Cầu Rồng được khởi công xây dựng từ năm 2009 và khánh thành vào năm 2013, đến nay đã tròn 10 năm tuổi. Hãy cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh tư liệu thú vị về cầu Rồng của Đà Nẵng vào giai đoạn mới ra đời.
Cách đây tròn 10 năm, sự kiện khánh thành cầu Rồng tại Đà Nẵng diễn ra. Đó là vào ngày 29/3/2013, khi báo chí phỏng vấn nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng - đồng tác giả thiết kế hình tượng Rồng thép trên cầu Rồng.
Người dân ngắm bình minh trên sông Hàn vài giờ trước lễ khánh thành cầu Rồng.
Học sinh một trường THPT ở Đà Nẵng có mặt từ sáng sớm để dự lễ khánh thành cầu Rồng.
Khu vực đường nối với cầu Rồng được dọn dẹp, phun nước rửa đường trước ngày khánh thành.
Người dân tập thể dục bên sông Hàn, cạnh cầu Rồng. Cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng khánh thành cùng ngày, cây cầu cổ Nguyễn Văn Trỗi sau đó được chuyển thành cầu đi bộ.
Lễ khánh thành cầu Rồng được tổ chức tại bãi đất trống phía Đông cầu Rồng, nay là khu vực chợ đêm Sơn Trà.
Trước ngày khánh thành, đường dẫn lên cầu Rồng đã được giải phóng mặt bằng, rải hỗn hợp đá dăm và bê tông nhựa.
Cầu Rồng khi ấy được nhiều người dân Đà Nẵng chờ đón, buổi chiều người dân lân cận thường ra sông Hàn để quan sát sự thay đổi của công trình.
Người dân chiêm ngưỡng cầu Rồng với góc nhìn từ đường Bạch Đằng.
Các bộ phận để lắp tạo hình đầu, đuôi và thân Rồng, được xe tải chở đến cầu.
Cận cảnh vòm sắt cầu Rồng khi mới lắp với phần sơn nhiều lớp chống chịu thời tiết, độ bền cao.
Công trường cầu Rồng trước ngày khánh thành còn vài hạng mục phụ dang dở.
Ngày 29/3/2013, Đà Nẵng có thêm 2 cây cầu bắc qua sông Hàn là cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý, trong đó cầu Rồng trở thành biểu tượng du lịch mới của Đà Nẵng.
Hệ thống chiếu sáng cầu Rồng khi đó thuộc số ít công trình lớn có thể đổi màu liên tục về đêm.
Khu vực đầu cầu Rồng (phía Đông) có hai cầu thang bộ ở hai bên thành cầu giúp du khách di chuyển xuống sông Hàn một cách nhanh chóng. Khu vực đuôi cầu phía Tây có đường chui cho người đi bộ qua cầu thuận tiện.
Cầu Rồng được vận hành phun nước và phun lửa vào 21h các ngày cuối tuần, luôn thu hút người dân Đà Nẵng và du khách đến xem.
Những du khách đầu tiên đi qua cầu Trần Thị Lý sau khi thông xe cầu này và cầu Rồng.
Nguồn: Khôi Studio, Bored Panda
Đi du lịch nhiều nhưng chắc gì bạn đã biết những quán ăn ngon Đà Nẵng nức tiếng này?
Clip săn mây tại đèo Hải Vân đang làm mưa làm gió khi bắt trọn những khoảnh khắc tuyệt vời tại nơi đây
Trong 10 ngày tiếp theo khi thành phố phong tỏa, người dân ở Đà Nẵng có thể đặt mua đồ ăn qua một phần mềm Đăng ký, Quản lý thực phẩm.
Nếu các bạn ưa thích những chuyến du lịch thể thao - văn hóa, hãy tìm hiểu ngay về những lễ hội đua thuyền ở Việt Nam trong bài viết này.
Hãy cùng tham khảo gợi ý 8 địa điểm nên ghé thăm trong hành trình khám phá Phú Yên 3 ngày 2 đêm từ một tín đồ du lịch chia sẻ trên group Check in Vietnam nhé!
Bãi đất trống chứa những ống bê tông vốn đang 'gửi tạm' trong thời gian chờ thi công một công trình nhưng lại trở thành studio khiến giới trẻ thích mê, thường xuyên lui tới check-in, cho ra đời những bức ảnh 'xịn xò'.
Quan điểm nồi cơm điện chỉ để cắm cơm và xôi là món cầu kỳ hơn cơm sẽ thay đổi với món xôi thập cẩm nấu bằng nồi cơm điện vừa nhanh lại cực kỳ đơn giản sau đây.
Công thức thịt kho ruốc sả này được giới thiệu là gây "hao cơm", đặc biệt là vào những ngày mưa hay trời se lạnh nên hẳn sẽ hết sức phù hợp để ăn vào tiết trời đang vào thu.
Cùng với nhiều nhà hàng nổi tiếng ở Đà Nẵng, năm qua thành phố này đã có 3 tiệm mì Quảng xuất hiện trên Cẩm nang Michelin. Hãy xem Michelin nói gì về 3 tiệm mì này nhé!
Hãy xem Cẩm nang Michelin nói gì về 4 nhà hàng hải sản ở Đà Nẵng đầu tiên xuất hiện trong danh sách có mức độ uy tín trong ngành du lịch toàn cầu này nhé!
Đoàn du khách 4.500 người Ấn Độ đang thu hút nhiều sự chú ý, nhưng họ chọn du lịch miền Bắc trong khi 2 nhà hàng Ấn Độ trong danh sách Bib Gourmand của Michelin ở Đà Nẵng.
Di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí từ ngày 1/8 tới, sau 2 năm đóng cửa trùng tu. Đây hứa hẹn sẽ là địa điểm check-in không thể bỏ qua đối với du khách ghé thăm Huế hay Đà Nẵng.