Hình ảnh Chùa Cầu - Hội An "sơn lại cho cũ" sau khi nhiều ý kiến trên MXH cho rằng các chi tiết quá mới do được trùng tu, làm mất "cái hồn" cổ kính. Tuy nhiên, việc sơn lại một lần nữa khiến cộng đồng mạng ầm ĩ.
Hình ảnh Chùa Cầu gây tranh cãi những ngày gần đây. (Ảnh: Check in Vietnam/Dân Trí)
Hôm qua 30/7, hàng loạt trang mạng tiếp tục cập nhật về vụ việc Chùa Cầu (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) gây tranh cãi sau khi trùng tu với hình ảnh mới nhất cho thấy một đội thợ đang sơn lại thành cầu. Một fanpage đăng tải hình ảnh này kèm thông tin: "Sau khi cải tạo mất hơn 1 năm với chi phí lên đến 20 tỷ, chùa Cầu Hội An ngay khi trở lại đã bị cư dân mạng chê lên bờ xuống ruộng do đánh mất dáng vẻ cổ kính vốn có. Thậm chí nhiều người mới chỉ thấy Chùa Cầu trên tờ 20.000đ nhưng vẫn cứ chê. Được cái chính quyền Hội An lại chiều du khách. Ngay ngày hôm nay, một đội thi công đã có mặt sơn lại cầu".
Bài đăng nhanh chóng nhận được khoảng 10 nghìn lượt tương tác với hơn 1,5 nghìn bình luận, trong đó có nhiều ý kiến trái chiều: "Đẽo cày giữa đường"; "Bó tay mấy con giời, đề nghị di tích nào xuống cấp thì để cho xuống rồi sập luôn nha. Chứ trùng tu bảo tồn mà yang cư mận cứ sợ mới hông à"; "Vẽ chuyện, tự dưng tốn thêm tiền làm cái việc mà thời gian có thể làm nó miễn phí"; "Đẽo cầu giữa đường là có thật"; "Đến khổ, để trùng tu như ban đầu nhưng lại phải “cũ” mới chịu cơ"; "Cũ thì nói sập, tùng tu thì nói ăn chặn, mới thì chê ko cổ, khó sống với Giang Cư Mận, trong đó có em"...
Hình ảnh công nhân sơn lại mặt cầu hôm qua 30/7. (Ảnh: Nguyen Huy Khanh)
Theo một số nguồn tin, Chùa Cầu là một cây cầu cổ trong khu phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Cây cầu này đã từng được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986. Năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Trước lần trùng tu gần nhất, Chùa Cầu bị xâm thực bởi kênh nước thải bên dưới và có nguy cơ bị lún nghiêng.
Nguồn: Tổng hợp
Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của xứ Huế là bún bò Huế nên tất nhiên xứ Huế có rất nhiều quán bún bò Huế nổi tiếng. Trong đó, một quán bún bò lò củi gia truyền "không tên" cũng rất nổi tiếng và luôn đông khách.
2 tiktoker mới đây đã review khu du lịch Vườn Thượng Uyển Bay - tọa độ gây tranh cãi dữ dội ở Đà Lạt. Hành động này netizen cho rằng đang quảng cáo gián tiếp cho khu vực này.
Bàn ăn nhà có 4 cái ghế giá từ 3 đến hơn 800 triệu đồng, lại còn nằm trong căn penthouse 173 tỷ đồng nữa chứ, đây chính là địa điểm hẹn hò ưa thích của G-Dragon và Jennie!
Từ ngày 15/11 này, Hội An (Quảng Nam) chính thức đón khách du lịch nội địa cũng như khách quốc tế tới các điểm đến nổi tiếng như phố cổ, rừng dừa Bảy Mẫu, làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà,...
Bài đăng phản ánh thái độ phục vụ ở quán xôi phố cổ đăng trên trang cá nhân của một thực khách nhận được tới hơn 1.000 like sau 24h giờ đăng tải cùng nhiều ý kiến đồng tình.
Dịch vụ tàu du lịch 8 ngày 7 đêm với đoàn tàu hạng sang vé 200 triệu bị nhiều cư dân mạng đưa ra lời chê, chủ yếu do giá đắt đỏ và nội thất kém rộng rãi. Một cư dân mạng thử tính sơ sơ thì một gia đình 4 người đi tàu này sẽ mất "ngót tỉ đi chơi 8 ngày".
Làng rau 400 tuổi của Hội An thu hút khách du lịch nước ngoài đến trải nghiệm và trở thành Làng du lịch tốt nhất thế giới.
Công viên Đất nung Thanh Hà là một công viên đất nung độc đáo ở Hội An, một công trình văn hóa du lịch có quy mô lớn lưu dấu tinh hoa hơn 500 năm của làng gốm gần phố cổ Hội An.
Hình ảnh Chùa Cầu - Hội An "sơn lại cho cũ" sau khi nhiều ý kiến trên MXH cho rằng nhiều chi tiết quá mới do được trùng tu, làm mất "cái hồn" cổ kính. Tuy nhiên, việc sơn lại một lần nữa khiến cộng đồng mạng ầm ĩ.
Sau một thời gian dài tu sửa, Chùa Cầu nổi tiếng của phố cổ Hội An dần lộ diện với “áo mới” hơn 20 tỷ đồng.
Xã đảo Tam Hải được ví như “viên ngọc thô”, nằm biệt lập ở khu vực gần Hội An, chưa nhiều người biết đến và luôn khiến du khách có dịp tới đây không khỏi trầm trồ.
Mỗi sáng sớm, thuyền ghe tấp nập ra vào chợ cá Tam Tiến gần Hội An, mang về những sọt cá tôm, cua mực, ghẹ ốc... tươi ngon roi rói.