Ai từng du lịch Pù Luông thì chắc chắn đều đã say mê món ăn giản dị mang đặc trưng của vùng rừng núi - cơm lam. Cơm lam là sự kết hợp hoàn hảo của gạo nếp, ống và giá chuối để tạo nên 1 hương vị hấp dẫn, lôi cuốn không nơi đâu có được.
MỤC LỤC [Hiện]
Từ “Pù Luông” trong tiếng Thái có nghĩa là "đỉnh núi cao nhất". Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 130km về phía Tây Bắc.
Đây là địa danh đã quá nổi tiếng với những ai yêu thích du lịch khám phá. Pù Luông không chỉ được đánh giá là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị quan trọng về khoa học, kinh tế và du lịch, mà còn được biết đến bởi những nét văn hóa, ẩm thực của cộng đồng người Thái.
Ở bản Kho Mường, huyện Bá Thước hiện có tới 61 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu sinh sống. Người dân tộc Thái nơi đây vẫn lưu giữ những nét truyền thống đặc trưng văn hóa từ thời xưa.
Đến với Pù Luông, bạn sẽ được người dân nơi đây mời nếm thử đặc sản cơm lam, món ăn truyền thống của người dân tộc Thái. Đây là món ăn truyền thống luôn gắn liền với bữa cơm hàng ngày hay các bữa tiệc, lễ hội, ngày lễ quan trọng.
Theo người dân nơi đây, chữ “lam” có nghĩa là "nướng", cơm lam là món cơm được nướng trên lửa để tạo mùi hương thơm ngon đặc trưng. Nguồn gốc của món ăn này bắt nguồn từ những chuyến đi rừng dài của người dân. Họ mang theo túi gạo, dao găm, đá đánh lửa và tận dụng những ống nứa có sẵn trong rừng để tạo nên bữa cơm giản dị. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở đây vẫn duy trì và giữ gìn món ăn đặc trưng này.
Theo kinh nghiệm của người dân tộc Thái nơi đây, để chế biến được món cơm lam thơm ngon chuẩn hương vị núi rừng thì phải đảm bảo rất nhiều công đoạn.
Ống tre, nứa để nướng cơm phải tươi, không bị quá non mà không quá già. Nên chọn những ống cây có đốt dài, thẳng và không bị sâu. Chặt nhỏ ống nứa thành từng đốt la.
Đây là bước quan trọng nhất, bạn phải chọn gạo nếp có đủ độ dẻo thì món cơm mới ngon được. Người Thái tại Pù Luông thường lựa chọn loại gạo nướng mới gặt, hạt gạo phải to, mẩy và có mùi thơm, có thể là gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm.
Vo gạo cho thật sạch rồi ngâm nước khoảng 30 phút đến 1 tiếng, vớt ra để ráo nước, rồi đổ gạo vào ống nứa đã được lót sẵn lá chuối tươi, đổ nước vào ống cho ngập gạo. Người Thái truyền kinh nghiệm rằng không nên nén gạo quá chặt mà nên để cách miệng ống vài cm, khi gạo chín sẽ tự nở ra và bít đầy ống. Lấy lá chuối hoặc lá dong đậy kín miệng để cơm không bị ám mùi khói và giữ được hương vị của gạo nếp.
Bạn có thể chọn nướng ống cơm bằng than củi hoặc than tre trong vòng 1 giờ, tuy nhiên sử dụng than củi thì sẽ ngon hơn nhiều. Khi cơm sủi thỉnh thoảng nhấc ra dằn mạnh ống xuống đất để gạo dồn xuống phía dưới cho hạt cơm săn chắc. Đến khi nước cạn mới đặt ống nằm ngang và nướng xoay đều.
Trong khi nướng hay xoay ống nứa liên tục để ống lam không bị quá cháy và gạo cũng được chín đều hơn. Khi nắn ống lam thấy mềm tức là cơm bên trong đã chín.
Khi cơm chín bạn chẻ lớp vỏ bên ngoài, còn lá chuối thì khi ăn mới bóc. Thưởng thức cơm lam với muối vùng hoặc chẩm chéo thì chắc chắn hương vị sẽ khiến bạn say mê.
Gợi ý xem thêm về kinh nghệm du lịch Pù Luông 2 ngày 2 đêm
Bên cạnh hương vị thơm ngon cùng cách chế biến độc đáo, cơm lam cũng phù hợp với tập tục và đời sống sinh hoạt của người dân tộc Thái. Người dân tộc nơi đây thường phải làm việc trên nương rẫy cả ngày nên mang theo ống cơm tre nứa sẽ tiện lợi hơn. Thêm vào đó, cơm lam giữ được thời gian lâu mà không bị hỏng, độ dẻo cũng không hề bị mất đi. Ngày nay, món ăn bình dị này lại càng quan trọng hơn khi đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Pù Luông và được người thái sử dụng làm món ăn tiêu biểu để giới thiệu với du khách.
Còn chần chừ gì mà không rủ đám bạn thân xách xe ra phố, cùng khám phá ngay 3 bữa ăn sập món ăn 3 miền trong một ngày tại Hà Nội nhỉ?
Bằng chứng vì sao Việt kiều hay nghệ sĩ nổi tiếng đi xa rồi riết cũng phải quay trở về thưởng thức hương vị đặc sản quê nhà, đó là nhờ những nhà hàng ẩm thực Việt này
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến chúng ta phải tạm hoãn những kế hoạch du lịch và thưởng thức các món ăn đặc sản, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để bạn trổ tài bếp núc. Biết đâu công thức làm bánh khọt tại nhà này lại giúp bạn nhận ra tiềm năng masterchef của bản thân thì sao nhỉ.
Một năm thường có 2 mùa cốm là cốm chiêm và cốm mùa (mùa thu). Do thời tiết mát mẻ nên cốm mùa thu được cho là ngon hơn và nó trở thành đặc sản mùa thu. Nhưng có thể chưa nhiều người biết có hẳn 3 làng nghề cốm ở Hà Nội.
Đi đảo Phú Quý mà muốn có food tour trọn vẹn thì phải tham khảo ngay list đồ ăn này ngay, vừa ngon, vừa rẻ.
Loạt ảnh về quá trình sinh trưởng và phát triển của quả sầu riêng gây ấn tượng về hoa sầu thơm dịu và đẹp lung linh như giọt nắng, khiến cả người yêu và người ghét sầu riêng đều phải trầm trồ khi lần đầu được chiêm ngưỡng.
Một thành viên diễn đàn ẩm thực tự giới thiệu là "con nhà nghề có truyền thống làm mắm gần 50 năm" đã tiết lộ cách muối cá để làm nước mắm của quê hương mình.
Mùa lúa chín sắp tới gần rồi, chắc chắn cái tên Pù Luông là cái tên không thể bỏ qua khi các tín đồ du lịch muốn ngắm đồng lúa chín vàng năm nay.
Nhiều bạn trẻ tỏ ra cực kì thích thú vì không ngờ ngay tại biển Hải Tiến (Thanh Hóa) - một bãi biển không nổi tiếng như Sầm Sơn - lại có một thế giới màu hồng đẹp như phim trường phim "Barbie" bản Live Action mang tên Lalamingo Park.
Mỗi năm bạn sẽ có 2 cơ hội check-in Pù Luông mùa lúa chín, cơ hội thứ nhất đã đến và nhiều bạn trẻ còn đua nhau khoe check-in ruộng bậc thang sớm, thậm chí trước khi những thửa ruộng chuyển màu cả tháng.
Đến với bãi Đông (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá) ngắm dáng vẻ mộc mạc, bình dị của xã đảo nhỏ ở Bắc Trung Bộ với chi phí khoảng 2 triệu đồng.
Cứ nhắc đến Thanh Hóa là hầu như ai cũng nghĩ ngay đến biển Sầm Sơn. Ngoài thành phố du lịch biển này, tỉnh Thanh Hóa còn nhiều bãi biển xinh đẹp khác có thể bạn chưa mấy quen thuộc.