Home Quẩy Phượt bằng xe tay ga phải lưu ý những điều sau để có đổ đèo nguy hiểm vẫn tự tin cầm lái

Phượt bằng xe tay ga phải lưu ý những điều sau để có đổ đèo nguy hiểm vẫn tự tin cầm lái


icon_bl_left icon_home_left icon_face_left

Có rất nhiều phượt thủ chọn cách bon bon trên chiếc xe ga của mình trong những chuyến hành trình khám vùng đất lạ. Tuy nhiên, phải lưu ý những điều sau để bảo vệ bản thân khỏi tai nạn nguy hiểm.

Thông thường, xe số là phương tiện phổ biến được lựa chọn để đi phượt, đặc biệt là tới những nơi địa hình hiểm trở, đèo dốc. Tuy nhiên, cũng nhiều người lại chọn xe tay ga vì những ưu điểm nhất định. Đầu tiên là cốp đựng đồ rộng rãi, chỗ ngồi thoải mái giúp chuyến hành trình “dễ thở” và trơn tru hơn. Ở một số dòng xe ga cũng trang bị lốp không săm, không lo thủng lốp trong chuyến đi. Trên hết, xe ga là phương tiện di chuyển dễ sử dụng hơn, phổ biến trong đời sống thường nhật của bộ phận đông người dân hiện tại.

Đi phượt bằng xe ga cũng vui đó nhưng phải lưu ý những điều sau

Tuy nhiên, xe tay ga khi đi đường dài, đi phượt có những tiềm ẩn không ít rủi ro xảy ra tai nạn trên hành trình. 

MỤC LỤC [Hiện]

Có thể thấy, việc đi xe ga mất an toàn hơn là do các cấu tạo bên trong của loại phương tiện này. Thiết kế của xe ga khá lớn, gầm xe thấp nên khi di chuyển trên đường dốc hoặc địa hình gập ghềnh có thể gây ra những khó khăn, sự cố. 

Bên cạnh đó, các xe ga đều sử dụng hộp số tự động hay còn là hộp số CVT, giúp xe có khả năng tăng và giảm tốc trong điều kiện đường bằng phẳng, dễ dàng điều khiển bằng việc bóp phanh tay. Tuy nhiên, nó có thể tiện nhưng lại dễ dẫn đến nguy hiểm cho người lái xe trên các nhiều đèo, dốc. Bởi đường đèo dốc với những khúc cua luôn đòi hỏi người lái phải liên tục giảm tốc đột ngột. Và nếu bóp phanh liên tục sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến hiện tượng cháy má phanh, mất phanh.

Ngược lại với xe ga, xe số có thể phanh tay kết hợp với phanh động cơ bằng cách về số thấp. Khi xuống số thấp, xe sẽ cần lực kéo lớn hơn, nhưng không thêm ga, từ đó xe sẽ chạy chậm hơn. 

Việc sử dụng xe ga đi phượt cũng không hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, người lái phải thật sự là một tay lái cứng, nắm được các kỹ năng quan trọng và có phản xạ nhanh nhạy để xử lý tình huống kịp thời. Dưới đây là các kỹ năng sống còn, giúp đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro khi sử dụng xe ga khi đi phượt được các “phượt thủ” có kinh nghiệm chia sẻ lại.

Tuyệt đối không tắt máy khi đang đổ đèo 

Nhiều người thường lầm tưởng rằng khi đổ đèo, xuống dốc, xe có thể tự đi mà không cần động cơ nên tắt máy đi để tiết kiệm nhiên liệu, nhưng đây là suy nghĩ chết người. Vì trong một trường hợp bất thường bạn sẽ không thể xử lý kịp thời, cũng không thể kiểm soát được tốc độ duy chuyển, nên hãy bỏ ngay thói quay tắt máy khi đổ đèo hay xuống dốc.

Giữ tốc độ an toàn

Khi đổ dốc, vừa mớm nhẹ ga vừa rà phanh để giữ vận tốc ổn định. Và tốc độ an toàn là trong khoảng 15km - 40km, không lớn hơn 40. Tốc độ này sẽ giúp bộ phận côn xe bám tốt, từ đó phanh hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, khi tới những khúc cua hiểm trở, bạn cũng nên phanh để giảm vận tốc về khoảng 10, hay thậm chí là 5km/h để giữ an toàn.

Giữ tốc độ an toàn

Không bóp “chết” phanh

Bóp chết phanh tức là giữ phanh ở trạng thái phanh liên tục. Điều này có thể gây nóng má phanh, dẫn đến cháy, mất phanh. Vì vậy, tuyệt đối không nên làm hành động này.

Thay vào đó, nếu thấy xe lao dốc quá nhanh, hãy nhấp nhả phanh liên tục để giảm tốc độ xe di chuyển về trong khoảng an toàn. Cũng đừng quên giữ khoảng cách ít nhất là 30 - 40m với các phương tiện di chuyển phía trước.

Bảo dưỡng xe trước khi lên đường

Khi dùng xe đi đường dài, hay đặc biệt là đi phượt, bạn cần đảm bảo kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện thật kỹ càng trước khi lên đường. Các bộ phận quan trọng có thể kể tới như như phanh, lốp, gương, đèn, ắc quy, xi nhan, bugi…Ngoài ra, một bộ dụng cụ sửa xe là rất cần thiết, và cũng đưng quên ghi lại các địa chỉ và số điện thoại của tiệm sửa xe (nếu có) trên cung đường phòng khi gặp sự cố bất chợt.

Đừng quên bảo dưỡng định kỳ cho "chiến mã" của mình nhé!

NGUỒN: Tổng hợp

60 giờ khám phá một trong những hang động lớn nhất thế giới, liệu có đáng?

Bạn thích thám hiểm nhưng ở những nơi càng nguy hiểm càng kích thích, hãy đến Tú Làn, Quảng Bình nhé

30 tuổi ghé thăm 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, cô nàng truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ yêu du lịch

Hoàng Minh Thương - một content creator về du lịch trả lời câu hỏi “Làm nghề gì mà đi du lịch được nhiều thế?” như thế nào?

Cộng đồng phượt thủ rủ nhau phượt xuyên Tết từ Sài Gòn ra Hà Nội: 23 - 24 Tết ra Hà Nội, mùng 6 - 7 Tết vào lại Sài Gòn

Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng cộng đồng phượt thủ đã rủ nhau phượt xuyên Tết từ Sài Gòn ra Hà Nội, lịch trình dự định là 23 - 24 Tết ra Hà Nội, mùng 6 - 7 Tết vào lại Sài Gòn.

Bà ngoại U60 "bỏ hết tất cả mà đi": chồng, con cháu, việc nhà,... để tự lái xe đi phượt, sống cuộc đời của riêng mình

Sau 30 năm sống cuộc sống không hạnh phúc, bà Su Min đã quyết định sống cuộc đời tự do: tự lái xe đi phượt, khám phá đất nước Trung Quốc.

Nữ phượt thủ miền Tây độc hành nghìn cây số xuyên Việt khiến vạn người thán phục

Những ngày qua, câu chuyện một nữ phượt thủ miền Tây độc hành nghìn cây số xuyên Việt đã gây xôn xao không chỉ trong cộng đồng Check in Vietnam mà cả trên nhiều trang mạng và một số tờ báo.

Những địa điểm cắm trại tại Quảng Ninh cực kỳ xịn xò, một số cái tên còn từng làm mưa làm gió trên MXH

Cắm trại tại Quảng Ninh tưởng không vui nhưng vui không tưởng, nơi nào cũng rộng rãi, mát mẻ, phù hợp để vui chơi, giải trí cho nhóm bạn bè và gia đình vào cuối tuần.

8 kinh nghiệm phượt xuyên Việt của gia đình 5 người đã đi 33/63 tỉnh thành của Việt Nam

Gia đình 5 người gồm hai vợ chồng và 3 trẻ nhỏ này đã đi 33/63 tỉnh thành (cũ) của Việt Nam. Hãy cùng tham khảo 8 kinh nghiệm phượt xuyên Việt quý báu của họ nếu bạn cũng đang ấp ủ một chuyến đi tương tự.

Bản đồ Check in Vietnam bước vào giai đoạn 2 với hành trình “Tiếp nối di sản” miền Trung

Sau những dấu ấn đầy rực rỡ và hào hùng với hành trình “Tinh hoa Nam Bộ” ở giai đoạn 1 tại miền Nam, Bản đồ Check in Vietnam chính thức bước vào giai đoạn 2 với hành trình tìm hiểu và khám phá miền Trung, nơi lưu giữ những giá trị di sản trường tồn, được lưu giữ bền vững qua từng thế hệ.

Kết quả minigame Bản đồ Check in Vietnam giai đoạn 2: Lộ diện 10 cái tên trúng thưởng

Trong 1 tuần qua, chiến dịch Bản đồ Check in Vietnam đã phát động giai đoạn 2 của minigame Bản đồ Check in Vietnam trên fanpage và group cộng đồng của Check in Vietnam. Kết quả minigame Bản đồ Check in Vietnam giai đoạn 2 nay đã lộ diện 10 cái tên trúng thưởng.

Điểm lại 9 nhà hàng Việt Nam lọt danh sách 1 sao Michelin năm 2025

Trong các nhà hàng Việt Nam lọt danh sách 1 sao Michelin năm 2025 chỉ có 2 gương mặt mới, còn lại đều là những cái tên quen thuộc với danh sách này trong vài năm trở lại đây. Hãy xem Cẩm nang Michelin năm nay miêu tả ra sao về các địa điểm ăn uống này.

Bản đồ Check in Vietnam công bố minigame với tổng giải thưởng trị giá 10 triệu đồng

Ngày 25/4, chiến dịch Bản đồ Check in Vietnam đã khởi động giai đoạn 1 - “Tinh hoa Nam Bộ” tại TP HCM và thành phố Vũng Tàu. Và ngày 28/4, minigame đồng hành cùng chiến dịch với tổng giải thưởng trị giá 10 triệu đồng chính thức khởi động.

Cẩm nang Michelin 2025 công bố 9 nhà hàng 1 sao Michelin tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM

Ngày 5/6, Cẩm nang Michelin 2025 công bố 9 nhà hàng 1 sao Michelin tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM cùng nhiều nhà hàng của 3 thành phố lọt vào các hạng mục khác. Đáng chú ý, năm nay có 2 "tân binh" ở hạng mục 1 sao Michelin.

2
2
2
2
3