Home Quẩy Cô gái bỏ công việc ổn định tại TP.HCM lên phố núi Đà Lạt thực hiện ước mơ, tự lập nghiệp xây dựng homestay của chính mình

Cô gái bỏ công việc ổn định tại TP.HCM lên phố núi Đà Lạt thực hiện ước mơ, tự lập nghiệp xây dựng homestay của chính mình


icon_bl_left icon_home_left icon_face_left

Cô gái rời thành phố hoa lệ về phố núi và hành trình lập nghiệp mở homestay.

Trải qua nhiều khó khăn và không ít lần tưởng chừng phải bỏ dở ước mơ, chị Ngọc Quyền (29 tuổi, Ninh Thuận) vẫn tin vào lựa chọn của mình. Năm nay là năm đầu tiên cô bạn đón Tết ở xứ người ngay tại homestay do chính mình gây dựng tại Đà Lạt.

 Chị Ngọc Quyền (29 tuổi, Ninh Thuận) lên Đà Lạt thực hiện ước mơ của mình

 Chị Ngọc Quyền (29 tuổi, Ninh Thuận) lên Đà Lạt thực hiện ước mơ của mình

Để có năm đầu tiên ăn Tết xa nhà, chị Ngọc Quyền muốn làm gì đó thật đặc biệt nên ngày 27-29/12 âm lịch, chị Quyền đã chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống mời những vị khách chọn ở lại Đà Lạt ăn Tết và nhân viên để tạo không khí ấm cúng như khi đoàn tụ với gia đình.

Chị đã chuẩn bị từ sớm để đón Tết

Chị đã chuẩn bị từ sớm để đón Tết

"Năm nay có vài bạn trẻ muốn thay đổi không khí ăn Tết ở nơi xa nên homestay mình chào đón họ. Một năm đón Tết xa nhà vì công việc, thương ba mẹ không có con cái bên cạnh cũng buồn. Nhưng qua dịp này mình về lâu, ngày nào đoàn viên thì đó chính là Tết", chị Ngọc Quyền chia sẻ.

MỤC LỤC [Hiện]

Được biết, chị tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh ở TP.HCM, và ra trường làm việc trong mảng nhân sự. Mặc dù có công việc ổn định, mức lương khá nhưng chị Quyền không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống thường nhật, mất đi hứng thú trong các mối quan hệ xung quanh. Ngoài ra, thời tiết Sài Gòn thường nóng bức, ngột ngạt. và khói bụi nơi phố thị cũng khiến chị Quyền mệt mỏi. 

Homestay này đem đến cho du khách hòa quyện vào thiên nhiên

Homestay này đem đến cho du khách hòa quyện vào thiên nhiên

Chị Ngọc Quyền bén duyên với Đà Lạt sau vài chuyến đi đến thành phố ngàn hoa này, chị đã mơ về cuộc sống tự do, tự tại nhưng vẫn được thảnh thơi, gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, năm 2019, chị Quyền quyết định bỏ lại tất cả ở TP.HCM lên Đà Lạt với số tiền tích kiệm được trong 4 năm đi làm. Chị đã có cơ hội thực hiện ước mơ đã lâu là xây dựng homestay riêng. 

Chị Ngọc Quyền không ngừng học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng dịch vụ, và còn sẵn sàng  ngại xin làm nhân viên tại nhiều nơi. Ngoài ra, chị Quyền còn đầu tư vào quán trà vì số tiền vốn 200 triệu đồng chưa đủ để mở homestay. Cuối cùng, Quyền đã có kinh tế ổn định nên sang nhượng quán, vay thêm chị gái để mở homestay với chi phí 700 triệu đồng.

Dù rất khó khăn nhưng chị không ngừng cố gắng

Dù rất khó khăn nhưng chị không ngừng cố gắng

Một thời gian sau, chị Quyền sang nhượng bởi mục tiêu đầu tiên chính là đầu tư vào homestay của riêng mình, xa trung tâm thành phố và có vườn rộng. Chị Quyền luôn đặt mình vào vị trí khách hàng, những người luôn trong trạng thái bận rộn và tìm đến   Đà Lạt là để nghỉ ngơi, kiếm tìm không gian rộng rãi, cách xa phố thị ồn ào và bụi bặm.

“Ở nơi đất khách quê người, không có mối quan hệ, mình gặp nhiều khó khăn khi lập nghiệp. Đầu tiên, mình phải kêu gọi đầu tư để mở homestay vì không đủ vốn. Tiếp đó, mình tìm thuê khu đất ở cuối đường Vạn Thành - Tà Nùng. Ai cũng khuyên mình đừng mở homestay tại đây vì xa trung tâm, địa hình trắc trở. Nhưng mình hiểu nơi này phù hợp với mục tiêu xây dựng nhà nghỉ dưỡng, gần gũi thiên nhiên”, chị nhớ lại.

Homestay này đem đến cho du khách hòa quyện vào thiên nhiên

Homestay này đem đến cho du khách hòa quyện vào thiên nhiên

Homestay này đem đến cho du khách hòa quyện vào thiên nhiên

Homestay này đem đến cho du khách hòa quyện vào thiên nhiên

Homestay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề điện, nước hay vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng. Điều này chị Quyền nhiều lần muốn bỏ cuộc vì thời tiết khắc nghiệt, đến mùa mưa thì mưa rả rích hàng tháng trời khiến công việc rất trì truệ. Sau thời gian chật vật, khu homestay tự thiết kế từ nhà gỗ, mái lá trên mảnh đất 4.000 m2 cũng được hoàn thành. 

“Quá trình xây dựng homestay có chủ đất và chú thợ mộc hỗ trợ mình. Còn sửa chữa trong nhà thì có ba và cậu giúp chứ sức mình không thể làm được hết. Mình vừa đón khách, vừa dọn phòng kiêm luôn chăm sóc khách hàng. Đất nhiều nên mình còn trồng rau, phục vụ bữa ăn hàng ngày của mọi người trong nhà”, chị nói.

Năm vừa qua, chị Quyền cũng gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và phải cố gắng chống chọi với hơn 6 tháng ngừng kinh doanh, du lịch ngưng trệ. Điều này một lần nữa khiến chị muốn trở lại với công việc cũ ở TP.HCM vì mất phương hướng, không có thu nhập, cuộc sống khó khăn, kinh doanh thì không được mà vẫn phải trả tiền thuê nhà, điện, nước.

Để hoàn thiện homestay, chị Quyền phải trải qua nhiều câu chuyện thăng trầm

Để hoàn thiện homestay, chị Quyền phải trải qua nhiều câu chuyện thăng trầm

Tuy nhiên, khi nghĩ lại lý do bỏ phố về Đà Lạt, chị Quyền quyết tâm hiện thực hóa ước mơ và bắt đầu kêu gọi đầu tư cứu homestay. Chị lập kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, trình bày chi tiết rõ khả năng thu hồi vốn. Vì vậy, chủ nhà không chỉ hỗ trợ mà còn sẵn lòng đầu tư, đồng hành cùng chị.

“Sau 3 năm bỏ phố về rừng, mình vẫn rất yêu Đà Lạt, đam mê công việc hiện tại và hài lòng với cuộc sống ở đây. Đến hôm nay, còn sức khoẻ và cả ý chí để tiếp tục làm việc là điều rất quý giá. Đổi lại một năm thăng trầm thì cái Tết vừa qua, ngành du lịch ở Đà Lạt nói chung và cả mình nói riêng đều gặt hái được nhiều nhờ sự ủng hộ của mọi người”, chị nói.

Sau vài năm, từ nhân viên văn phòng ở thành phố lên vùng núi tự tay gây dựng tất cả, chị Quyền thấy bản thân thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo chị, khi bản thân thích, những việc nặng nhọc, khó khăn chính là động lực, làm rồi mới biết khả năng của mình còn nhiều hơn có thể tưởng tượng.

“Ở Đà Lạt lâu không tránh khỏi việc da sạm đi rất nhiều. Lâu lâu gặp lại, bạn bè hay trêu mình là sao ở đây mà đen dữ vậy. Nhưng rồi cũng quen vì thời tiết và công việc đặc thù. Còn về sức khỏe, ngoài những bệnh cảm thông thường do khí hậu lạnh và thức khuya, mình thấy vẫn khỏe lắm. Chắc là do được sống và làm việc mình thích nên tinh thần luôn ổn định”, chị cười nói. Thời gian tới, chị Quyền dự định tiếp tục xây dựng quán cà phê nhỏ trong khuôn viên homestay để tìm kiếm thêm thu nhập. 

Để hoàn thiện homestay, chị Quyền phải trải qua nhiều câu chuyện thăng trầm

“Hãy thử thay đổi bản thân, công việc, vùng đất sống. Hãy thử làm hết mọi thứ nếu bản thân còn chịu được và yêu thích thì hãy bắt đầu gắn bó. Không phải ai về rừng rồi cũng sẽ thành công, mà đôi khi sẽ thất vọng nếu không chuẩn bị hành trang thật kỹ lưỡng hoặc mang quá nhiều hy vọng”, chị nhắn nhủ.

Với chị Quyền, quyết định về phố núi chưa bao giờ là chuyện nghỉ hưu mà chỉ là chuyển đổi công việc. Từ công việc nhẹ nhàng, ngồi trong máy lạnh chuyển sang làm việc chân tay và đòi hỏi kỹ năng sống cần nhiều hơn. Vì thế, nếu không phù hợp, hãy xem đó là hành trình trải nghiệm.

“Quan trọng là phải sống thực tế, ở đâu cũng có sướng, khổ riêng. Đừng đọc và xem nhiều người vẽ bức tranh êm ả của núi rừng, nhìn thành quả của cá nhân khác mà trầm trồ thích thú và nghĩ rằng mình sẽ được như thế. Chẳng mấy ai đưa hình ảnh lúc lấm lem, cơ cực cả vì lúc đó chẳng còn thời giờ để quay phim hay chụp ảnh”, chị nói.

NGUỒN: Tổng hợp

Đà Lạt vắng khách, nhiều hàng quán phải đóng cửa hoặc sang nhượng

Đà Lạt vắng khách du lịch hơn trước đây, thành phố “ngàn hoa” không còn là là điểm điểm “bùng nổ” mỗi dịp lễ nữa.

Cà phê mocktail vị phở đặc biệt ở Đà Lạt nghe tên đã "chạy mất dép": Topping húng quế, ớt cay thì mê phở cũng chưa chắc dám thử

Cà phê và phở đều là những món ngon của ẩm thực Việt Nam, nhưng sẽ thế nào khi chúng tìm được tiếng nói chung nhỉ?

Nhóm bạn mất hàng trăm nghìn ăn "xiên bẩn" chợ đêm Đà Lạt, chuyện gì đang xảy ra vậy?

Món ăn bình dân của các bạn trẻ nay đã nâng cấp với mức giá nhà hàng rồi hay sao?

"Chảy nước miếng" với quy trình làm hồng giòn, hồng sấy dẻo Đà Lạt

Đà Lạt có gì ngon? Dâu tây, trà atiso, hoa quả sấy khô... Nhắc đến hoa quả sấy khô thì quy trình làm hồng giòn, hồng sấy dẻo Đà Lạt sau có thể sẽ khiến bạn "chảy nước miếng" đấy!

Lên Đà Lạt ai còn đi tour nữa, trend bây giờ là rủ bạn bè đi camping, glamping như travel vlogger Hà Mạnh cơ

Hãy để travel vlogger Hà Mạnh dạy bạn những tips "đu trend" camping đang cực hot ở Đà Lạt này nhé. Chắc chắn bạn sẽ thấy một Đà Lạt thật khác đấy

Khai trương đoàn tàu du lịch "hành trình đêm Đà Lạt" đặc sắc ngắm cảnh đêm, thưởng thức bữa ăn trên tàu

Đà Lạt chính thức cho ra mắt tàu đêm tuyến Đà Lạt - Trại Mát với tên gọi “Hành trình đêm Đà Lạt” do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức.

Công trình tựa như Universal Studios ở Đà Lạt gây tranh cãi

Công trình studio Đà Lạt mà cứ ngỡ như check in Universal Studios. Tuy nhiên, người thì khen độc đáo, người thì cho rằng sẽ hỏng cảnh quan.

Đà Lạt trăm hoa đua nở đón xuân: Từ mai anh đào đến phượng tím, phượng vàng ngập tràn cõi mạng

MXH dạo gần đây ngập tràn ảnh Đà Lạt trăm hoa đua nở đón xuân, từ mai anh đào đến phượng tím, phượng vàng... được các tín đồ du lịch đăng tải trên khắp các diễn đàn, fanpage khiến người xem cảm thấy xuyến xao.

Hóa thân thành nàng thơ Cottage Core ở "miền quê" The Florest - Hoa Trong Rừng ở Đà Lạt

Với những bạn nữ mơ ước một lần được hóa thân thành các nàng thơ theo phong cách Cottage Core hay Công chúa Princess Vibes thì chắc hẳn đều phải phát sốt với những tấm hình xinh đẹp chụp ở Florest – Hoa Trong Rừng Đà Lạt của các bạn trẻ sau.

Chưa kịp hết buồn vì tin Chika Farm đóng cửa thì Chika Farm Đà Lạt "version 2" mở cửa trở lại

Ngôi nhà mới, diện mạo mới và nhiều hoạt động mới của Chika Farm version 2 khiến nhiều người bất ngờ vì đẹp tựa như một bộ phim miền tây nước Mỹ.

Làng cổ Hàn Quốc thu nhỏ giữa lòng Đà Lạt - Nhà cổ Hàn Quốc Hanok ở khu du lịch Rừng Thông Núi Voi đẹp như phim cổ trang

Nhà cổ Hanok là một kiểu kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Triều Tiên và người Hàn Quốc ảnh hưởng kết hợp giữa Triều Tiên và Nhật Bản, đặc trưng cho kiến trúc nhà cổ của đất nước Hàn Quốc. Hiện tại trên thế giới đã công nhận ngôi nhà này là một quần thể kiến trúc hình mẫu và nhiều kiến trúc sư trên thế giới đánh giá cao.

2
2
2
2
3