Sau những tranh cãi về suất bún chả 35 nghìn dù chỉ có 2 miếng chả, một "cuộc chiến giá bún" bất ngờ xuất hiện khi một số quán bún, phở ở Hà Nội tăng giá đúng là thời điểm này.
Những ngày gần đây, MXH ồn ào những tranh cãi sau bài viết của một du khách kể về trải nghiệm không hài lòng khi đến một cửa hàng ăn sáng ở TP Sầm Sơn, Thanh Hóa. Suất bún chả người này gọi có giá niêm yết 35.000 đồng, nhưng khi phục vụ bưng suất bún chả ra bàn thì lập tức khiến thực khách trố mắt vì không nghĩ phần ăn chỉ có... 2 miếng chả viên đặt trên đĩa bún.
Rất nhiều trang mạng đã đăng tải thông tin này và tạo nên nhiều cuộc tranh cãi to nhỏ. Có ý kiến cho rằng quán ăn này không sai bởi giá đã được niêm yết, trong thời buổi giá cả leo thang mà giữa khu du lịch đắt đỏ thì mức giá và chất lượng như vậy là bình thường. Nhiều ý kiến trái chiều không chỉ chê mức giá quá đắt mà còn cho rằng chất lượng món ăn như vậy là quá tệ, không xứng đáng để bán ở một thành phố du lịch nổi tiếng.
Một số trang mạng và báo chí còn so sánh mức giá và chất lượng của món bún chả này với những quán ăn tương tự ở thủ đô Hà Nội, vốn cũng là một thành phố đắt đỏ bậc nhất Việt Nam. Bài đăng trên một trang mạng nêu: "Cầm 35.000 đồng vào ngõ chợ Đồng Xuân, khu ẩm thực nổi tiếng phố cổ Hà Nội, Thanh Mai (27 tuổi, Cầu Giấy) có ba lựa chọn hàng quán khác nhau, đều bán bún chả nướng với tầm giá này.
Mai ngồi quán ở đầu ngõ vì thấy có hai người khách du lịch đã ngồi ăn trước đó. Cô gọi một phần bún chả cơ bản, giá 35.000 đồng. Suất bún này có: 6 miếng chả miếng thái lát, 4 miếng chả lá lốt cỡ nhỏ, một đĩa bún có thể xin thêm, bát nước chấm đủ vị và một rổ rau sống...".
Thậm chí trang này còn dẫn thẳng ý kiến của một chủ quán Hà Nội về suất bún 35 nghìn 2 miếng chả ở Thanh Hóa: "Đánh giá về suất bún chả 35.000 đồng ở Thanh Hóa với một đĩa bún và hai miếng chả viên, người này cho biết: 'Bán như vậy là đắt và làm ảnh hưởng hình ảnh món ăn truyền thống của Việt Nam, vì chưa có ở đâu bún chả lại bán kiểu như vậy'.
Đồng quan điểm, cô Thanh Nga, chủ quán bún chả 70 năm ở chợ Đồng Xuân cho biết: 'Tôi sống và bán hàng ở nơi cả vật giá lẫn mặt bằng phố lớn không đâu đắt đỏ bằng nhưng chưa bao giờ thấy một suất bún chả tệ đến vậy. Chắc họ bán một mùa rồi thôi chứ ở đây chúng tôi bán vậy thì ngày mai đóng cửa luôn vì không ai đến'...".
Trùng với thời điểm những tranh cãi nêu trên nổ ra thì bỗng xuất hiện thông tin nhiều chủ quán bún, phở ở Hà Nội đẩy giá tăng thêm 2.000 đồng mỗi bát. Bài đăng trên một trang mạng dẫn lại thông tin báo chí cho biết: "Chị Hoài Thu (Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mấy ngày nay bất ngờ vì phải trả 35.000 đồng cho một bát phở tại một quán quen. Theo chị Thu, quán nằm trong một ngõ nhỏ, do chủ không phải thuê mặt bằng nên luôn rẻ hơn so với nơi khác. Thường ngày, chủ quán bán 30.000 đồng/bát phở, bún. Sau thời điểm giá xăng tăng, chủ quán tăng lên 33.000 đồng/bát và không giảm trở lại dù giá xăng đã hạ. Hiện tại, chủ quán tiếp tục tăng thêm 2.000 đồng/bát, dù chất lượng vẫn thế.
Tương tự, chị Nguyễn Thị N., chủ quán phở ở phường Đại Đồng (huyện Thanh Trì) mới tăng giá bán từ 35.000 đồng lên 38.000 đồng/bát. Chị cho biết, dù trời nắng nóng, lượng khách giảm nhưng chị vẫn phải bật điều hòa liên tục, trong khi giá điện lại vừa tăng nên nếu không điều chỉnh giá thì sẽ thua lỗ...".
Giá điện, giá xăng tăng là lý do thường thấy khi các hàng quán ăn uống tăng giá. Nhưng liệu có hay không việc so sánh khi thấy có những quán ăn bán đồ ăn quá tệ mà vẫn hiên ngang giữ mức giá ngang ngửa quán của mình nên quyết định tăng giá? Mong rằng những quán bún được nhiều người yêu thích sẽ không tham gia "cuộc chiến giá bún", không chỉ cố gắng giữ nguyên giá mà còn cải thiện hơn chất lượng để giữ chân khách hàng.
Nguồn: Tổng hợp
Mì Hảo Hảo hiện đã có rất nhiều phiên bản bên cạnh “huyền thoại” Tôm Chua Cay như mì xào khô, mì handy... Không dừng lại ở đó, Acecook – thương hiệu sở hữu mì gói Hảo Hảo còn gợi ý cho người dùng cách biến tấu mì Hảo Hảo trở thành những món mì đỉnh hơn nữa.
Nếu như Hà Giang là mảnh đất mà không phượt thủ nào muốn bỏ qua thì món phở gà trứ danh của Hà Giang mang tên Tráng Kìm là đặc sản phượt thủ nào cũng phải thử một lần.
Ấm bụng ngày đông với 5 quán xôi đêm nổi tiếng tại Hà Nội, quán nào cũng đầy ụ topping nóng hổi, như thể cứu đói đêm lạnh.
Khẳng định "ai cũng làm được ngay lần đầu tiên" với công thức làm món bánh chuối nướng "bất bại" của mình, tác giả đã nêu hết sức chi tiết các bước thực hiện món bánh đặc sắc này.
Top những món ngon ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Lạt, chắc chắn du khách phải lưu lại để có một chuyến đi trọn vẹn.
7 món ăn mà du khách nào đến Hội An cũng không thể bỏ lỡ, đảm bảo dạo một vòng phố cổ là no bụng ngay, mà món nào món nấy cũng ngon bổ, đậm chất miền Trung.
Phố cà phê đường tàu Phùng Hưng gần đây lại chấn động sau vụ khách Tây va vào tàu. Một lần nữa cơ quan chức năng lại vào cuộc ngăn khách vào khu vực này. Nhưng liệu tổ hợp dịch vụ này sẽ ngừng hoạt động hẳn hay sau một thời gian lại "đâu vào đấy" như trước?
Nếu bạn là một trong những người đang bị "nóng trong người" vì trót ăn quá nhiều vải như bao người thì công thức làm món thạch vải thơm mát sau đây rất đáng để tham khảo.
Mùa sen đến rồi! Điều đó thể hiện qua những loạt ảnh của các thành viên Check in Vietnam vừa mới đi check in mùa sen tháng 6. Nhiều thành viên cũng nhiệt tình giới thiệu những đầm sen đẹp nhất.
Vụ việc 5 người lạc trên núi Hàm Lợn và phải gọi cảnh sát giải cứu gây tranh cãi trên một trang mạng, trong đó có ý kiến gây chú ý: "Bật gg map lên cũng thấy đường mà vẫn đi lạc được".
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.
Thủ đô luôn là nơi tập trung nhiều viện bảo tàng cấp quốc gia và gần đây Hà Nội đang đón một làn sóng giới trẻ check in ở các bảo tàng. Nếu bạn cũng muốn hòa vào làn sóng này, tham khảo ngay gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội sau nhé!