Hội An bước vào mùa Trung thu, lung linh trong ánh đèn đỏ rực, sặc sỡ, khiến du khách thích thú.
Cứ mỗi dịp Trung thu, Hội An lại thu hút khách du lịch vì vẻ đẹp đậm chất Á Đông và trong văn hóa Việt Nam với tràn ngập đèn lồng cùng nhiều hoạt động đón Trung thu hoành tráng.
Từ đợt nghỉ dịch kéo dài, ngành du lịch tạm ngưng, đa số mọi hoạt động cấm tổ chức khiến Hội An vắng vẻ, đìu hiu. Tuy nhiên, năm nay Hội An rộn ràng trở lại để chào đón một cái Tết Trung thu cực kỳ náo nhiệt với nhiều hoạt động thi vị cho đêm trăng rằm.
MỤC LỤC [Hiện]
Đa số du khách chọn di chuyển bằng máy bay để đến Hội An, du khách sẽ đáp ở sân bay Đà Nẵng, và đi ô tô, xe máy đến Phố cổ Hội An, chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.
Hiện tại, giá vé máy bay xuất phát từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) hoặc sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đến Đà Nẵng đang dao động khoảng 1tr5/chiều/người vào những ngày Tết Trung thu sắp đến gần. Nếu mọi người muốn tham quan Phố cổ, thưởng trăng, chụp hình kỷ niệm dịp lễ này thì nên đặt vé sớm để tiết kiệm chi phí.
Địa chỉ: 16 Trần Quang Khải, Cẩm Châu, Hội An
SĐT: 0916139379
Cosiha Homestay phù hợp với nhóm bạn hoặc gia đình từ 10 đến 12 người. Khác biệt với không gian mát mẻ ngập tràn cây xanh cùng hồ bơi khá thoáng mát, sạch sẽ.
Phòng được trang trí khá ấm cúng, chỉn chu cùng dịch vụ tốt, mặc dù giá chỉ từ 600k/phòng/đêm. Homestay cách Công viên Ấn Tượng khoảng 400m và trung tâm TP.Hội An 2km.
Địa chỉ: 77/5 Nguyễn Duy Hiệu, Cẩm Châu, Hội An
SĐT: 0905519971
Alsahar Villa được mệnh danh "Ốc đảo Ma-Rốc" giữa lòng phố cổ vì sở hữu phong cách thiết kế đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau như Châu Phi, Địa Trung Hải và Châu Âu tạo cảm giác sáng tạo, tích cực, năng động cho căn nhà.
Villa này nằm bên cạnh con sông Hoài nên cũng mang cảm giác bình yên, thoải mái, phù hợp các cặp đôi hoặc nhóm bạn, gia đình từ 4 đến 15 người. Giá phòng cho 4 người khoảng 1tr6/phòng/đêm.
Đến Hội An vào ngày rằm hàng tháng, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những chiếc hoa đăng le lói cộng hưởng sáng rực cả một dòng sông Hoài. Du khách thường tập trung khá đông ở hai bên bờ sông hoặc đi thuyền trên sông khi trời ngả tối để thực hiện nghi thức thả đèn.
Hoạt động thả hoa đăng không chỉ thú vị mà ẩn mà đằng sau đó là cả giá trị tâm linh và văn hoá của người Việt Nam sẽ có mỗi ngày vào dịp Tết Trung thu. Đèn sau khi thắp sáng được thả xuống nước mang ý nghĩa cầu bình an cho gia đình, thể hiện tấm lòng thành kính với cha mẹ, tổ tiên cũng như nguyện ước một điều gì với tâm trí thiện lành. Rằm Trung thu chính là thời điểm diễn ra Lễ hội Hoa Đăng Hội An hoành tráng và đông du khách nhất.
Cứ mỗi dịp Trung Thu, đèn lồng ở Hội An lại được người ta trang trí hoành tráng và rực rỡ hơn bao giờ hết. Vì vậy, dạo quanh phố phường đâu đâu cũng thấy ngập tràn đèn lồng tại con phố cổ tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy đậm sắc riêng của Hội An.
Ở Hội An, hầu như nhà nào cũng treo đèn lồng, đặc biệt các cửa hàng, nhà hàng kinh doanh. Đèn lồng ở Hội An rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, vừa truyền thống,vừa hiện đại.
Đến Hội An dịp Trung Thu không thể bỏ qua việc thưởng chút trà lá ấm cúng và nhâm nhi cùng bánh trung thu thanh đạm. Tại Phố cổ bình yên có rất nhiều quán trà mang phong cách cổ kính và mộc mạc như Reaching Out Teahouse, Cocobana Tea Rooms & Garden, The Bird House Hoian, A little Hoi An...
Nếu bạn muốn có một khoảng nghỉ yên bình trong chuyến đi, không xô bồ náo nhiệt, chỉ ngồi nhâm nhi trà cùng chút bánh ngọt, trò chuyện cùng bạn bè hay người yêu thì nhớ ghé vào tiệm trà. Không gian ở những quán trên sẽ mang đến cho bạn một Trung thu đầy thi vị.
Đến Hội An, bạn sẽ được thưởng thức ty tỷ các món miền Trung thơm ngon, cũng như các món đặc trưng của vùng đất Quảng. Một số món bạn nhất định phải thử như cao lầu Hội An, bánh đập hến xào, bánh vạc, tào phớ, xu xoa, chè Hội An, mì quảng Hội An, bánh mì Phượng... để lễ Trung thu trọn vẹn cả thưởng trăng đẹp lẫn thưởng thức ẩm thực ngon.
NGUỒN: Tổng hợp
Những ngày này, màu sắc rực rỡ của những bông hoa giấy đang nở rộ khắp mọi miền đất Việt làm người ta thương nhớ làm sao! Cùng điểm qua 4 tọa độ hoa giấy đang nở đẹp nhất bạn nha!
Trước tình hình dịch Covid-19, Hội An nói riêng, ngành du lịch nói chung bị ảnh hưởng nặng nề. Ở phố cổ Hội An, nhiều ngôi nhà cổ đang được treo biển rao bán hoặc cho thuê,...
Nhiều người nước ngoài thích thú tìm đến những cửa hàng may mặc tại Hội An sắm đồ, ai nấy cũng rất ý với chất lượng và giá tiền.
Ngay tại thời điểm này, Hội An xuất hiện đợt lũ lớn nhất từ đầu năm. Phố cổ chìm trong biển nước vì mưa bão trắng trời tại miền trung người dân phải dùng thuyền di chuyển. Tour du lịch mùa lũ đang để lại nhiều trải nghiệm đặc biệt cho du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.
Đó là tâm sự của tác giả bộ bánh Trung thu tạo hình nhà truyền thống Bắc Bộ mang tên "Hồi ức". Bộ bánh đã gây "bão" MXH với hàng chục nghìn lượt tương tác tích cực với vô số lời khen, nhất là về độ tinh xảo của tác phẩm.
Tác giả món bánh trung thu ngàn lớp nhân lava trứnng muối chảy lần đầu làm thử trong nỗ lực học hỏi làm bánh của mình. Vẻ ngoài của bánh không giống bánh trung thu thông thường nhưng hương vị chắc hẳn giống với bánh nướng, bánh dẻo.
Làng rau 400 tuổi của Hội An thu hút khách du lịch nước ngoài đến trải nghiệm và trở thành Làng du lịch tốt nhất thế giới.
Công viên Đất nung Thanh Hà là một công viên đất nung độc đáo ở Hội An, một công trình văn hóa du lịch có quy mô lớn lưu dấu tinh hoa hơn 500 năm của làng gốm gần phố cổ Hội An.
Hình ảnh Chùa Cầu - Hội An "sơn lại cho cũ" sau khi nhiều ý kiến trên MXH cho rằng nhiều chi tiết quá mới do được trùng tu, làm mất "cái hồn" cổ kính. Tuy nhiên, việc sơn lại một lần nữa khiến cộng đồng mạng ầm ĩ.
Sau một thời gian dài tu sửa, Chùa Cầu nổi tiếng của phố cổ Hội An dần lộ diện với “áo mới” hơn 20 tỷ đồng.
Xã đảo Tam Hải được ví như “viên ngọc thô”, nằm biệt lập ở khu vực gần Hội An, chưa nhiều người biết đến và luôn khiến du khách có dịp tới đây không khỏi trầm trồ.
Mỗi sáng sớm, thuyền ghe tấp nập ra vào chợ cá Tam Tiến gần Hội An, mang về những sọt cá tôm, cua mực, ghẹ ốc... tươi ngon roi rói.