Phở đã được quốc tế coi là món ăn tiêu biểu của Việt Nam, trong đó Phở Hà Nội là đại diện chính. Nếu ở miền Bắc có một số người phân biệt phở Hà Nội với phở Nam Định thì miền Nam cũng có món phở bò miền Nam rất hấp dẫn.
Một tô phở bò miền Nam có hành tây lát mỏng.
Nếu đến với Sài Gòn mà muốn ăn một tô phở giống ở miền Bắc thì bạn cần hỏi đường đến quán "phở Bắc", sẽ có món phở bò tương đối giống phở Hà Nội. Còn nếu chỉ là quán phở thông thường thì bạn sẽ được được thưởng thức món phở bò miền Nam rất khác với "phở Bắc". Sự khác biệt chủ yếu đến từ một số cách chế biến và cách dùng sau:
- Nước dùng: Nước phở của món phở bò miền Nam được cho là có màu đục hơn phở bò miền Bắc. Cũng làm từ xương hầm nhưng nước dùng phở miền Nam nhiều nước béo hơn và thậm chí nhiều nơi còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. So sánh 2 loại nước dùng thì nhiều người cho rằng phở miền Bắc phù hợp với ai thích nước phở ngọt thanh, còn nước phở miền Nam phù hợp với người thích vị béo ngậy, đậm đà. Cũng có tài liệu cho rằng nước dùng phở bò miền Nam ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà kết hợp với con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.
- Đồ ăn kèm: Nếu như miền Bắc thường ăn phở và cả một số loại bún, miến, cháo với quẩy thì phở bò miền Nam lại ăn kèm với rau. Các loại rau thường dùng là ngò gai, húng quế, giá (chần hoặc sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm)... Rau để riêng trong một dĩa hay cả rổ bán kèm theo từng tô phở bò miền Nam. Các loại gia vị cho thêm thì phở bò miền Nam cũng dùng tương ớt đỏ, chanh, ớt tươi... nhưng có điểm khác là dùng thêm cả tương đen ngọt do sự khác biệt trong khẩu vị của đa số người dân miền Nam.
Rau ăn kèm và gia vị cho vào phở bò miền Nam.
- Phần thịt: Cùng là thịt bò nên các loại thịt bò đưa vào phở ở 2 miền tương đối giống nhau, cũng được chia ra tái, chín, nạm, gầu... cho thực khách lựa chọn. Phở bò miền Nam chỉ có một điểm khác là sử dụng cả bò viên, thứ không bao giờ tìm thấy trong các tô phở ở miền Bắc. Tuy nhiên, xét theo độ đa dạng của thịt bò thì phở ở miền Bắc vẫn nhiều lựa chọn hơn, ngoài 5 thứ chín, tái, nạm, gầu, gân như phở bò miền Nam thì còn có cả bắp, tủy, bò xào... vô cùng phong phú.
- Sợi phở: Phở bò miền Nam thường sử dụng loại bánh phở có sợi phở nhỏ, tròn và dài khác lạ. Sợi phở này khác với bánh phở miền Bắc, thường là sợi phở dẹt và thậm chí là ở nhiều quán phở nổi tiếng thì sợi càng dẹt hơn nữa và bề ngang to hẳn.
Theo một số tài liệu và các nhà nghiên cứu thì phở bò miền Nam chính là món phở có xuất xứ từ miền Bắc. Giữa thế kỷ 20, phở bò từ miền Bắc đã xâm nhập vào miền Trung rồi cả miền Nam và đến nay được biến tấu hơi khác so với nguồn gốc của nó mà đặc trưng nhất có lẽ là món phở bò ở miền Nam. Sau tất cả, để có thể so sánh một cách trực quan nhất thì không gì bằng việc người Bắc vào miền Nam thử phở bò miền Nam và ngược lại, người Nam ra miền Bắc thử Phở Hà Nội đúng không nào?
(Ảnh: Wikipedia; Đồ họa: Kenh14.vn)
Hà Nội đã đón những đợt gió mùa đầu tiên báo hiệu mùa đông sắp đến. Đây là lúc team mê sắn nghĩ đến những miếng sắn luộc thơm bùi ấm áp. Nhưng khoan, hãy thử món củ sắn hấp cốt dừa, lá dứa độc đáo này.
Team mê gà đừng chịu thua giãn cách, nhất định không thể bỏ qua tuyệt đỉnh công thức gà rán sốt cay Hàn gochujang ăn kèm củ cải daikon này
Độc đáo cháo khoái Hải Phòng - tưởng là cháo nhưng lạ lắm, ăn đặc sánh như bánh đúc, lại có màu xanh, ăn cùng đỗ xanh, cơ mà cứ ăn là “khoái”
Tây Bắc có nhiều món đặc sản đã rất quen thuộc khắp các miền quê, chủ yếu là miền Bắc. Tuy vậy, không ít món có cách chế biến khá cầu kỳ nên nhà hàng đặc sản Tây Bắc vẫn là lựa chọn của không ít thực khách.
Chồng cứ trêu thế này thì sự nghiệp làm video mukbang của Tóc Tiên sẽ còn lắm gian nan.
Sườn heo hay cốt lết (tiếng Pháp: côtelette) là phần thịt được cắt vuông góc với xương sống của con lợn. Ướp thịt heo cốt lết với sữa đặc là món ngon được một thành viên diễn đàn MXH về ẩm thực chia sẻ mới đây.
Thêm một đại diện ẩm thực của Việt Nam lọt top những món hấp dẫn nhất thế giới của chuyên trang du lịch từ Úc. Đặc biệt bánh cuốn lại được chế biến đa dạng, mỗi nơi một khác.
Là món ăn hay bị người nước ngoài chê nhưng không thể phủ nhận món trứng vịt lộn của Việt Nam có hương vị đặc trưng, được nhiều thực khách trong nước ưa chuộng. Có những hàng quán trứng vịt lộn độc đáo ở Hà Nội và Sài Gòn còn góp phần nâng tầm món ăn này.
Có những trải nghiệm độc lạ khiến du khách nước ngoài cảm thấy thích thú với các hoạt động du lịch đăng trưng của mỗi vùng miền.
Đi lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt ở cả ba miền mỗi dịp du xuân sau mấy ngày ăn Tết Nguyên đán. Hãy cùng điểm lại những ngôi chùa đông khách thập phương nhất dịp đầu năm ở Nam Bộ.
Những lễ hội mùa xuân đặc sắc tại miền Bắc sắp diễn ra, những nét độc lạ của mỗi vùng miền sẽ được phát huy và đặc biệt, hầu hết đều tập trung trong tháng Giêng này.
Du xuân là phong tục không thể bỏ qua vào dịp Tết Nguyên đán, trong đó đi chùa đầu năm là hoạt động quan trọng hàng đầu khi du xuân. Đây là lúc cần quan tâm những ngôi chùa đông khách hành hương nhất vào dịp đầu năm.