23 ngày chiến đấu với Covid là những ngày tháng dài và đầy lo sợ với đại gia đình, thậm chí họ đã suýt mất một người thân.
Cuộc chiến với Covid của gia đình 16 người được cô con gái Trương Ngọc Bảo Trân (29 tuổi, TP.HCM) kể lại vào lúc cô vui mừng nhận tờ giấy kết quả PCR âm tính.
MỤC LỤC [Hiện]
Gia đình Ngọc Trân sinh sống tại TP.HCM có 16 người tất cả, gồm 10 người lớn, 4 trẻ nhỏ. Người đầu tiên được nghi phát bệnh là em gái Trân khi có dấu hiệu ho và sốt. Nhưng vì vừa đi tiêm vắc xin về nên cả nhà nghĩ đây là triệu chứng sau tiêm bình thường. Tuy nhiên, cơn sốt của em gái kéo dài tận 4-5 ngày vẫn chưa khỏi. Sau đó, mẹ cô có biểu hiện ho nhẹ, nhưng gia đình vẫn chỉ cho rằng là cảm cúm thường ngày. Người tiếp theo có triệu chứng ho sốt là cháu gái lớn, sau đó là Ngọc Trân sốt 38 độ. Lúc này đã bắt đầu lo lắng, Trân nhờ người quen mua hộ bộ kit test nhanh cho cả nhà. Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy 16 thành viên đều dương tính với SARS-CoV-2.
Nhận được tin này, cả nhà đều rất lo lắng, hai đứa cháu học cấp 2 còn bật khóc nức nở. Nhưng họ lo nhất là người mẹ 67 tuổi có bệnh nền tiểu đường nặng, huyết áp cao và cháu bé 10 tháng tuổi còn quá nhỏ.
Mỗi thành viên có những triệu chứng khác nhau nhưng cơ bản đều bị sốt hoặc ho, đau bụng, tiêu chảy. Trong đó, Trân là người ít triệu chứng nhất nên nhận đứng ra phụ trách nấu ăn, chăm sóc mẹ.
Để chuẩn bị cho chuỗi ngày chiến đấu với Covid-19, anh trai Trân đã tất tả gọi điện nhờ người quen mua hộ thuốc, thiết bị SpO2 và 6 máy phun khí dung. 6 gia đình cách ly tại từng phòng với nhau, chủ động vệ sinh phòng ốc, xịt khuẩn thường xuyên. Trân ở tầng 1 để tiện chăm sóc mẹ. Đến bữa ăn, cô cùng chị gái thay phiên nấu và mang đến từng phòng. Mọi người đều thực hiện nguyên tắc 5K nghiêm ngặt và tự chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của trạm y tế cộng đồng.
Mỗi sáng, 16 F0 cùng phơi nắng và tập thể dục nhẹ nhàng, lúc này Trâm thường xoa bóp tay chân mẹ cho máu lưu thông. Họ cũng duy trì chế độ ăn uống bình thường, tuy nhiên bớt đồ chiên dầu mỡ, thêm rau củ, thức ăn nóng và uống nhiều nước ấm.
Vài ngày đầu, đều đặn 2 lần/ngày, mọi người lại xông gừng, sả, thêm vài giọt dầu. Ngoài ra họ cũng xịt mũi bằng dung dịch hoặc nước muối, khò họng bằng nước sát khuẩn mong nhanh khỏe bệnh.
Chia sẻ về lý do cả gia đình tự nguyện điều trị tại nhà, Trân cho biết: “Chúng mình không lo lắng với việc tự điều trị tại nhà, vì sợ nếu đi cách ly thì không thể chăm sóc nhau được nữa”.
Nhờ tinh thần tích cực, hỗ trợ nhau và tập trung điều trị tốt nên đến ngày 17, 14 thành viên (8 người lớn, 6 trẻ nhỏ) đã có kết quả âm tính, duy có anh trai và mẹ Trân thì sang đến ngày thứ 23. May mắn nhất là cháu bé 10 tháng tuổi, dù nhiễm virus nhưng cháu rất ngoan, không quấy khóc, chỉ có đôi khi bỏ bú nên mặt mày hơi bơ phờ. Trong lúc điều trị, bé không ăn cháo mà chỉ bú 2-3 bình mỗi ngày, uống thêm hạ sốt, siro ho và vitamin C dành cho trẻ em. Nhờ vậy bé đã hết các triệu chứng trong vòng 4 ngày.
Trong 23 ngày điều trị, người mẹ già là người khiến cả nhà lo lắng nhất. Ngay lúc vừa chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, đêm ngày thứ 4, các triệu chứng của mẹ trở nặng nhanh chóng. Bà chóng mặt, khó chịu, Trân chạy đi lấy máy đo huyết áp thì mẹ nôn dồn dập, cả cơ thể bà bắt đầu run lên.
Kiểm tra thấy chỉ số SpO2 tụt xuống dưới 90%, huyết áp tăng 19,3; đường huyết hơn 500. Bà vẫn tiếp tục nôn, các chỉ số báo động nguy cơ đột quỵ. Cả nhà vô cùng hốt hoảng, lúc này Trân cố gắng giữ bình tĩnh, cô tiêm cho mẹ một liều hạ đường huyết, uống viên ngừa đột quỵ và viên hạ huyết áp. Trong lúc đó, cả nhà cũng nhanh chóng liên lạc mua bình oxy trong đêm. Lúc này, mẹ cô được hỗ trợ thở bằng máy phun khí dung tạm.
Khi bình oxy vừa về tới, bà thở gấp, Trân nhanh nhẹn cho mẹ uống thuốc chống đông máu. May mắn sau đó tình trạng của bà dần ổn định, vượt qua “cửa tử” lần 1. Đêm đó, cả nhà thay phiên nhau túc trực bên mẹ.
Biết tình trạng mẹ nguy hiểm, ngày hôm sau, Trân đã liên hệ nhóm y tế cộng đồng.. Theo tư vấn mẹ đang trở nặng thì bình oxy 5 lít tại nhà sẽ không đủ đáp ứng, trạm đã cho gia đình mượn bình oxy 40 lít. Mọi người cũng khuyên nên đưa mẹ đi bệnh viện nhưng Ngọc Trân lại lo sợ bà không có người thân bên cạnh thì khó có thể chống chọi được. Sau đó, cả gia đình thống nhất trường hợp xấu nhất xảy ra thì sẽ đưa bà đi cấp cứu.
Hôm mẹ nguy kịch, anh trai cô do quá lo nên cũng lên cơn sốt cao 40 độ, hạ oxy trong máu. Trân cho anh thở bình 5 lít, uống thuốc hạ sốt, thuốc chống đông. Hôm đó, một mình cô gái nhỏ chạy lên xuống 2 tầng theo dõi sát mẹ và anh bởi trong nhà chỉ có cô là có kiến thức về cách điều trị Covid rõ nhất và được nhân viên hướng dẫn đối phó với các trường hợp trở nặng.
Ngày thứ 6 sau đó, mẹ cô không ăn uống được gì, luôn trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Ngọc Trân xay cháo nhuyễn rồi động viên mẹ ăn nhưng được 2-3 miếng bà lại từ chối. Tuy vậy, cô cũng cố “ép” mẹ uống nước, yến, sữa, cứ 15-20 phút lại động viên bà bổ sung dinh dưỡng chống chọi bệnh tật. Đồng thời, mỗi ngày cô đều tìm cách liên hệ nhiều trạm để tìm oxy cho mẹ. Dần dần, bà ăn được 2 bát cháo loãng, ít nước yến và gần hết một hộp sữa. Sự tiến triển từng ngày của mẹ như giúp Trân có thêm động lực.
“Cửa tử” thứ 2 mở ra vào ngày thứ 8 khiến cả nhà “đứng tim”. Đó là khi ẹ cô đi tiểu khó khăn, cả ngày chỉ đi 1 lần duy nhất. Đến tối, các con dìu bà vào nhà vệ sinh, cầm theo bình oxy 40 lít, vừa động viên vừa lấy chai nước nóng chườm bụng dưới của mẹ. Cuối cùng mẹ cũng đi được nhưng khi vừa dìu mẹ vào phòng, đo SpO2 thì chỉ số của bà đã tụt xuống 60% rất nguy kịch. Ngọc Trân lúc này dù rất hoảng sợ nhưng cô vẫn cố gắng không khóc, cô bình tĩnh lấy dây thở bằng mũi của bình oxy 5 lít và chụp thêm mặt nạ thở của bình 40 lít, giúp mẹ tăng oxy tối đa. Mẹ được đỡ nằm nghiêng, con gái vỗ bên hông sườn cho khí vào phổi bà và rồi chỉ số cũng từ từ tăng lên 80-83%. Cả đêm cô túc trực bên mẹ, động viên mẹ uống nước, yến. Cứ như vậy tới sáng, ban ngày tình trạng mẹ đỡ hơn, chỉ số SpO2 tăng lên 90%, nhưng đêm xuống thì lại nguy kịch.
May mắn sang ngày thứ 9 thì gia đình liên hệ được với bác sĩ cấp cứu nhờ xuống khám cho mẹ và cả gia đình. Bác sĩ kê thêm thuốc cho bà và dặn pahir theo dõi kĩ chỉ số SpO2, nếu không đáp ứng đủ oxy thì nên nhập viện.
Sang ngày 10 và 11, chỉ số SpO2 tăng lên 92, 94 rồi 95%, mẹ cô ăn được nhiều hơn chút, đã uống được hết một hộp sữa.
Những ngày sau đó, mẹ tiến triển nhiều hơn, không cần dùng bình oxy 40 lít mà chỉ dùng bình 5 lít, Trân cũng không còn phải lo lắng kiếm oxy cho mẹ nữa.
Sau 15 ngày điều trị, mẹ cô dần hồi phục, ăn đủ 3 bữa cơm, 1 chai yến và 2 hộp sữa mỗi ngày. Dù vẫn phải thở máy, nhưng bà đã dần tỉnh hơn, môi cũng không còn tím tái nữa. Từ ngày thứ 20, bà không cần máy thở. Ngày 23 bà nhận kết quả PCR âm tính.
Trân cho biết: "Trở về từ “cửa tử”, mẹ mình có hơi lú lẫn, quên khá nhiều, kể cả tên con cháu. Nhưng chỉ riêng việc mẹ hồi phục được như vậy đã là kì tích rồi"
Sau 23 ngày cùng gia đình chống chọi dịch bệnh, Trâm mong rằng những chia sẻ của cô sẽ giúp đỡ những F0 đồng cảnh ngộ. Điều đầu tiên cô khuyên đó là bệnh nhân cần bình tĩnh và lạc quan. Những ngày đầu điều trị, F0 nên thường xuyên rửa mũi, khò họng, ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm vitamin, chịu khó vận động nhẹ nhàng, tắm nắng để tránh virus xâm nhập vào phổi sẽ chuyển nặng rất nhanh.
Các cháu nhỏ cũng đã khỏe hơn nhiều
Chú ý nhất đó là người bệnh nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không uống lung tung. "Lúc đầu gia đình mình vì hoang mang nên ai chỉ gì cũng mua nên không biết thuốc uống loại nào là đúng nhất".
Trong nhà nên có sẵn thiết bị đo SpO2, máy đo huyết áp, có máy đo đường huyết càng tốt, nhất là khi gia đình có người già, hoặc có bệnh nền. Trong trường hợp nguy kịch, hãy liên hệ cấp cứu nhanh nhất có thể.
Nguồn: Kênh 14
Ở nhà mùa dịch cởi bở những bộ đồ sang chảnh, vợ chồng Cường Đôla và Đàm Thu Trang có cuộc sống bình dị như bao người, ăn bận giản dị, hết chăm con rồi làm vườn
Cô còn cẩn thận ghi chép không sót phòng nào đó nữa chứ!
Một trong những chuỗi siêu thị lớn ở thành phố Hồ Chí Minh vướng phải tranh cãi về vấn đề đãi ngộ nhân viên, trả lương thì thấp nhưng phải thường xuyên tăng ca.
Chàng trai chia sẻ về bữa cơm 30k tại khu cách ly nhưng bất ngờ nhận chỉ trích từ cư dân mạng
Mặc dù điều kiện thời thiết không ủng hộ, nam MC vẫn nhiệt tình đến những địa phương đang phong tỏa để chia sẻ khó khăn với bà con
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định tạm dừng hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ bán mang về),...
Tuổi trẻ muốn trốn đi chơi thật xa, bạn đang tìm đến một nơi không xô bồ như ở thành phố, trốn thật xa đến nơi yên bình. Vậy hãy thử tới đảo Thạnh An, Cần Giờ để nghỉ ngơi xả hơi.
Cần gì đi đâu xa, đợi khi Sài Gòn khỏe lại, mình cùng ghé thăm Dinh Độc Lập đẹp mơ màng, hoài niệm qua bộ ảnh đậm chất điện ảnh của chàng trai Nguyễn Thanh Vũ này nhé.
Giới trẻ Sài Gòn lại được thưởng thức “phát minh" mới nhất trong bộ sưu tập bánh tráng gọi tên bánh tráng tóp mỡ sốt me trứng
Những quán cafe tone lạnh 1 màu như đen, xám thiết kế theo phong cách tối giản đang trở thành trào lưu được ưa chuộng gần đây
Rang Rang Coffee nổi tiếng là cà phê sống ảo của giới trẻ Sài Thành, giờ đây đã có thêm chi nhánh tại Phú Mỹ Hưng - xứng đáng là "thiên đường" nếu bạn muốn chill chill tụ tập hay đang tìm kiếm một góc làm việc, học tập hiệu quả.
Nghe nói đây là quán cafe hot rần rần gần đây tại TP.HCM, nhưng mới nhìn vào menu thôi cũng hú hồn.