Củ cải dính rất nhiều đất đỏ bazan khó rửa, rửa qua với nước mưa rồi rửa lại sau cho sạch vậy mà có kẻ vẫn buông lời cay đắng
Sài Gòn những ngày dịch bệnh căng thẳng đã nhận được sự hỗ trợ người dân khắp nơi trên đất nước. Các tỉnh phía Bắc có hàng chục đoàn y tế tiếp viện. Bà con Đà Lạt, miền Tây, Tây Nguyên đóng gói, gửi đi hàng chục tấn gạo, rau củ,… Chính các nghệ sĩ, mạnh thường quân cũng gom góp tiền của để mua các thiết bị vật tư y tế, những suất cơm từ thiện cho những bệnh nhân đang điều trị, những người nghèo khó không đủ ăn,…
Cũng có nhiều người dân từ già đến trẻ giúp Sài Gòn bằng tất cả những gì họ có. Một cụ già gửi tặng vài quả bí và bao gạo, một em nhỏ mang đến vài bao rau, một gia đình nấu mấy chục suất cơm…. Tấm lòng đó dù nhỏ bé nhưng rất đáng quý. Cùng chung tay ủng hộ thực phẩm cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận, tài khoản tiktok MT chia sẻ một clip khiến nhiều người xem thấy ấm lòng.
Trong video clip là hình ảnh ông ngoại của MT đang rửa khá nhiều củ cải trắng dưới trời mưa. Cơn mưa lớn nhưng ông vẫn đội mũ, mặc áo mưa, tranh thủ nước mưa nhiều để rửa cho bớt những bùn đất bám đầy củ cải. Ông ngoại tỉ mỉ rửa sạch củ cải từ những vùng nước nhỏ, dù biết rằng dầm mưa không tốt cho sức khỏe người già. Trong video clip MT cũng đã nói rõ về hành động này của ông ngoại: “Thiện từ cái nhỏ nhất, đây là ông ngoại tui. Ông đang tắm cho củ cải lấm lem để cứu trợ cho bà con”
Hình ảnh MT chia sẻ về ông ngoại trên tiktok, có những người già nhưng nhiệt tình và vui sống lắm
Những người được nhận nhu yếu phẩm tiếp tế đều rất xúc động trước những hành động này
Củ cải trồng từ đất đỏ bazan được vận chuyển nhiều đến các vùng dịch
Theo lý giải của MT củ cải này được trồng trên đất đỏ bazan nên bám khá nhiều bùn đất, phải rửa mấy lần mới có thể sạch bùn đất. Ông ngoại tranh thủ đôi mũ bảo hiểm, mặc áo mưa để tận dụng nước mưa rửa cho bớt bẩn. MT cho biết cả nhà ai cũng nghĩ nên rửa sạch rồi mới đem củ cải đi đóng góp, vận chuyển đến vùng dịch vì nếu rửa không sạch thì sẽ thấy có lỗi với người nhận. Không chỉ hàng chục bao củ cải mà gia đình MT còn chuẩn bị thêm nhiều thực phẩm khác như nước mắm, mì tôm, đường kính,…
Chia sẻ của M.T trước việc rửa củ cải dính đất đỏ bazan.
Trước hình ảnh ông ngoại đã già nhưng vẫn cặm cụi rửa củ cái dưới trời mưa nhiều người đã thấy xúc động, ấm lòng. Dù chỉ là những thực phẩm bình thường hằng ngày nhưng những hành động như thế mới là đáng quý, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những người ở vùng dịch. Hàng trăm bình luận của cư dân mạng dưới video của MT:
- Cám ơn tấm lòng của ngoại, chúc ngoại nhiều sức khỏe
- Cưng quá
- Nhìn ông ngồi cặm cụi rửa mà thấy thương ghê, cám ơn ông và gia đình thật nhiều
- Của cho không bằng cách cho, thật đáng trân quý. Mong Sài Gòn chóng khỏi để mọi người bớt khổ
- Nhìn ông lại thấy nhớ ông mình. Cám ơn tấm lòng của ông thật nhiều
- Cảm ơn tấm lòng của Bác mong Bác nhiều sức khỏe ạ.
- Thật biết ơn gia đình bạn, giờ ra chợ cũng chưa chắc mua được nữa. Chúc ông và gia đình nhiều sức khỏe.
Nhiều người cám ơn vì sự tỉ mỉ của ông ngoại
Bên cạnh hàng trăm bình luận bày to sự xúc động và lời cám ơn thì vẫn có những bình luận thắc mắc rất kém duyên. Người thật việc thật nhưu thế nhưng nhiều người vẫn nghĩ MT đang làm màu để thu hút sự chú ý. Nhiều người lại cho rằng cách rửa củ cải như vậy có vẻ không được sạch sẽ, thà để bẩn còn hơn.
- Nước đường dơ bẩn, rửa vậy thà đừng rửa
- Bạn bảo ông vào nhà đi, nhiều vậy rửa chừng nào xong
- Có làm màu quá không nhỉ, cầm cái vòi ra phun nhanh mà tiện
Những bình luận này quả thực kém duyên bởi hành động của cụ ông xuất phát hoàn toàn từ tấm lòng từ thiện. Nhiều cư dân mạng cũng vào bình luận đáp trả rằng ai cũng muốn nhận những củ cải trắng tinh nên việc rửa sạch là rất hợp lý. Nhiều người cũng cho rằng việc rửa củ cải một lần với nước mưa cho sạch vì đất đỏ bazan rất dính là chuyện bình thường. Phải chăng nhiều người đang có cái nhìn tiêu cực hóa. Biết rằng chuyện gì cũng sẽ có ý kiến trái chiều nhưng phải chăng nên nói những lời tích cực trong thời điểm này.
Nhiều xe củ cải khác được mang tới Sài Gòn giúp đỡ bà con mùa dịch
Nhiều cư dân mạng cũng cho rằng nếu đặt bản thân vào vị trí người nhận sẽ thấy rất xúc động vì được mọi người giúp đỡ chứ chắc chắn không soi xét làm gì. Vì vậy hãy hành động để giúp đỡ chứ đừng buông lời sắc mỏng.
Nguồn ảnh: web trẻ thơ, tiktok MT
Đi làm từ thiện vất vả, nhưng về nhà Hoài Phương vẫn có màn tấu hài cực hài hước chọc cười bà xã Việt Hương.
Những ngày Sài Gòn dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng cũng là lúc xuất hiện thật nhiều những tấm lòng hào hiệp, thơm thảo. Như câu chuyện về những chủ trọ ở thành phố...
Mới đây, bài đăng của cô bạn Quỳnh Thy trong một group: "Khi bạn bè đi Đà Lạt và nó bảo có chút quà "biểu tượng" dành cho mình…" khiến cư dân mạng phải cười "xỉu up xỉu down". Hóa ra đây là cái kết dành cho những ai thích đòi quà Đà Lạt...
Loạt ảnh hoa đỗ quyên nở thắm đỉnh Pu Ta Leng thu hút vô số lượt like, thả tim và bình luận trầm trồ từ cộng đồng mạng, còn dân trekking chắc hẳn lại thèm xách ba lô nhận thử thách mới.
Mấy ngày nay, hình ảnh cô gái có mái tóc dài bị phủ kín băng tuyết đang viral trên mạng xã hội. Thực hư hình ảnh này là ở đỉnh Fansipan, Sa Pa liệu có phải sự thật?
Không chỉ riêng Đỗ Thị Hà, Mai Phương Thúy cũng từng bị nhắc nhở vì điều này.
Nơi này ở Tây Nguyên khiến bạn ngỡ như đứng trước cảnh “biển trên núi”, khi lên ảnh thì khiến ai cũng lầm tưởng đây là khu rừng nào đó ở nước ngoài, cực kỳ độc đáo.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông sẽ được quảng bá trong hội nghị quốc tế về hang động núi lửa ISV lần thứ 20.
Tuy là hồ nước, nhưng hồ Tà Đùng lại có đến 36 hòn đảo lớn nhỏ kỳ vỹ chẳng khác gì một vùng vịnh thu nhỏ giữa lòng Tây Nguyên.
Trong những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, một trường tiểu học ở tỉnh Kon Tum đã "nhanh trí" mượn nhà rông để làm thành lớp học cho các em học sinh.
Hàng loạt sự việc cho thấy trưởng nhóm “mai tang 0 đồng” không đáng tin tưởng nhất là trong lời nói
Câu chuyện về cậu bé Khuy Ních (dân tộc M'Nông) đi học bằng 2 tay khiến nhiều người không khỏi xúc động. Mới đây, điều kỳ diệu đã tới, em được mọi người giúp đỡ để có "đôi chân mới" đến trường.