Giữa đêm khuya tĩnh lặng ở khu cách ly trường tiểu học Phú Lợi 2 vang lên tiếng khóc xé lòng của người mẹ xa con.
Khoảng 21 giờ tại khu cách ly trường tiểu học Phú Lợi 2 (pɦường Phú Lợi, TP Ƭɦủ Dầu Một, Bình Dương), khi tất cả mọi người đã chuẩn bị đi ngủ thì bất ngờ nghe tiếng khóc lớn của một người phụ nữ. Mọi người nháo nhác ra xem, có người bảo: “Hình như tiếng khóc từ tầng trệt…”.
Nhiều người bước đến căn phòng 4B - nơi tiếng khóc nay đang lặng dần thành những tiếng sụt sịt. Ngồi trong phòng là một cô gái trẻ đang giàn giụa nước mắt, chăm chú nhìn vào điện thoại. Được biết người đang khóc là chị D.K.H (phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một) hiện đang cách ly đến ngày thứ 6, có kết quả âm tính. Suốt từ trưa tới giờ chị H. lo lắng không yên, khóc nhiều vì lo lắng cho đứa con đang cách ly một mình.
Chuyện là gia đình chị có 8 người, chị cách ly một mình ở đây, 7 người còn lại cách ly ở một khu khác phường Hiệp An. Sáng 17/7, sau khi xét nghiệm thì cả 6 người lớn đều dương tính và được chuyển đi điều trị, chỉ còn một mình cháu bé âm tính ở lại khu cách ly. Chị H. nghe kể lại dù trong phòng có người nhưng vì sợ lây nhiễm nên cũng không ai dám lại gần bé, chỉ có một cô nhân viên y tế giúp tắm rửa và cho bé ăn. Do còn nhỏ tuổi, lại ở nơi xa lạ, không có người thân nên bé khóc suốt.
“Đến trưa, phòng con em có mấy người mới được đưa đến cách ly, thấy người lạ nó càng khóc dữ, khóᴄ đến mệt ngủ thiếp đi ɾồi dậy lại khóc. Bé đói đòi uống sữa, nhưng người trong phòng sợ lây nhiễm cũng không dám đến gần. Em có gọi điện nhờ các anh pha sữa bỏ qua đó rồi con em nó tự lấy uống. Là một người mẹ, nghe cảnh con một mình vừa khóc vừa đói mà lòng chịu không thấu”, chị vừa khóc vừa kể.
Mặc dù bé trai có nguy cơ dương tính rất cao nhưng là một người mẹ, chị không thể mặc con một mình. Chị H. gọi điện khắp nơi nhờ giúp đỡ, xin cho con sang bên này hoặc chuyển mình sang khu cách ly Hiệp An cũng được. Nhưng chưa thể giải quyết ngay mà còn chờ ý kiến lãnh đạo.
Tối hôm đó, chị gọi điện cho người cùng phòng con trai, xin cho cháu ở một đêm: “Anh ơi, anh giúp em, anh cho nó ở ɱột đêm với ạ. Suốt từ trưa đến giờ em gọi điện khắp nơi xin cho con xuống với mẹ mà chưa được. Là mẹ em đâu muốn Ƅỏ con mình nɦư vậy, anh giúp em với ạ”. Giọng nói nức nở cầu xin của chị khiến nhiều người có mặt không khỏi xúc động bật khóc.
Khoảng hơn 23h tối hôm đó, một chiếc xe cấp cứu hú còi tiến vào khu cách ly, nhiều người chạy ra ngóng. Lần này, chiếc xe không đậu ngoài cổng để thả người mới đến như mọi khi mà chạy thẳng vào khu chị H. ở. Một người đàn ông vu vơ nói: “ Chắc là lại đón bệnh nhân dương tính đi”.
Cháu bé 4 tuổi mặc bộ đồ bảo hộ về với mẹ
Nhưng không, mở cửa xe ra là cháu N.H.N - con trai chị H. Thấy con chị vội lao ra nhưng bị các nhân viên y tế ngăn lại để phun khử khuẩn trước cho bé. Lúc này, đứng cách con vài mét, chị khóc òa lên. Sau khi phun xong, chị ôm chầm lấy con. Nhiều người trong khu cách ly chứng kiến cảnh này đều xúc động bật khóc phần vì tình mẫu tử thiêng liêng, phần vì nhớ gia đình. “Thế là mẹ con nó được đoàn tụ rồi…”, một người phụ nữ thở phào nói.
Hai mẹ con sau đó được chuyển sang phòng riêng vì nguy cơ dương tính cao, chị H. dù chăm sóc con cũng phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K để tránh lây nhiễm.
Chị H. thường xuyên kiểm tra dịch tễ
Lần này hai mẹ con được đoàn tụ, chị D.K.H cùng nhiều người trong khu cách ly đều ca ngợi tấm lòng của đại úy Nǥᴜyễn Quang Hiệp, Ban CHQS TP Thủ Dầu Một. Anh linh động giải quyết rất nhanh trong đêm để cháu có thể về với mẹ sớm.
“Anh Hiệp rất có tâm, em biết ơn anh và cáᴄ bạn tình nguyện trong khu cáᴄh ly nhiều lắm. Sự việc không ai mong muốn cả, nhưng anh Hiệp và cáᴄ bạn đã hỗ trợ mẹ con em rất nhiệt tình. Nếu không nhờ anh giúp đỡ hết mình thì hai mẹ con em không biết phải làm sao”, chị H. nghẹn ngào chia sẻ.
Đại úy Nguyễn Quang Hiệp đã hỗ trợ trường hợp của mẹ con chị hết mình
Câu chuyện của chị D.K.H là một minh chứng thực tế nhất cho việc Covid-19 đã ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta đến mức nào. Ngoài kia có lẽ vẫn còn nhiều hoàn cảnh nghiệt ngã như chị nhưng mong rằng tình đoàn kết và tương thân tương ái sẽ giúp ta vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nguồn: Tổng hợp
Trong chiếc áo xanh của đội khử khuẩn, 8 cô gái nhỏ bé vẫn ngày ngày đeo trên mình bình phun 40kg đi khắp các vùng dịch của Sài Gòn thực hiện nhiệm vụ.
Người Hà Nội có thể đi những đâu khi có nhiều quận là vùng cam? Hiện nay, Vĩnh Phúc, Sơn La đón khách từ vùng cam, kèm điều kiện âm tính nCoV, Quảng Ninh, Hải Phòng chỉ đón khách vùng xanh, vàng.
Mùa dịch Covid-19 đâu chỉ có "người trong một nước" thương nhau mà còn có những người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam cũng góp một phần sức lực vào hành trình chống dịch.
Sau khi thấy tình trạng bệnh nhân F0 chuyển biến xấu, 2 nữ tình nguyện viên nhanh chóng bế bà cụ di chuyển đến bệnh viện cấp cứu
Đi Đà Lạt theo tour ư? Để xem tour có đến những địa điểm mình thích không đã.
Vừa đi trực chốt về chàng trai đã được cả nhà chuẩn bị cả vòi xịt cỡ lớn để sát khuẩn từ đầu tới chân, cách tắm đặc biệt vừa buồn cười mà cũng thấy được sự quan tâm của các thành viên trong gia đình
Ngày nay có rất nhiều loại bánh Trung thu với những công thức chế biến khác nhau. Và chỉ với một loại là bánh Trung thu nhân hạt sen trà xanh thôi thì bản thân người làm ra cũng phải thừa nhận là vô cùng "tỉ mẩn bởi các công đoạn chuẩn bị".
Rằm tháng Giêng ở một tỉnh miền Nam có "lễ hội miễn phí" cực kỳ đặc biệt. Lễ hội Miếu Bà Thiên Hậu phát miễn phí mọi thứ, xe ôm cũng không mất tiền.
Giữa thời điểm bị cắt giảm giờ làm, không có đơn hàng, nhiều người lao động đã tìm đến các vườn măng cụt ở Bình Dương hái quả kiếm thêm thu nhập.
Công thức dưa cà muối mắm tương đối đơn giản, thành phẩm trông ngon mắt nhưng khiến bất cứ ai cũng phải coi chừng khi tác giả nói mình có thể "ăn hết một nồi cơm".
Hàng bánh mì rẻ đến bất ngờ tại Bình Dương của cụ Sáu chỉ với mức giá 5k/ổ, nhưng phía sau đó là cả một câu chuyện cảm động.
Đến Bình Dương để chiêm ngưỡng những khu tổ hợp cực xịn sò, cảnh đẹp rất đa dạng và phong phú, rồi bạn sẽ thấy quả là “độc lạ” Bình Dương.