Giữa dịch bệnh covid-19, anh Biên - người đàn ông khuyết tật bán vé số - được chính quyền địa phương và bà con chung tay giúp anh tổ chức đám tang cho vợ. Hậu sự phần nào được trọn vẹn...
Anh Bùi Văn Biên (40 tuổi, quê ở Quảng Bình) và vợ anh - chị Nguyễn Thị Kim Cúc (46 tuổi, quê ở Long An) cả hai đều khuyết tật chân, đã nên duyên vợ chồng từ 6 năm trước. Những ngày trước dịch, anh Biên ngồi xe lăn đi bán vé số, mỗi ngày kiếm được khoảng 150.000 - 200.000 vnđ, chị Cúc thì ở nhà nhận sửa quần áo, thu nhập đủ trả tiền thuê nhà 1.500.000 vnd/tháng. Tuy nhiên mới đây, chị qua đời, anh Biên mất đi người bạn đời của mình, mãi mãi!
Anh Biên trước di ảnh của vợ
Bị khuyết tật hai chân nên anh Biên không thể tự mình làm một số công việc. Biết hoàn cảnh của anh, chính quyền địa phương và bà con đã chung tay giúp đỡ: giáo xứ hỗ trợ hòm quan tài, Ủy ban MTQT phường hỗ trợ 5.000.000 vnđ, hàng xóm hỗ trợ anh lo mai táng cho vợ,... Chuyển hết số tiền mình có cho nhà đòn, anh Biên vẫn thiếu 7.000.000 vnd, anh xin khất để lo việc cho vợ xong, anh tìm cách xoay sở sau đó.
Được mọi người giúp đỡ lo chu toàn đám tang cho vợ anh mới thấy được an lòng phần nào
Chiều ngày 8/8, ở hẻm 809 đường Tân Kỳ Tân Quý (P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM), anh Biên - người đàn ông đầu đội khăn tang trắng, tay đẩy chiếc xe lăn đến nhận hàng hóa cứu trợ ở gần khu phong tỏa, khi có đoàn từ thiện trao quà cho bà con gặp hoàn cảnh khó khăn. Hoàn cảnh của anh Biên khiến mọi người không khỏi xót xa, nhất là khi người vợ ra đi, chỉ còn lại mình anh.
Trước đó, cuộc sống của hai vợ chồng rất giản dị, rau cháo qua ngày. Ngày 30/4, chị Cúc trở bệnh, anh Biên nhờ láng giềng đưa hai vợ chồng tới BV Q.Bình Tân, khám xong, bác sĩ trả về, yêu cầu chuyển tới BV tâm thần bởi chị có dấu hiệu trầm cảm. Trước khi mất, vợ anh 2 tuần không ăn không uống, sáng ngày 6/8 thì chị qua đời. Đám tang được tổ chức đơn giản: tờ cáo phó dán tạm lên bức tường đã ố màu, chiếc hòm của vợ anh để đặt cửa phòng, trước di ảnh có đĩa trái cây, lọ cúc vàng, đèn cầy,... Anh chia sẻ, đám tang vào mùa dịch đau xót hơn cả bởi không có người thân đưa tiễn.
Ảnh: Vũ Phượng
Gần 3000 lái đò tại Ninh Bình đều được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, sẵn sàng phục vụ khách sau khi các dịch vụ du lịch quay trở lại
Vừa có thông báo “thả cửa” sau 21h, dân tình kéo nhau ra đường, các hàng quán sôi động hẳn lên.
Người Hà Nội có thể đi những đâu khi có nhiều quận là vùng cam? Hiện nay, Vĩnh Phúc, Sơn La đón khách từ vùng cam, kèm điều kiện âm tính nCoV, Quảng Ninh, Hải Phòng chỉ đón khách vùng xanh, vàng.
Suốt 2 năm qua, cả thế giới đang phải chịu những mất mát, thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19. Một trong những bức ảnh viral gây xúc động là hình ảnh con gái ngồi cần cẩu nhìn mẹ lần cuối.
Trong chiếc áo xanh của đội khử khuẩn, 8 cô gái nhỏ bé vẫn ngày ngày đeo trên mình bình phun 40kg đi khắp các vùng dịch của Sài Gòn thực hiện nhiệm vụ.
Những ngày Sài Gòn dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng cũng là lúc xuất hiện thật nhiều những tấm lòng hào hiệp, thơm thảo. Như câu chuyện về những chủ trọ ở thành phố...
Tuổi trẻ muốn trốn đi chơi thật xa, bạn đang tìm đến một nơi không xô bồ như ở thành phố, trốn thật xa đến nơi yên bình. Vậy hãy thử tới đảo Thạnh An, Cần Giờ để nghỉ ngơi xả hơi.
Cần gì đi đâu xa, đợi khi Sài Gòn khỏe lại, mình cùng ghé thăm Dinh Độc Lập đẹp mơ màng, hoài niệm qua bộ ảnh đậm chất điện ảnh của chàng trai Nguyễn Thanh Vũ này nhé.
Giới trẻ Sài Gòn lại được thưởng thức “phát minh" mới nhất trong bộ sưu tập bánh tráng gọi tên bánh tráng tóp mỡ sốt me trứng
Những quán cafe tone lạnh 1 màu như đen, xám thiết kế theo phong cách tối giản đang trở thành trào lưu được ưa chuộng gần đây
Rang Rang Coffee nổi tiếng là cà phê sống ảo của giới trẻ Sài Thành, giờ đây đã có thêm chi nhánh tại Phú Mỹ Hưng - xứng đáng là "thiên đường" nếu bạn muốn chill chill tụ tập hay đang tìm kiếm một góc làm việc, học tập hiệu quả.
Nghe nói đây là quán cafe hot rần rần gần đây tại TP.HCM, nhưng mới nhìn vào menu thôi cũng hú hồn.