Cả hai ông bà đều được chuẩn đoán dương tính với Covid 19, nhưng trước ngưỡng tử cụ bà vẫn lo lắng cho cụ ông và sẵn sàng nhường máy thở cho chồng
Mới đây một câu chuyện đặc biệt vô cùng xúc động được đăng tải trên trang cá nhân của một bác sĩ thuộc Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Bài viết kể về một cặp vợ chồng mắc Covid-19 nặng mà vị bác sĩ này đang điều trị. Hình ảnh người vợ dù đang bị suy hô hấp nặng, phải chỉ định can thiệp nội khí quản gấp nhưng vẫn cố gắng gượng dậy, xin bác sĩ nhường máy thở cho chồng mình khiến ai cũng phải nghẹn lòng.
Theo Vietnamnet, cặp vợ chồng được nhắc đến trong câu chuyện là bà T.T.H (71 tuổi) và ông T.N.L (72 tuổi), ở xã Liên Minh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cả hai ông bà đều là những ca Covid-19 có chuyển biến bệnh nặng điều trị tại buồng bệnh Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Do tuổi cao, khi nhập viện tình trạng đã nặng nên qua nhiều ngày hỗ trợ hô hấp không xâm nhập, cả hai người đều có dấu hiệu xấu đi, bà phải can thiệp đặt ống thở máy.
Tuy nhiên, khi các bác sĩ đang giải thích về máy thở, bà lại chẳng nghĩ đến sức khoẻ bản thân, cố gắng dùng hết sức gượng dậy nói: "Nếu thiếu máy thở, tôi xin nhường cho ông ấy". Ngay khi nghe được câu nói ấy, các bác sĩ đã không khỏi nghẹn ngào. Một bác sĩ bày tỏ: "Người phụ nữ đến cuối cùng vẫn chọn cách hy sinh cho gia đình, hy sinh cho chồng. Dù não bà có đang thiếu oxy, dù bà có đang thở “không ra hơi”, thì bà vẫn thều thào nói với chúng tôi vậy."
Dù các bác sĩ tiếp tục giải thích cho bà hiểu tình trạng của ông chưa cần can thiệp ngay, nhưng bà vẫn rất lo lắng cho chồng. Vì vậy, các bác sĩ đã nhẹ nhàng chỉ cho bà thấy chồng của mình và nói: "Bà yên tâm! Chúng cháu không thiếu bà ạ. Chúng cháu sẽ cứu cả hai ông bà”. Nhờ câu nói đó, bà H mới an tâm điều trị.
Thời gian mới bệnh, bà H và ông L điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Tuy nhiên, đến ngày 2/8, do chuyển biến bệnh nặng bà H đã phải chuyển tuyến lên Khoa Cấp cứu. Dù đã được các bác sĩ tại đây hết lòng điều trị, song diễn biến bệnh của bà ngày một xấu hơn, cơ thể thiếu oxy, phổi cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Đến tối ngày 6/8, ông L cũng đã được chuyển từ y tế địa phương lên bệnh viện do dấu hiệu khó thở tăng nặng.
Cùng ngày, các bác sĩ chỉ định đặt ống nội khí quản cho bà H thở máy nhằm hỗ trợ sự sống. Lúc này, dù chỉ giữ được chút tỉnh táo hiếm hoi, bà H vẫn không ngừng lo lắng cho chồng. 2 ngày sau đó, ông L cũng phải đặt ống nội khí quản. Rất may, nhờ sự tận tình của các y bác sĩ, cặp vợ chồng này đều đáp ứng máy thở và có tiến triển tốt. Đến ngày 12/8, cả hai được chuyển sang thở oxy. Vài tiếng sau đó, ông L đã tỉnh lại. Khi được hỏi ông có điều gì muốn nhắn nhủ với bà không, ông cố gắng thều thào nhưng do cổ họng bị ảnh hưởng nên không thể nói.
Ông cốgượng dậy viết ra những dòng chữ run rẩy nhưng chứa đầy yêu thương gửi đến vợ: "71 năm. Hai đứa cưới nhau, chưa giúp đỡ nhau được gì. Nay ai còn ai mất, người ở lại phải có trách nhiệm. Em ơi cố lên”. Viết xong, ông lặng lẽ nhìn bà, nước mắt lăn dài trên má. Bức thư này cũng đã được nữ điều dưỡng đọc cho bà H nghe. Dù còn đang mê man nhưng khi nghe nữ điều dưỡng đọc xong, nước mắt bà nhẹ nhàng rơi xuống. Hình ảnh ấy đã khắc sâu vào trái tim của biết bao y bác sĩ có mặt trong phòng bệnh.
Thật may mắn cho đến thời điểm này, sau một thời gian chiến đấu với Covid-19, cả hai ông bà đều đã dần hồi phục sức khoẻ. Hai chiếc giường bệnh tuy chỉ cách nhau vài mét, nhưng ông bà vẫn luôn hướng về nhau. Thỉnh thoảng, ông L còn cố gượng dậy hỏi bác sĩ xem nên thăm khám, chăm sóc bà ra sao. Có lẽ, điều ông mong nhất hiện nay chính là bản thân sớm khoẻ lại, để có thể ở bên hỗ trợ vợ.
Còn đối với các y bác sĩ, việc cả hai ông bà đều may mắn vượt qua cơn nguy kịch chính là niềm hạnh phúc to lớn. Vị bác sĩ đăng bài viết bày tỏ: "Theo dõi, chăm sóc người bệnh thời gian rất dài, chúng tôi thay đổi tâm trạng theo từng tiến triển của bệnh nhân, thấy diễn tiến tốt lên một chút đã mừng lắm. Nhất là khi chứng kiến bệnh nhân lên xe cấp cứu, được trở về nhà, với chúng tôi là sự động viên lớn nhất”.
Không chỉ cùng nhau chiến đấu với virus, nhiều cặp vợ chồng hiện nay còn tình nguyện tham gia vào công tác phòng dịch. Điển hình như hai vợ chồng chị N.V.N.T (sinh năm 1999, sinh viên Trường cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, TP.HCM). Theo Tuổi trẻ đưa tin, vợ chồng chị T chỉ mới có em bé được hơn 1 năm, thế nhưng ngay khi nghe tin kêu gọi, cả hai đã không ngần ngại lên đường, chung tay bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Kể từ ngày đi chống dịch, cặp đôi không trở về nhà do sợ ảnh hưởng đến người thân. Chị T bày tỏ: "Mình cũng xót con lắm chứ. Một phần bé còn nhỏ phải xa ba mẹ, một phần là mọi người ai cũng sợ dịch. Mình cũng sợ thì ai sẽ đi chống dịch, nên là dù thế nào vẫn quyết tâm lên đường." Còn về phía chồng chị T, anh cho biết mình đi theo vì sợ nếu vợ có khó khăn gì thì không ai chăm sóc: "Vợ đi đâu là có chồng đi theo đó, cùng tác chiến trên mọi mặt trận".
Được biết, mỗi ngày chị T sẽ lấy mẫu xét nghiệm cho bà con, còn chồng hỗ trợ xử lý mẫu bệnh phẩm và đọc kết quả tại phường Tân Tạo, Q.Bình Tân. Cả hai luôn giúp đỡ nhau mỗi khi đối phương gặp khó khăn, vất vả.
Trong mọi hoàn cảnh gia dình luôn là điểm tựa vững chắc nhất với mỗi chúng ta, có gia đình ở bên cạnh không gì là không thể vượt qua. Toàn đất nước Việt Nam đều là người chung một nhà, người dân Việt Nam đồng lòng cùng hướng về một ngày hết dịch.
Nguồn: Vietnamnet
Sau lời hứa từ chương trình “Cơ hội đổi đời”, ngày 2/8 vừa rồi Việt Hương đã bàn giao tận tay chiếc xe từ thiện cho ông Đoàn Ngọc Hải.
Tháng 7/2021, một gia đình ở Hà Nội du lịch Mộc Châu nhưng bị vì dịch Covid-19 nên đã bị kẹt lại cao nguyên này mấy tháng. Trong thời gian ở lại đây, gia đình này đã xây nhà sống giữa vườn mận.
Không có chỗ trú, tình nguyện viên này đã phải vừa che dù vừa ngủ trong tiết trời mưa tầm tã.
Từ ngày 23/08, quân đội phối hợp với công an, y tế, chính quyền địa phương đi chợ hộ và mang thực phẩm đến tận nhà cho người dân
Đi cách ly nhưng vẫn đam mê du lịch, Vũ Khắc Tiệp đăng sương sương vài tấm với tiêu đề: “Nhớ Hội An”, nhưng làm cư dân mạng hết hồn và nức nở cầu xin.
Du lịch Việt Nam đang có những dấu hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi dần dần như nhiều tỉnh thành đón khách, mở cửa tất cả các đường bay nội địa, miễn quy định tiêm vaccine,...
Phố cà phê đường tàu Phùng Hưng gần đây lại chấn động sau vụ khách Tây va vào tàu. Một lần nữa cơ quan chức năng lại vào cuộc ngăn khách vào khu vực này. Nhưng liệu tổ hợp dịch vụ này sẽ ngừng hoạt động hẳn hay sau một thời gian lại "đâu vào đấy" như trước?
Nếu bạn là một trong những người đang bị "nóng trong người" vì trót ăn quá nhiều vải như bao người thì công thức làm món thạch vải thơm mát sau đây rất đáng để tham khảo.
Mùa sen đến rồi! Điều đó thể hiện qua những loạt ảnh của các thành viên Check in Vietnam vừa mới đi check in mùa sen tháng 6. Nhiều thành viên cũng nhiệt tình giới thiệu những đầm sen đẹp nhất.
Vụ việc 5 người lạc trên núi Hàm Lợn và phải gọi cảnh sát giải cứu gây tranh cãi trên một trang mạng, trong đó có ý kiến gây chú ý: "Bật gg map lên cũng thấy đường mà vẫn đi lạc được".
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.
Thủ đô luôn là nơi tập trung nhiều viện bảo tàng cấp quốc gia và gần đây Hà Nội đang đón một làn sóng giới trẻ check in ở các bảo tàng. Nếu bạn cũng muốn hòa vào làn sóng này, tham khảo ngay gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội sau nhé!