Do có cộng đồng người Thái sinh sống đông nhất cả nước, ẩm thực Sơn La mang nhiều nét đặc trưng của dân tộc Thái.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc của người Thái ở Sơn La là nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Gạo nếp được chọn thường là gạo nếp tan Mường Chanh hoặc nếp thơm Mường Tấc, đem ra lựa chọn bỏ hạt gãy, nhỏ… sau đó ngâm vào nước lá cây “Khảu Cắm” tạo thành các màu xôi khác nhau: trắng, tím, đỏ, vàng, xanh, tượng trưng cho âm, dương, ngũ, hành, tình đoàn kết các dân tộc anh em. Món xôi ngũ sắc hấp dẫn du khách bởi hương vị đặc biệt vừa thơm, dẻo cùng với màu sắc hòa quyện hấp dẫn. Xôi ngũ sắc dùng trong dịp lễ, tết hay khi nhà có khách quý.
Thịt trâu gác bếp
Làm khô là cách dự trữ thức ăn rất phổ biến của đồng bào Thái. Thịt trâu khô là một trong những cách dự trữ ấy nhưng hương vị đặc biệt lại khiến nó trở nên hấp dẫn có tiếng. Không phải lúc nào đồng bào Thái ở Sơn La cũng có thể chế biến thịt trâu khô, mà trong dịp tết hay lễ cúng lớn, gia đình có mổ trâu thì người ta mới để lại một ít để làm món này.
Khi ăn, thịt trâu khô có thể đem nướng trên than hồng hoặc đồ lại cho thịt mềm, dễ ăn. Món này hấp dẫn bởi hương vị đặc biệt, có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và nhất là mùi ngai ngái của khói bếp, mùi thơm không trộn lẫn cùng vị tê tê nơi đầu lưỡi khi ăn của hạt mắc khén.
Cơm lam
Cơm lam là một món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc đặc biệt là dân tộc Thái, Cơm lam được chế biến rất đơn giản từ gạo nếp, theo phong tục của người Thái ngày xưa thì Cơm lam chỉ được làm sau khi thu hoạch xong vụ lúa mới đặc biệt là người ta thích nấu bằng gạo nếp nương, gạo nếp được ngâm ủ qua đêm cho vào từng ống tre mà bà con gọi là may khâu (Lam Pa Ngà), thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi đưa lên bếp củi đốt cho đến khi vỏ ống nứa cháy sém lan tỏa mùi thơm từ gạo, ống nứa không còn nước là chín.
Xôi sắn
Xôi sắn là là món ăn quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Sắn bà con đào từ nương về bóc vỏ, rửa sạch rồi nạo thành từng sợi nhỏ trộn lẫn với gạo nếp cho vào chõ đồ lên.
Để xôi dẻo, nắm tay không dính, lâu thiu, bà con không dùng các loại chõ sành, chõ kim loại vì có nhược điểm thường gây ra “ướt xôi” không ngấm nước. Cái chõ này được làm bằng những khúc gỗ có đường kính nhỏ, gỗ mềm đem về cắt khúc, cưa rỗng giữa, tạo dáng đẹp như một đài hoa, thon nhỏ từ dưới lên trên, đáy chõ có hai thanh tre nhỏ để đặt tấm đan thưa đỡ gạo khi cho gạo vào chõ xôi. Phần chõ lại được đặt trên một cái ninh đồng, thay cho nồi. Dùng loại chõ gỗ có ưu điểm gỗ hút hơi nước lên, xôi chín dẻo, khô. Khi xôi chín bà con đổ xôi ra mâm, dàn mỏng dùng quạt, quạt cho xôi nguội nhanh. Rồi cho xôi vào các “giỏ” đan bằng mây có nắp đậy, có quai treo lên cột nhà. Đến bữa đem ra dùng hoặc đem đi làm nương ăn rất tiện. Thức ăn chỉ cần là gói muối ớt, hoặc con cá nướng.
Pa pỉnh tộp
Người Thái gọi món cá nướng là món Pa pỉnh tộp. Đây là món ăn cổ truyền, để chế biến được món cá pỉnh tộp thì bạn phải có đầy đủ gia vị đặc trưng như: mắc khén, gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… Cá nướng đã vàng đều lan tỏa mùi thơm từ gia vị mùi cay cay của má khen mùi thơm của cá thưởng thức miếng thịt cá vàng rộm, thơm lừng với cơm xôi dẻo ta mới thấy hết cái vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt của các loại gia vị, cơm xôi mà ăn với pa pỉnh tộp của người Thái cũng được ví như cơm tám nấu niêu đất ăn với cá kho của người miền xuôi vậy.
Nậm pịa
Đây là một món ăn rất lạ, nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”.
Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non của bò. Món có tên đơn giản là nậm pịa, tùy theo cách hiểu của mỗi người. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La, đây là món ăn truyền thống có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích.
Cháo mắc nhung
Cháo mắc nhung (hay còn gọi là cháo đắng Phù Yên), một món ăn được chế biến từ một thứ quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị cay cay, đắng ngọt.
Sau mùa gặt, quả mắc nhung gieo vãi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con hái đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới ít nước đủ chín, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ xôi, chỉ 30 phút sau sẽ có ngay một món ăn sền sệt, ngăm ngăm đắng, thơm cay là lạ đầy hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị.
Gân bò xé Phù Yên
Nguồn gốc, cũng như ai nghĩ ra cách chế biến món này thì chưa thể khẳng định, chỉ biết nó đã có trên bàn tiệc của bà con vùng Mường Tấc (Phù Yên) nhiều năm rồi. Ban đầu chỉ chế biến đủ ăn trong gia đình, sau do nhu cầu thưởng thức, “đặc sản” này bỗng lên ngôi và theo quy luật “cung – cầu”, món “mực khô phố núi” đã hiện diện ở nhiều các quán, nhà hàng ẩm thực.
Gân bò mua về lọc sạch, luộc khoảng 15 phút, vớt ra rửa sạch, cắt thành từng khúc, lấy chày đập cho tơi ra, ướp các loại gia vị trộn đều, để ngấm khoảng 30 phút mang ra chiên qua dầu ăn là có ngay món “mực khô phố núi”.
Bánh Dày người Mông ở Hồng Ngài
Nếp mới sau khi được đồ chín thì đượm nồng ngọt ngào vì ngấm cái nắng, cái gió vùng cao. Xôi nếp được đổ vào chiếc cối to làm bằng nửa thân cây gỗ. Công việc giã bánh dầy là khá nặng nhọc, phải do những người đàn ông khoẻ mạnh đảm nhiệm. Theo nhịp chày hạ xuống, xôi nếp trong cối quện quánh, tan vào nhau. Khi ăn, bà con nướng bánh trên than củi. Bánh dẻo, thơm mùi nếp quện với mùi thơm gỗ, vị ngọt của nếp nương thật quyến rũ.
Bê chao Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu, nơi cửa ngõ Tây Bắc với thảo nguyên xanh rộng hàng chục nghìn héc ta tuyệt đẹp, được trời phú cho kiểu khí hậu cận ôn đới để trở thành nơi có đàn bò lấy sữa lớn nhất cả nước. Hiện nay, ở Mộc Châu có khoảng 10.000 con bò sữa. Ở đây, bê cái luôn được giữ lại nuôi lớn để cho sữa, còn bê đực được chế biến thành đặc sản bê chao nức tiếng.
Bê chao phải ăn nóng. Trút ra đĩa, mỡ vẫn còn riu riu sôi trên những miếng thịt. Chấm thịt ấy vào bát tương sánh vàng, điểm thêm chút gừng bằm nhỏ. Thịt vàng hườm, mềm và ngọt khó tả. Phần bì phồng lên lấm tấm trắng, khẽ cắn vào thì thấy giòn, nhưng nhai kỹ vẫn có một chút dai vương vấn. Thi thoảng lại có thêm những lát gừng mỏng, vàng ruộm, không cay xè mà thơm đến ứa nước miếng.
Chọn trải nghiệm - trọn cảm xúc. Cùng cộng đồng CheckinVietnam đi ăn chơi và cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình tại link này nhé!
Nguồn ảnh: Tổng hợp
2N1Đ ở Sóc Trăng thì đi đâu? Cùng đọc ngay bài review bổ ích của cô bạn Phương Mai Nguyễn dưới đây về vùng đất của những ngôi chùa mang đậm kiến trúc đặc trưng của hệ thống chùa Khmer Nam Bộ nhé!
Độc đáo cháo khoái Hải Phòng - tưởng là cháo nhưng lạ lắm, ăn đặc sánh như bánh đúc, lại có màu xanh, ăn cùng đỗ xanh, cơ mà cứ ăn là “khoái”
Nếu bạn là một tín đồ trà sữa kem cheese, lại còn yêu màu xanh thì đây sẽ là thứ đốn hạ trái tim bạn.
Fan Taylor, các "Swifties" lưu ngay danh sách các quán ngon tiếp sức quẩy concert tại Singapore.
Tây Bắc có nhiều món đặc sản đã rất quen thuộc khắp các miền quê, chủ yếu là miền Bắc. Tuy vậy, không ít món có cách chế biến khá cầu kỳ nên nhà hàng đặc sản Tây Bắc vẫn là lựa chọn của không ít thực khách.
Ghé thăm ngay Thiền viện Trúc lâm Chánh Giác - Thiền viện đẹp và lớn nhất tại Tiền Giang, mang đậm phong cách Ấn Độ.
Địa điểm săn mây luôn nằm trong top đầu cả nước chắc chắn là Tà Xùa, đẹp ngỡ ngàng như “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Những vườn cam chín rộ ở Mộc Châu thu hút hàng trăm khách đến khách trải nghiệm thu hoạch và thưởng thức những trái cam căng mọng.
Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ các thành viên diễn đàn Check in Vietnam là FB Mình Là Grin với 5 lưu ý cho chuyến đi và FB Phạm Văn Phong với những review thú vị.
Nếu có dịp ghé thăm Mộc Châu vào những tháng cuối năm, du khách sẽ được dịp chiêm ngưỡng khung cảnh hoa cải trắng vô cùng đẹp mắt.
Cứ mỗi mùa săn mây là Tà Xùa (Sơn La) trở thành một trong những điểm đến hot nhất. Mấy năm gần đây, săn mây Tà Xùa trên đỉnh Sa Mu đang trở thành niềm vui mới của bạn trẻ mê trekking.
"Cậu không nghe nhầm đâu...", đó là lời khẳng định của một thành viên diễn đàn Check in Vietnam sau khi chia sẻ loạt ảnh chụp hoa đào nở giữa mùa thu ở Tà Xùa.