Chỉ có thể dùng từ "tuyệt vời" để nói về những cột cờ này bởi đây đều là những địa điểm vừa quan trọng, vừa thiêng liêng lại mang nhiều tầng ý nghĩa từ văn hóa đến lịch sử. Hãy cùng điểm qua những cột cờ tuyệt vời nhất ở 3 miền đất nước.
MỤC LỤC [Hiện]
Cột cờ đầu tiên phải kể đến chính là cột cờ của thủ đô Hà Nội, công trình cột cờ được khởi công sớm nhất trong các cột cờ lâu đời nhất Việt Nam (1805). Ở Hà Nội có rất nhiều cột cờ nhưng cột cờ mang tính biểu tượng hơn cả là công trình dạng tháp, hơi giống pháo đài trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở số 28A đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình và cũng thuộc khu vực di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội - Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.
(Ảnh: Báo Hà Nội Mới)
Hoàn thành năm 1812, tính đến nay Cột cờ Hà Nội đã 210 tuổi. Công trình này có 1 tháp 3 tầng với đế hình chóp vuông cụt, các tầng nhỏ dần chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tòa tháp cao trên 40 m, có 4 cửa chia theo 4 hướng gồm cửa Đông - Nghênh Húc (đón nắng ban mai), cửa Nam - Hướng Minh (hướng về ánh sáng), cửa Tây - Hồi Quang (ánh sáng phản hồi) và cửa Bắc. Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang xoắn dẫn lên trên cao.
Ngay từ xa có thể nhận ra nét đặc trưng của Cột cờ Hà Nội với tòa lầu hình bát giác trên đỉnh có 8 cửa sổ tương ứng 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ cao 8 m treo lá đại kỳ tung bay trong gió bất kể ngày đêm. Phải đến và chiêm ngưỡng công trình này mới cảm nhận hết được ý nghĩa lịch sử, văn hóa của một Hà Nội ngàn năm văn hiến.
(Ảnh: Người Đưa Tin, Di sản Tràng An)
Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc có một cột cờ vô cùng nổi tiếng, là điểm đánh dấu cực Bắc của nước ta và giáp biên giới Việt - Trung, đó là Cột cờ Lũng Cú. Cột cờ này nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn), nơi có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Cột cờ Lũng Cú được cho là xây dựng lần đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt, tức dưới triều Đinh Tiền Lê, tuy nhiên công trình cột cờ mới dạng tháp thì khánh thành vào năm 2010. Công trình này có kiểu dáng bát giác khá gần với kiểu Cột cờ Hà Nội với chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước cũng như tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Tháp cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh và trên đỉnh là đại kỳ treo trên cán cờ cao 12,9 m.
(Ảnh: Bách Hóa Xanh)
Đường lên đỉnh Lũng Cú cũng đã được xây dựng lại vô cùng khang trang với 839 bậc đá lên theo lối cũ cùng một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 839 đi xuống. Dưới chân cột cờ còn có nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang. Quả là một điểm tham quan hấp dẫn bên cạnh vô số danh thắng vốn hết sức nổi tiếng những năm qua ở Hà Giang như Cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, Dinh thự họ Vương...
Miền Bắc có Cột cờ Hà Nội, Cột cờ Lũng Cú... thì miền Trung có Kỳ đài Huế (cột cờ ở Kinh thành Huế). Kỳ đài Huế được xây dựng từ triều vua đầu tiên của nhà Nguyễn, vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành, sau Cột cờ Hà Nội 2 năm nhưng được khánh thành sớm hơn. Kỳ đài Huế nằm chính giữa mặt nam của Kinh thành Huế, phía trước Ngọ Môn, thuộc quần thể Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.
(Ảnh: MyTour)
Đài cờ gồm 3 tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau với tổng chiều cao khoảng 17,5 m. Đỉnh mỗi tầng có xây một hệ thống lan can cao 1 m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng, nền 3 tầng lát gạch vuông và gạch vồ. Cột cờ bằng bê tông cốt thép với tổng chiều cao 37 m cùng sợi cáp lớn treo lá đại kỳ tung bay. Kỳ đài Huế có lẽ là một trong những cột cờ có hệ thống ánh sáng ấn tượng nhất Việt Nam, phải đến chiêm ngưỡng công trình vào ban đêm mới thấy rõ được sự long lanh của kỳ đài.
(Ảnh: Báo Lao Động)
Và đương nhiên là khi đến tham quan Kỳ đài Huế thì bất cứ du khách nào cũng sẽ không thể bỏ qua việc đi hết quần thể Cố đô Huế đồ sộ, cổ kính. Cùng với đó là vô số danh thắng nổi tiếng khác của Huế như chùa Thiên Mụ, đồi Vọng Cảnh, Rú Chá... và nhiều đặc sản trứ danh như ẩm thực Cung đình Huế, bún bò Huế, cơm hến...
Đại diện cho phía Nam phải kể đến cột cờ ở Mũi Cà Mau, nơi đánh dấu cực Nam của Tổ quốc trên đất liền. Cột cờ này nằm trong Khu công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nếu như Cột cờ Lũng Cú chịu ảnh hưởng của kiến trúc Cột cờ Hà Nội thì cột cờ ở Mũi Cà Mau là biểu tượng Cột cờ Hà Nội, tức được xây dựng mô phỏng Cột cờ Hà Nội, như một phiên bản nhỏ hơn và mới hơn của Cột cờ Hà Nội.
Kiến trúc của cột cờ gồm 3 tầng với phần đế và phần thân cột cờ mô phỏng về cơ bản cột cờ tại thủ đô Hà Nội, có chiều cao khoảng 45 m. Xung quanh là rừng cây um tùm nhưng công trình này có khu vực phục vụ biểu diễn lễ hội rộng lớn như một quảng trường. Bên trong tháp cột cờ có thang dẫn lên kỳ đài để phục vụ du khách tham quan, có trưng bày hiện vật và tư liệu lịch sử.
(Ảnh: Báo Thanh Niên, Du lịch miền Tây)
Cột cờ ở Mũi Cà Mau như một điểm nhấn quan trọng cho hành trình du lịch Cà Mau, một điểm đến tiềm ẩn nhiều vẻ đẹp và hương sắc mà dường như chưa được nhiều người biết đến. Đến với Cà Màu ngoài ý nghĩa của việc đặt chân đến đất Mũi nơi cực Nam của Tổ quốc thì du khách còn được khám phá "thiên đường du lịch biển" như đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, Hòn Buông, bãi Khai Long... - những nơi còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên.
Ngoài những cột cờ kể trên thì khắp dải đất hình chữ S còn rất nhiều cột cờ nổi tiếng khác ở khắp 3 miền như Cột cờ Hiền Lương (Quảng Trị), Cột cờ Thủ Ngữ (TP HCM), Cột cờ Nam Định, Cột cờ Phai Vệ (Lạng Sơn)...
Nguồn: Tổng hợp
Lăng minh Mạng vẫn luôn là điểm đến thu hút khách du lịch khi đến Huế, chẳng ai có thể bỏ qua được vết tích về triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam
Quan điểm chắc nịch của travel blogger Khoai Lang Thang khiến cư dân mạng gật gù đồng ý và hoa hậu Thuỳ Tiên cũng vào xin lỗi vì mặc sai trang phục.
Còn vài ngày nữa là sang năm mới rồi, đếm 31 này ai chuẩn bị đi countdown thì check ngay 6 bí kíp này để không "lạc trôi" nhé
Bài viết mới đây của page Nhà tù Hỏa Lò đang gây sốt cộng đồng mạng vì loạt ảnh vòng quanh di tích với nhân vật chính là...mèo.
Xem MV "Chúng Ta Của Hiện Tại" của ca sĩ Sơn Tùng M-TP, bạn có phát hiện ra những địa danh được quay ở thành phố mộng mơ Huế không? Cùng xem xem đó là những tọa độ nào nhé!
Khách Tây thích thú với công viên nước bỏ hoang rộng lớn ở Huế với nhiều điều thú vị, kích thích trí tò mò. Thậm chí, địa điểm này còn được lên báo Mỹ với nhận xét: "Nhìn nó rất bí ẩn".
Chia sẻ của một phượt thủ nghỉ hưu đã đi hết 63 tỉnh thành và vẫn muốn khám phá Việt Nam vì còn "những nơi chưa được đặt chân đến" khiến nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Có thể gọi những bạn trẻ thường xuyên đặt vé bay để du lịch ở những địa điểm xa từ vài trăm đến vài nghìn km ở trong và ngoài nước tín đồ du lịch "ngàn cây số". 7 kinh nghiệm săn vé máy bay giá rẻ sau đây sẽ hữu ích nhất đối với họ.
Các bạn trẻ Bắc chí Nam xúng xính váy áo “sắm” hình Noel, đến các chỗ check in nào cũng trở nên đông đúc, chụp hình sống ảo trong các quán cà phê này quả là thử thách lớn.
Không phải cây thông Noel cao cả mấy mét hay được trang trí hoành tráng, mà vòng quay ngựa gỗ này mới khiến giới trẻ “điên đảo” trong mùa Giáng sinh.
Trong lịch trình 5N4Đ khám phá Sài Gòn, Cần Thơ và Cà Mau, bạn trẻ Hà thành này lưu lại Sài Gòn lâu nhất và đã check-in nhiều địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, cực Nam Tổ quốc, dinh Độc Lập...
Món bánh crepe mềm dẻo cuộn pudding đang gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn ẩm thực về cả độ ngon ngọt, vẻ ngoài lạ mắt lẫn giá bán được cho là gần bằng 2 bát phở.