời rực rỡ) đến Cao Bằng đi phượt hay du lịch, mà là họ đã được check-in nơi đây khi cùng đoàn làm phim "lăn lê bò toài" trong những bối cảnh phim ở huyện Nguyên Bình.