Nhà chỉ cón một chiếc smartphone cũ của bố, hai chị em phải nghỉ học online thay phiên để nhường nhau, dân mạng ai cũng thấy thương
Ngày hôm qua sau khi VTV lên sóng loạt tin tức về việc học online của trẻ em trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát ở Hà Nội, có nhiều câu chuyện về các gia đình và học sinh thiếu thốn đã lấy đi nước mắt của nhiều người.
Trong số đó có câu chuyện của anh Nguyễn Đức Tình (Hoàn Kiếm, Hà Nội), người cha nuôi 4 con trong đó 2 con đã lớn, 2 con đang đi học tiểu học khi bố thì thất nghiệp giữa dịch bệnh. Anh làm nghề xe ôm, nay thu nhập bấp bênh mà vẫn có 2 con đang tuổi ăn học. Vốn trong gia đình không có sẵn các thiết bị để học online như điện thoại thông minh, máy tính,… nên khi Hà Nội áp dụng học trực tuyến cho học sinh, hai con anh Tình rơi vào thế khó.
Dịch bệnh khiến anh mất thu nhập nên chẳng thể nào mua được máy tính hay điện thoại mới cho con. Vì vậy mà hai đứa con nhỏ đành chia nhau học online qua chiếc điện thoại đã cũ của bố.
Căn nhà hơn 20m2 của ông Tình và các con
Khi được phóng viên hỏi "Có bao giờ con đòi bố mua điện thoại k?" bé Nhật, con trai anh Tình chỉ cười rồi trả lời: "Có ạ, khi nào bố bảo bố có nhiều tiền bố mua". Nhìn các con không có điều kiện học tập như bạn bè, phải chia nhau điện thoại để học, có khi còn thiếu tiết, thiết bài vì em phải nhường chị, chị phải nhường em, anh Tình cũng rất buồn long.
Anh xúc động chia sẻ: "Các cháu không may được sinh ra trong hoàn cảnh này, để các cháu phải khổ, phải chịu thiệt thòi, cho nên tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách, thời gian để giúp cho các cháu đỡ khổ." Giọt nước mắt trong nghẹn ngào của anh có lẽ cũng giống như nhiều gia đình khó khan khác trong mùa dịch, tiền để ăn để duy trì cuộc sống đã khó, lấy đâu ra tiền sắm máy tính, điện thoại cho con học.
Tin nhắn điện thoại ông gửi cho cô giáo chủ nhiệm, nhắn cô giúp chia sẻ một chiếc máy tính khác con ông nhận được cho các bạn chưa có
Sau khi tin tức của VTV được đăng tải, câu chuyện của bố con anh Tình đã được chia sẻ rộng rãi khắp các mạng xã hội. Nhiều bậc cha mẹ bày tỏ sự đồng cảm với hoàn cảnh của cha con anh. Nhiều nhà báo, nhà hảo tâm cũng đã xin liên hệ để ủng hộ thiết bị học tập cho hai con anh. Để hai cháu có điều kiện học tập tốt hơn trong mùa dịch. Nhiều bình luận của cư dân mạng:
- Thương 2 cha con, không phải ai cũng có điều kiện, nhất là thời gian này! Mong anh sẽ vững vàng, vượt qua giai đoạn khó khăn.
- Dịch bệnh đủ ăn đủ mặc đã khó, thật khổ cho các bố mẹ có con đang đi học
- Mong có nhiều mạnh thường quân giúp đỡ các con anh và nhiều em nhỏ khác
- Những học sinh ở thị trấn, thành phố thì có điều kiện để học còn những học sinh ở vùng chưa có điện cũng sẽ rất khó khăn. Hy vọng các cháu sẽ được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ, cung cấp thiết bị học tập.
Nguồn ảnh: VTV, kenh14
Miễn nghĩ suy với giá vé tiết kiệm thế này, cất ví đi và cất cánh thôi!
15 triệu hay 150 triệu thì vẫn là hàng pha-kè thôi, thưa quý zị!
Liệu có phải câu chuyện lọ lem vô tình gặp trúng hoàng tử ở quán phở nhà chàng
Cho dù đã làm mẹ của những nhóc tì xinh xắn nhưng vẫn chưa xác định sẽ tổ chức đám cưới lúc nào.
Cô gái rời thành phố hoa lệ về phố núi và hành trình lập nghiệp mở homestay.
Dù đã khẳng định chỉ hợp tác trong một dự án chung nhưng fans đang tìm ra loạt bằng chứng siêu chất lượng đẩy thuyền Karik – Thúy Ngân
Nếu thấy mùa hè oi ả và hơi chán ăn thì đã đến lúc bạn nên xem xét giải nhiệt bữa ăn bằng những món nộm. Tham khảo ngay công thức nộm tai heo hoa chuối sau đây nhé!
Phố cà phê đường tàu Phùng Hưng gần đây lại chấn động sau vụ khách Tây va vào tàu. Một lần nữa cơ quan chức năng lại vào cuộc ngăn khách vào khu vực này. Nhưng liệu tổ hợp dịch vụ này sẽ ngừng hoạt động hẳn hay sau một thời gian lại "đâu vào đấy" như trước?
Nếu bạn là một trong những người đang bị "nóng trong người" vì trót ăn quá nhiều vải như bao người thì công thức làm món thạch vải thơm mát sau đây rất đáng để tham khảo.
Mùa sen đến rồi! Điều đó thể hiện qua những loạt ảnh của các thành viên Check in Vietnam vừa mới đi check in mùa sen tháng 6. Nhiều thành viên cũng nhiệt tình giới thiệu những đầm sen đẹp nhất.
Vụ việc 5 người lạc trên núi Hàm Lợn và phải gọi cảnh sát giải cứu gây tranh cãi trên một trang mạng, trong đó có ý kiến gây chú ý: "Bật gg map lên cũng thấy đường mà vẫn đi lạc được".
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.