Hơn 20 ngày điều trị tại nhà, anh Bùi Trọng Bình đã “đánh bại” Covid-19 cùng những chia sẻ chi tiết về hành trình “chiến đấu” của mình.
MỤC LỤC [Hiện]
Ngày 24/7, anh Bùi Trọng Bình (49 tuổi, ở Q.7 TP.HCM) phát hiện mình dương tính với Covid-19 sau khi xuất hiện một số triệu chứng như đau mỏi cơ bắp, sốt nhẹ. Kết quả khiến anh Bình vô cùng bàng hoàng, dù có mạnh mẽ đến đâu thì anh cũng không thể bình tĩnh sau khi đã hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Sau khi phát hiện bản thân dương tính với virus SARS-CoV-2, anh Bình nhanh chóng tự cách ly trong nhà kho của gia đình, cố gắng hạn chế tiếp xúc với gia đình. May mắn thay, 4 người còn lại trong gia đình đều có kết quả âm tính.
Anh Bùi Trọng Bình - F0 tự lực chữa khỏi căn bệnh Covid-19 tại nhà
Anh Bình cho biết mình cả tháng trời ra ngoài, không tiếp xúc với ca nghi nhiễm nên không rõ nguồn lây. Thế mới thấy Covid-19 quá khó lường. Bước vào cuộc chiến này, anh Bình đã chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ nhất. Việc điều trị tại nhà là ngoài ý muốn nên anh cũng khuyên người bệnh nếu thấy có triệu chứng trở nặng phải liên hệ bệnh viện ngay.
Trong căn phòng kho nhỏ, anh Bình bố trí giường ngủ, đồ dùng cá nhân cùng những vật dụng y tế cần thiết. Máy đo nhiệt độ, đo huyết áp, đo chỉ số oxy trong máu,bình oxy/bình oxy khẩn cấp, máy nước nóng… được anh Bình bày ngay sát giường trước mỗi lần đi ngủ phòng khi cần thiết có thể vươn tay ra lấy dễ dàng. Các loại thuốc chữa trị và thuốc hỗ trợ anh để riêng, tránh trường hợp mất bình tĩnh mà uống nhầm, uống đại. Bên cạnh đó, bình giữ nhiệt đựng nước ấm, nước gừng cũng vô cùng cần thiết.
"Hành trang" anh Bình chuẩn bị cho "cuộc chiến" với Covid-19
5 ngày đầu tiên, anh chịu đủ các triệu chứng bệnh Covid như sốt cao, sốt run, đau cơ, ho, đau nhức cơ thể , chỉ số bão hòa oxy trong máu ngoại biên liên tục giảm khiến ý thức mê man, không tỉnh táo.
Đỉnh điểm là ngày thứ 3 khi anh bắt đầu mất hoàn toàn vị giác và khứu giác, không thể ăn một miếng nào.
Mỗi ngày vợ anh sẽ đặt đồ ăn đựng trong các hộp dùng một lần trước cửa phòng, tuyệt đối không tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm. Không ăn nổi, anh Bình dùng cách chia nhỏ các bữa, ăn đồ loãng, nguội và mềm cho dễ nuốt. Mỗi bữa ăn kéo dài đến 2 tiếng hoặc hơn. Lúc ăn có thể đứng lên vận động một chút, thậm chí đi tắm rồi xong ăn tiếp cũng được, miễn sao ăn hết.
Những cơn sốt thường trực
Ngày thứ 6 nhẹ nhàng hơn khi các cơn sốt bắt đầu thuyên giảm.
Ngày thứ 7 xuất hiện triệu chứng trở nặng hơn, anh Bình bị “tra tấn” bởi những cơn ho xé họng, khó thở, thể trạng tuột dốc không phanh, lúc đứng cũng nghe rõ tiếng nhịp tim đập mạnh trong lồng ngực, chỉ số bão hòa oxy trong máu ngoại biên xuống càng thấp, có những giai đoạn chỉ còn 77. Lúc này, anh Bình phải liên hệ bác sĩ và được chỉ định dùng thuốc.
Trong khoảng thời gian này, anh Bình hai lần trải qua cảm giác tắc thở chừng 5 - 10 giây do ho liên tục khiến cuống họng bị bóp nghẹt, cộng với nồng độ oxy trong máu liên tục giảm khiến tinh thần người đàn ông trung niên như vỡ vụn.
Có lần, anh Bình dùng bị sặc nước muối sinh lý, ho dai dẳng. Anh cố ôm chặt bồn rửa mặt để đỡ cơ thể, nhìn vào gương anh không nhận ra gương mặt trắng bệch đó là mình. Sau đó, anh nhanh chóng chụp lấy bình oxy để hỗ trợ thở mà không được, anh phải luyện thở suốt 4 tiếng để có không khí.
Với anh Bình, cảm giác ngộp thở là sự tra tấn dã man nhất mà Covid-19 gây ra. Sau 10 ngày liên tục chịu đựng những cơn đau, cơn ngộp thở dai dẳng không thể ngủ nổi, mái tóc đen của người đàn ông trung niên ấy đã điểm vài sợi bạc. Covid-19 đã bào mòn con người ta đến mức ấy.
Anh tham gia các hội nhóm “F0 tự điều trị tại nhà” và cũng được nghe nhiều người chia sẻ kinh nghiệm chữa trị. Qua quá trình ấy, anh nhận ra việc tập thở quan trọng vô cùng. Bình oxy ở nhà khác với máy thở xâm nhập tại bệnh viện, nên việc tự thở chính là một cách hỗ trợ lá phổi chống lại virus.
Có những ngày triệu chứng trở nặng, có ngày lại nhẹ nhưng không thể lơ là bất cứ lúc nào được, hãy luôn cảnh giác. Khi sức khỏe dần hồi phục, bạn hãy tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản để gia tăng sức khỏe.
Sau gần 20 ngày điều trị, ổn định sức khỏe, chiều 12/8, anh Bình nhận kết quả âm tính lần 1, vui như trút được gánh nặng ngàn cân. Trong người đã có kháng thể, với anh âm tính hay dương tính đã không còn quan trọng nữa. Anh vẫn sẽ tiếp tục tập thở cách ly cho đến khi cảm thấy thực sự an toàn cho mọi người xung quanh.
“Trận chiến" với virus đã vô cùng khắc nghiệt rồi nhưng “trận chiến” với thông tin tiêu cực còn tra tấn hơn. Người bệnh đã mệt mỏi, đã suy sụp lại còn bị bao vây bởi những tin xấu, những con số tử vong thì làm sao có thể kiên trì.
Thời gian đầu mắc bệnh, anh Bình đã cãi nhau với vợ một lần duy nhất đó là khi vợ nhắc đến việc số ca bệnh tại TP.HCM tăng cao và nhanh, nhiều người thân thiết, thậm chí có người là dân thể thao chuyên nghiệp đã qua đời vì Covid.
Nghe vậy anh Bình cũng sợ, sợ nhỡ đâu bản thân cũng rơi vào cảnh tương tự. Anh biết, mạng xã hội có hai mặt, thấy tin tiêu cực hãy lướt qua và chỉ đón nhận những nguồn năng lượng tích cực thôi. Với các F0, thông tin tốt cũng giống như oxy để thở, để nuôi dưỡng sức sống, khát vọng sinh tồn vậy.
Vì vậy ngoài cách ly F0 về mặt không gian, hãy cách ly cả thông tin nữa. Khoảng thời gian này tinh thần họ dễ suy sụp, không thể ăn, chẳng ngủ ngủ thì mọi loại thuốc đều trở nên vô dụng. Hãy bảo vệ người thân và xã hội bằng những thông tin tích cực.
Trên hành trình chữa bệnh, anh Bình rất biết ơn gia đình vì đã luôn bên cạnh và là nguồn động viên tinh thần lớn nhất. Người vợ mỗi ngày đều cẩn thận chuẩn bị đồ dùng, trên mỗi hộp cơm đều nhắn gửi tình yêu: "ngày trở lại yêu thương", "ăn ngon nhé sếp". Lúc chồng mệt, chị sẽ mặc đồ bảo hộ, vào khử khuẩn "khu vực cách ly" rồi lau dọn hành lang. Con trai anh cũng hết lời động viên bố, thậm chí còn sáng tạo cả "bộ ròng rọc bằng tay" để vận chuyển thức ăn.
“Chiến đấu với căn bệnh này tôi chỉ muốn đơn độc, vì yêu thương đúng cách mới có cơ hội gặp lại nhau.” anh chia sẻ
Hai vợ chồng động viên nhau qua cánh cửa phòng
Từ ngày 16/8 vừa rồi, TP.HCM đã bắt đầu thí điểm chương trình điều trị F0 tại nhà. Qua câu chuyện của anh Bình mong các chiến binh F0 tại nhà có thêm tinh thần tích cưc, bởi nếu bạn không nỗ lực cứu mình thì không ai cứu được mình nữa cả!
Nguồn: Tổng hợp
Phim Hàn Quốc không chỉ được quay tại "quê nhà" mà còn có những bối cảnh quay ở nước ngoài đẹp như tranh. Xem 9 bộ phim này, đảm bảo bạn muốn vi vu ngay lập tức!
Đi làm từ thiện vất vả, nhưng về nhà Hoài Phương vẫn có màn tấu hài cực hài hước chọc cười bà xã Việt Hương.
Cộng đồng mạng hiện đang xôn xao về đoạn clip 1 TikToker biết bản thân là F0 nhưng vẫn không tự cách ly mà thản nhiên đi ăn uống tại những nơi công cộng
“Khi đã vượt qua rồi, mình hiểu cảm giác của F0”, lời tâm sự của một chàng trai trải qua 13 ngày chiến đấu đánh bại Covid-19 tại nhà. Sau khi khỏi bệnh, anh đăng ký tham gia tình nguyện, hỗ trợ tiêm vaccine cho người dân.
Mặc dù đang dịch nhưng nếu có công việc bắt buộc phải ra ngoài như anh chàng travel blogger Tô Đi Đâu thì đừng lo lắng vì vẫn có thể di chuyển một cách an toàn.
Mùa dịch Covid-19, cuộc sống của người dân vùng dịch bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là vấn đề lương thực, thực phẩm. Trước tình hình đó, Hà Giang đã góp 60 tấn rau củ tặng Hà Nội.
Tuổi trẻ muốn trốn đi chơi thật xa, bạn đang tìm đến một nơi không xô bồ như ở thành phố, trốn thật xa đến nơi yên bình. Vậy hãy thử tới đảo Thạnh An, Cần Giờ để nghỉ ngơi xả hơi.
Cần gì đi đâu xa, đợi khi Sài Gòn khỏe lại, mình cùng ghé thăm Dinh Độc Lập đẹp mơ màng, hoài niệm qua bộ ảnh đậm chất điện ảnh của chàng trai Nguyễn Thanh Vũ này nhé.
Giới trẻ Sài Gòn lại được thưởng thức “phát minh" mới nhất trong bộ sưu tập bánh tráng gọi tên bánh tráng tóp mỡ sốt me trứng
Những quán cafe tone lạnh 1 màu như đen, xám thiết kế theo phong cách tối giản đang trở thành trào lưu được ưa chuộng gần đây
Rang Rang Coffee nổi tiếng là cà phê sống ảo của giới trẻ Sài Thành, giờ đây đã có thêm chi nhánh tại Phú Mỹ Hưng - xứng đáng là "thiên đường" nếu bạn muốn chill chill tụ tập hay đang tìm kiếm một góc làm việc, học tập hiệu quả.
Nghe nói đây là quán cafe hot rần rần gần đây tại TP.HCM, nhưng mới nhìn vào menu thôi cũng hú hồn.