Suốt tuần này, Lạng Sơn sôi động với Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ và sự kiện tâm điểm hiếm lễ hội nào có đã diễn ra vào hôm nay 7/3 thu hút hàng ngàn người dân và du khách thập phương.
Sáng ngày 7/3 (tức 27 tháng Giêng âm lịch), Hội đầu pháo - sự kiện tâm điểm nhấn của Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ (còn gọi là Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ) đã diễn ra tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn thu hút hàng nghìn người. Hội đầu pháo là nơi diễn ra nghi thức tranh đầu pháo vô cùng độc đáo, năm nay một người dân thành phố Lạng Sơn đã may mắn tranh được đầu pháo và đã được BTC lễ hội vinh danh, tặng thưởng 2 triệu đồng cùng 1 mâm xôi gà và 1 mâm ngũ quả.
Vinh danh người tranh được đầu pháo năm nay. (Ảnh: Báo Lạng Sơn)
Theo phong tục truyền thống, người tranh được đầu pháo sẽ đưa đầu pháo, lễ vật, bát hương thần tài về nhà để thờ cúng. Người tranh được đầu pháo cũng được quan niệm là sẽ có một năm gặp nhiều may mắn, tài lộc. Đến ngày 20 tháng Giêng (âm lịch) năm sau, người tranh được đầu pháo phải mang đầu pháo đã tranh được cùng lễ vật đến đền tạ ơn và trả lại đền.
Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ năm nay diễn ra từ ngày 2/3 - 7/3 (tức từ 22 - 27 tháng Giêng âm lịch) với rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc xứ Lạng. Nổi bật trong các hoạt động của lễ hội là nghi thức rước kiệu và tranh đầu pháo thu hút hàng vạn người tham gia và theo dõi. Hoạt động rước kiệu diễn ra vào ngày khai mạc lễ hội (22 tháng Giêng âm lịch) với đoàn rước đi qua các con đường trung tâm của thành phố Lạng Sơn tạo nên một bầu không khí náo nhiệt, vui nhộn, phấn khởi. Đặc biệt, tại các ngã ba, ngã tư, đoàn rước kiệu sẽ thực hiện xoay kiệu vòng tròn kết hợp với màn pháo hoa khiến ai nấy đều thích thú, dõi theo.
Rước kiệu khai mạc Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ ngày 2/3 vừa qua. (Ảnh: FB Truyền hình Lạng Sơn - LSTV)
Đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ là hai di tích lịch sử văn hóa của thành phố Lạng Sơn gắn với tên tuổi hai vị Thân Công Tài và Tuần Tranh là những vị quan có công lớn trong việc bảo vệ bờ cõi đất nước vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ là di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, thể hiện sự tri ân của đồng bào các dân tộc nơi đây đối với các vị tiền nhân, mang ý nghĩa văn hoá tâm linh với những mong cầu cho những điều tốt đẹp dịp đầu năm.
Nguồn: Tổng hợp
Những lễ hội mùa xuân đặc sắc tại miền Bắc sắp diễn ra, những nét độc lạ của mỗi vùng miền sẽ được phát huy và đặc biệt, hầu hết đều tập trung trong tháng Giêng này.
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024 vừa trải qua đêm biểu diễn và thi đấu thứ 2 hôm 15/6, tức còn 3 đêm biểu diễn gồm cả chung kết là sự kiện hấp dẫn du khách này sẽ kết thúc.
Một bài đăng trên diễn đàn Check in Vietnam vừa cập nhật tình hình đỉnh Mẫu Sơn "đang đóng băng rất dày" khiến cộng đồng mạng phấn khích. Dự báo đợt lạnh còn kéo dài nên có thể băng tuyết ở đây sẽ không tan nhanh.
Món quà đặc biệt đến từ Bà Nà Hills - Lễ hội Té nước Happy Songkran truyền thống của Thái Lan sẽ được tổ chức tại đây trong tháng 4 này.
Không phải đỉnh Fansipan, Sa Pa lạnh nhất Việt Nam, đây mới là nơi lạnh nhất Việt Nam, cách Hà Nội chưa tới 200km.
Trong bài viết tìm hiểu về phong tục Tết Trung thu ở châu Á, trang Lifestyle Asia đã viết về Việt Nam như một điểm đến tiêu biểu cho dịp lễ hội này.
Là tỉnh vùng cao địa đầu Tổ quốc nên Lạng Sơn có nhiều cảnh đẹp núi non hùng vĩ. Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, dân tình đang rủ nhau check-in 3 ngọn thác đẹp nhất Lạng Sơn.
Suốt tuần này, Lạng Sơn sôi động với Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ và sự kiện tâm điểm hiếm lễ hội nào có đã diễn ra vào hôm nay 7/3 thu hút hàng ngàn người dân và du khách thập phương.
Ngày 25/1, một trong những nơi rét nhất Miền Bắc - đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) ghi nhận có khoảng 2.000 du khách đến ngắm băng giá.
Một bài đăng trên diễn đàn Check in Vietnam vừa cập nhật tình hình đỉnh Mẫu Sơn "đang đóng băng rất dày" khiến cộng đồng mạng phấn khích. Dự báo đợt lạnh còn kéo dài nên có thể băng tuyết ở đây sẽ không tan nhanh.
Không phải đỉnh Fansipan, Sa Pa lạnh nhất Việt Nam, đây mới là nơi lạnh nhất Việt Nam, cách Hà Nội chưa tới 200km.
Đến Lạng Sơn nhất định phải thử hàng cơm bình dân nổi tiếng với món vịt quay, gà luộc, nằm ngay phố đi bộ Kỳ Lừa.