Cách đây một thời gian, câu chuyện mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc - hanbok để check-in cây hồng cổ ở Ninh Bình đã gây nhiều ý kiến tranh cãi. Tương tự đó, mới đây câu chuyện mặc trang phục của Trung Quốc để "sống ảo" ở núi rừng Sa Pa lại làm bùng lên một cuộc tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội. Nhiều bạn khi tới Sa Pa đã thuê những bộ quần áo của người dân du mục, chụp ảnh theo phong cách Tây Tạng. Với nhiều người, các tọa độ phù hợp với trang phục Trung Quốc trên là khung cảnh núi cao, rừng rậm, lều trại, bàn ghế gỗ,... ở Rock Garden Homestay, Best View, đèo Ô Quy Hồ,...
Những bộ ảnh check-in lung linh này đã tạo thành một trào lưu với các tín đồ "sống ảo". Theo đó, nhu cầu thuê trang phục Trung Quốc tăng cao khiến địa điểm cho thuê liên tục "cháy hàng", giá thuê cũng tăng cao (khoảng 400.000 vnđ/người. Về mặt tích cực, trào lưu này thu hút khách du lịch tới Sa Pa, tăng doanh thu cho các hộ kinh doanh. Về mặt bất lợi thì trào lưu khiến mất đi bản sắc của Sa Pa nói riêng, vùng núi Tây Bắc nói chung. Du khách du lịch sẽ không biết được hình ảnh trang phục truyền thông của người dân tộc H"mông, Dao đỏ, Tày,... ở thị trấn này.
Bộ ảnh gây tranh cãi thời gian qua: Mặc đồ Trung Quốc check-in ở Sa Pa
Trên cộng đồng du lịch, một tài khoản facebook đã đăng tải bộ ảnh check-in ở Sa Pa trong trang phục Trung Quốc. Bên dưới bài viết có nhiều lượt like, comment. Netizen chia thành 2 luồng ý kiến trái chiều. Người cho rằng chụp ảnh đẹp là được, hoặc chưa có cơ hội đi Tây Tạng, Mông Cổ trong mùa dịch nên tranh thủ chụp như vậy cũng không sao. Người lại cho rằng, check-in như thế này sẽ làm mất đi nét đẹp của Sa Pa, thay vì vậy sao không chụp ảnh trong trang phục truyền thống của người H'mông. Người nói, nhìn bộ ảnh không nhận ra Sa Pa mà cứ nghĩ đây là một địa điểm nào đó trên thế giới.
Câu chuyện đi Sa Pa nhưng trang phục của quốc gia khác để check-in sống ảo hiện vẫn chưa có hồi kết. Bạn nghĩ sao về trào lưu này?
Nguồn: Tổng hợp
Câu chuyện của cặp đôi này đã dấy lên một chủ đề bàn luận về việc chi phí du lịch của một cặp đôi nên phân chia như nào mới hợp.
Cùng Check in Việt Nam đi tìm lời hồi đáp cho câu hỏi: đi Sapa mùa nào đẹp qua những câu chuyện về vẻ đẹp bốn mùa ở thị trấn mờ sương
Thông tin tân Đại sứ Pháp ăn bún chả cùng hot Tiktoker đang gây sốt nhiều trang MXH. Không chỉ thưởng thức bún chả Hà Nội, vị tân Đại sứ còn thử món bánh cuốn ở thủ đô.
Cộng đồng mạng hiện đang xôn xao về đoạn clip 1 TikToker biết bản thân là F0 nhưng vẫn không tự cách ly mà thản nhiên đi ăn uống tại những nơi công cộng
Không chỉ riêng Đỗ Thị Hà, Mai Phương Thúy cũng từng bị nhắc nhở vì điều này.
Trên nhiều trang mạng và cộng đồng đam mê phượt và du lịch, Khau Cốc Chà là con đèo được mệnh danh đáng sợ nhất Việt Nam. Tuy nhiên, con đèo này lại không thuộc "tứ đại đỉnh đèo" của nước ta. Vì sao vậy?
Trên các diễn đàn du lịch và phượt khoảng 1 tuần nay nổi lên hình ảnh các nữ phượt thủ đua nhau chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn - một trong những đỉnh núi cao nhất Tây Bắc.
Là một trong những "thủ phủ mây mù" của vùng cao, đến với Sa Pa mùa này bạn sẽ được "chill hết nấc" trong khung cảnh "sương khói mờ nhân ảnh". Tham khảo ngay lịch trình săn mây Sa Pa 2N1Đ sau đây nhé!
Đi Sa Pa mùa này, bạn sẽ như lạc bước ở Bản Mây, đắm chìm trong vườn sen đá khổng lồ và vẻ đẹp vô thực của thiên nhiên.
Hôm qua 23/11, Fansipan ghi nhận xuất hiện hiện tượng sương muối khi nhiệt độ giảm xuất 2 độ C.
Lảo Thẩn là điểm đến nổi tiếng với biển mây trắng bồng bềnh giăng kín bốn phương khiến du khách say đắm ngỡ như chỉ có trong tranh.
Lần trekking ở "nóc nhà Y Tý" hẳn cô gái không ngờ sau hơn 2 năm mình sẽ trở thành "nóc nhà" của người đi cùng. Câu chuyện cô gái đi chụp ảnh cưới trên đỉnh Lảo Thẩn tại nơi khởi đầu của chuyện tình đã gây sốt MXH.