Hưng Yên là một trong những tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, một trong số đó là làng đan đó hơn 200 năm tuổi dường như vẫn giữ được nhiều nét ban sơ thuở xa xưa.
Mới đây, một fanpage đã đăng tải lại loạt ảnh chụp làng nghề đan đó 200 năm tuổi ở Hưng Yên của nhiếp ảnh gia Nina May. Làng nghề đẹp tựa tranh dân gian này được fanpage miêu tả: "Toạ lạc ở xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội khoảng 60 km, làng nghề đan đó Thủ Sỹ có tuổi đời hơn 200 năm. Thủ Sỹ có khoảng 500 người theo nghề đan đó, trong đó tập trung ở thôn Nội Lăng và Tất Viên. Để làm ra những chiếc đó, người dân cần nguyên liệu là tre nứa già. Bàn tay khéo léo của người dân làng tạo ra những sản phẩm tinh tế, bền chặt, chắc chắn. Không chỉ là một công việc, đan đó còn là cái "cớ", cái dịp để người dân ngồi tâm sự chuyện trò cùng nhau".
MỤC LỤC [Hiện]
Bộ ảnh nhuốm gam màu nâu cánh gián đậm chất hoài cổ của những tre, nứa hong khô. Nguyên liệu làm đó này xưa kia sẵn có tại địa phương, còn nay các hộ làm nghề thường phải đi nhập tre, nứa ở một số nơi khác về.
Sau khi đan đó xong, người dân sẽ đem treo hong khô một thời gian, đủ ngày thì đó sẽ chuyển sang màu nâu cánh gián, bền hơn, bóng đẹp hơn. Cảnh tượng những chiếc đó treo bên hiên nhà, gian bếp trông vô cùng bắt mắt, vốn là cảnh tượng quen thuộc của nhiều làng quê Bắc Bộ xưa và cũng tạo nên thần thái cho bộ ảnh.
Hiện nay, nghề đan đó ở xã Thủ Sỹ tập trung ở hai làng Nội Lăng và Tất Viên. Thời gian gần đây, hai ngôi làng này thu hút khá nhiều khách du lịch và những người đam mê chụp ảnh về trải nghiệm hay những người đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh đến tìm hiểu và sáng tác.
Đó là một trong vô số những dụng cụ bằng tre, nứa người nông dân ở các làng quê Bắc Bộ sử dụng để bắt cá và một số loài sống gần các cánh đồng như lươn, cua, ếch... Những chiếc đó thường được đặt ở các rãnh nước cạnh các cánh đồng, mương nước để tận dụng nguồn nước chảy cuốn theo nguồn lợi thủy sản từ đồng ruộng.
Đan đó là công việc được cho là không khó, từ trẻ nhỏ đến người già chỉ cần học vài buổi là có thể làm được. Những chiếc đó được thợ lành nghề hoặc nhiều năm kinh nghiệm đan thường rất đều, bền chắc chắn và có thể dùng vài năm mới hỏng. Để đan xong một chiếc đó, một người thợ giỏi cũng cần ít nhất 1 tiếng đồng hồ, còn với những thợ mới thì có khi cần cả một buổi sáng, thậm chí cả ngày.
Ở hai làng Nội Lăng và Tất Viên, hàng tuần người dân sẽ mang hàng đi bán, nơi bán chủ yếu là một số huyện chiêm trũng gần đó như Phù Cừ, Ân Thi (Hưng Yên) hoặc những vùng xa hơn như ngoại thành Hà Nội: Phú Xuyên, Ứng Hòa... Một chiếc đó trắng (màu tre, nứa đã vót đi phần vỏ xanh) thành phẩm ước giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng, còn đó đã được hun khói, hong khô có màu nâu cánh gián, bóng đẹp giá khoảng 30.000 - 40.000 đồng/chiếc.
Mong rằng những chiếc đó ở đây sẽ luôn đắt hàng để bà con có thu thập duy trì nghề truyền thống, qua đó tạo thành không gian văn hóa thu hút du lịch, là nơi để du khách đam mê nhiếp ảnh và khám phá văn hóa truyền thống tìm về.
Nguồn: Tổng hợp
Ảnh: Nhiếp ảnh gia Nina May
Cộng đồng mạng thảo luận sôi nổi về ngôi làng hơn 500 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội sau khi những hình ảnh về ngôi làng xuất hiện trên một trang mạng gần đây.
Bánh cuốn Mão Điền - Bắc Ninh có màu sắc khác hoàn toàn bánh cuốn ở những nơi khác bởi người ta quết lên toàn bộ thân bánh một lớp hành phi khiến bánh có màu nâu vàng đặc trưng.
Thông tin đăng kèm loạt ảnh đẹp mê ly về "con đường Hàn Quốc" ở Gia Lai cho biết hàng thông cổ thụ siêu lãng mạn ở đây đã trăm tuổi.
Bộ ảnh “mái đầu bạc, tình yêu xanh” của đôi vợ chồng già chụp tại Phan Thiết khiến cộng đồng mạng phải tan chảy vì những khoảnh khắc rất đỗi “tình thơ”
Nếu có một ngày ở vịnh Vĩnh Hy, bạn sẽ làm gì? Hãy cùng tham khảo xem lịch trình “phá đảo” Vĩnh Tuy chỉ trong 1 ngày thế nào nhé!
Thanh Tú cùng chồng tương lai Marcin Sojka đã có bộ ảnh độc đáo: mặc cổ phục Việt chụp dưới khung cảnh tuyết trắng đẹp thổn thức. Trên nền tuyết, cổ phục thời nhà Nguyễn này càng thêm nổi bật.
Nhiều người Hà Nội đã quen bắt gặp một bọc lá chục chiếc bánh cuốn trắng nõn khác hoàn toàn bánh cuốn Hà Nam, Nam Định hay Thanh Trì. Đó là đặc sản bánh cuốn Mễ Sở của Hưng Yên.
Bún thang là món ẩm thực đường phố nổi tiếng của Hà Nội, còn bún thang lươn Phố Hiến của Hưng Yên thì hẳn chưa nhiều người biết đến dù thường đem so sánh với bún thang Hà Nội.
Nếu ở miền Bắc, bạn hẳn đang truy tìm những món ăn phù hợp với những ngày tiết trời se lạnh của mùa thu. Công thức làm món chè lam, một đặc sản cổ truyền ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ này quả là đáng để thử.
Hưng Yên là một trong những tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, một trong số đó là làng đan đó hơn 200 năm tuổi dường như vẫn giữ được nhiều nét ban sơ thuở xa xưa.
Chùa Phúc Lâm là một ngôi chùa được nhiều người ghé đến. Bởi chúng có lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và như một Thái Lan thu nhỏ.
Vợ chồng ca nhạc sĩ Khắc Việt đang gấp rút hoàn thiện ngôi nhà mới để chuẩn bị đón tết. Vậy có gì trong căn biệt thự tiền tỷ của Khắc Việt?