Nếu có tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì giấc mơ của người Việt: ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở Sài Gòn có thể được hiện thực hóa. Chỉ mất 6 tiếng, bạn có thể đi từ Bắc chí Nam.
Thông thường, khoảng thời gian di chuyển tới sân bay, làm các thủ tục chuyến bay từ Hà Nội vào TP.HCM sẽ mất khoảng 5 tiếng. Nếu có đường sắt cao tốc Bắc - Nam, bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng di chuyển, tương đương với thời gian đi máy bay, đồng thời bạn có thể thực hiện giấc mơ mà người ta hay nhắc: ăn sáng ở thủ đô, ăn trưa ở Sài Gòn.
Từ Hà Nội tới Sài Gòn chỉ mất 6 tiếng bằng tàu cao tốc
Hiện tại, đường sắt Việt Nam đang tụt hậu do thứ nhất là công nghệ không theo kịp các nước, thứ hai là đường sắt cũ kĩ, chỉ bảo trì, tu sửa mà không xây mới cũng như cải tạo, nâng cấp, thứ ba do khổ đường sắt đơn nên chỉ có 21 đôi tàu 1 ngày đêm. Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đường sắt cao tốc là hết sức cần thiết, điều này có thể nhìn thấy ở Nhật Bản: “Với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa chính trị của Việt Nam thì phát triển đường sắt cao tốc trong tương lai là hết sức cần thiết, nhưng phải nói là tương lai gần, vì chúng ta chậm ngày nào thì thiệt ngày đó".
Đường sắt từ Hà Nội vào TP.HCM là 1540km, tính cả thời gian dùng đỗ ở ga sẽ mất khoảng 6 tiếng đồng hồ nếu tàu cao tốc chạy với tốc độ 300k/giờ (theo dự tính về đường sắt tốc độ cao trong tương lai). Hay nếu di chuyển từ Hà Nội tới Vinh bằng đường sắt cao tốc sẽ chỉ mất hơn 1 tiếng là tới nơi, thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn khi di chuyển bằng máy bay.
Giấc mơ đường sắt Việt Nam phát triển cũng chính là giấc mơ giản dị của người Việt: di chuyển tới các tỉnh/thành phố ở các vùng miền khác nhau được thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng hết. Mong rằng giấc mơ sáng ăn phở Hà Nội, trưa được thưởng thức cơm tấm Sài Gòn,... trong tương lai sẽ không còn xa.
Nguồn: Tổng hợp
Món cơm tấm hoa đậu biếc với màu xanh mát mắt chẳng kém bầu trời khiến dư luận đưa ra nhiều ý kiến trái chiều
Các thành viên của Blackpink có tình yêu mãnh liệt đối với ẩm thực Việt Nam, mà đã nhắc đến ẩm thực Việt Nam thì phở là món ăn không thể không nhắc.
Starbucks chính thức mở cửa hàng có view đẹp nhất Sài Gòn giúp khách đến đây ngắm trọn thành phố ngay bên sông Sài Gòn, lập tức trở thành điểm check in lý tưởng.
Nếu chỉ mới nghe tên thôi sẽ tưởng bamighetti là “phát minh" mới, thế nhưng hoá ra lại là sự kết hợp của 2 món ăn cực kỳ quen thuộc.
Các quán cà phê Sài Gòn nào đã sẵn sàng “lên đồ” đón Noel, trang trí concept Giáng sinh để các nàng sắm bộ ảnh cuối năm.
Thời tiết nóng nực phải rủ nhau đánh chén hết những món vỉa hè mát mẻ tại Sài Gòn này, lưu ý một số quán phải xếp hàng chờ.
Tìm hiểu về 7 món ăn truyền thống Bát Tràng, bạn sẽ nhận ra làng cổ gốm sứ nổi tiếng nhất Hà thành này có nền ẩm thực độc đáo bởi các món ngon nơi đây có nhiều nét đặc trưng khác biệt so với những vùng miền khác.
Dịp xuân và Tết Nguyên đán không thể thiếu những món mứt cổ truyền, đó là lý do cộng đồng ẩm thực bàn về cách làm món mứt vỏ bưởi - món mứt được cho là khá ngon và bổ dưỡng.
Thu 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún riêu ngày Tết, quán bún riêu "trêu đùa nói 400.000 đồng/bát bún" bị đình chỉ bởi có lẽ ít ai tin đó là trò đùa. Hàng nghìn cư dân mạng đồng tình với việc quán bị tạm đình chỉ.
Thông tin Hà Nội dừng trình diễn drone đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ được báo chí và các trang mạng lan truyền sau 2 ngày xảy ra sự cố tổng duyệt khiến nhiều thiết bị bay không người lái bốc cháy.
Không chỉ là ngôi chợ quê lâu đời nhất phố cổ Hà Nội, chợ Thanh Hà (quận Hoàn Kiếm) còn được cho là chợ quê còn lại duy nhất ở khu phố cổ. Nơi đây có những món ngon ngày Tết nức tiếng ai cũng nên thử khi có dịp ghé qua.
Với 4.050 thiết bị bay không người lái thắp sáng bầu trời thủ đô vào tối ngày 28/1 (tức 29 Tết), sự kiện trình diễn drone Giao thừa chào xuân Ất Tỵ dự kiến mang về cho Hà Nội kỷ lục Guinness thế giới.