Tà Chì Nhù luôn là địa điểm yêu thích của các bạn trẻ thích khám phá thiên nhiên, săn mây hay trekking núi cao. Hãy cùng tham khảo chi phí đến “nóc nhà” Yên Bái trong 3N2Đ.
Cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm, đỉnh Tà Chì Nhù lại vào mùa đỉnh điểm du lịch, du khách thích đi mùa này để ngắm hoa chi pâu đặc trưng, tím một vùng vô cùng thơ mộng, quyến rũ. Nếu có ý đỉnh đến đỉnh Tà Chì Nhù sắp tới, bạn có thể tham khảo danh mục chi phí di chuyển cho 3 ngày 2 đêm dưới đây.
MỤC LỤC [Hiện]
Đỉnh Tà Chì Nhù của Yên Bái nằm ở độ cao 2979 mét so với mực biển. Đây là đỉnh núi đứng thứ 7 của Việt Nam với địa hình phức tạp, nhiều đoạn dốc dựng đứng và khí hậu khắc nghiệt. Và nếu muốn tham quan đồi hoa Chi Pâu Tây Bắc, bạn sẽ phải đi khá xa.
Nếu chọn đi xe ô tô, xe khách, hoặc xe máy để lên đây, bạn bạn lưu ý chỉ nên đi xe máy nếu bạn thật sự vững tay lái. Vì vậy, để an toàn hơn bạn có thể chọn đi xe khách.
Từ Hà Nội đến Tà Chì Nhù dài khoảng 200km, đi xe khách đi mất 4 tiếng rưỡi di chuyển. Giá vé trung bình khoảng 350.000 đồng/người/chiều và chừng 700.000 đồng/người cho 2 chiều.
Sau khi đến Nghĩa Lộ các bạn sẽ cần di chuyển vào thị trấn Trạm Tấu, khoảng cách 30km di chuyển khoảng 1 giờ đồng hồ. Với khoảng cách này, các bạn có thể đi bằng taxi hoặc xe ôm đều được. Nhưng nếu đi theo nhóm thì các bạn đi taxi sẽ tiện hơn, mà chia ra cũng rất rẻ. Nếu đi taxi, các bạn sẽ mất thêm khoảng 400.000 đồng/lượt, trung bình mỗi người hết khoảng 130.000 đồng. 2 chiều sẽ là 260.000 đồng.
Sau khi đến Trạm Tấu, các bạn có thể chọn nghỉ qua đêm tại 1 khách sạn quanh khu vực này để lấy sức, giá từ 350.000 - 450.000 đồng/phòng/đêm, chia ra mỗi người khoảng 175.000 - 225.000 đồng. Sáng hôm sau di chuyển bằng xe ôm vào chân núi Tà Chì Nhù, chi phí khoảng 150.000 đồng/người. Khoảng cách 30 phút di chuyển, khi đến Mỏ Chì ở chân núi Tà Chì Nhù các bạn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thức ăn, nước uống để bắt đầu trekking. Như vậy, cả đi và về sẽ hết khoảng 300.000 đồng/người.
Như vậy, chỉ riêng chi phí di chuyển của các bạn đã ước chừng khoảng 1.260.000 đồng/người.
Dừng chân 1 đêm tại Trạm Tấu, bạn sẽ mất khoảng 175.000 - 225.000 đồng (lấy mốc trung bình là 200.000 đồng/người). Ngoài ra, các bạn sẽ tốn thêm chi phí cho 1 đêm trên đỉnh núi (thường sẽ ở lán hoặc cắm trại tùy vào lựa chọn của mỗi người) nhưng trung bình sẽ tốn thêm chừng 100.000 đồng/người. Tổng kết lại, các bạn sẽ cần dự trù chừng 300.000 đồng/người cho khoản chi phí lưu trú.
Bạn có thể thuê người dẫn đường là người dân bản địa với giá 500.000 đồng/một người/ngày để đi tất tần tật các điểm du lịch và đảm bảo an toàn. Có thể thuê thêm 1 người vác những đồ nặng chung cho cả đoàn. Nếu không biết thuê ai, hãy hỏi đường đến nhà bí thư bản Xà Hồ để được giúp đỡ. Bạn có thể trả họ mức chi phí hợp lý từ 600.000 - 700.000/người. Trung bình sẽ hết tối thiểu là 2.200.000 đồng cho chi phí thuê porter.
Số tiền cho khoản này sẽ phụ thuộc phần lớn vào số lượng thành viên trong đoàn của bạn. Nếu nhóm đi 10 người, các bạn sẽ cần dự trù ít nhất chừng 220.000 đồng.
Như các chuyến đi khác, các bạn sẽ cần chuẩn bị cả chi phí ăn uống nữa. Song, chi phí này ít hay nhiều lại phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu và khả năng ăn uống của bạn. Nhưng nhìn chung, đồ ăn ở đây khá rẻ nên các bạn cũng không cần quá lo lắng.
Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị khoảng 1.000.000 đồng/người cho chuyến đi 3 ngày 2 đêm tại đây.
Tổng kết, với tất cả các chi phí cố định kể trên, bạn sẽ cần khoảng 2.780.000 đồng/người để có thể ngắm hoa chi pâu và "biển mây" đẹp huyền ảo trên đỉnh Tà Chì Nhù.
NGUỒN: Tổng hợp
Không chỉ có Tây Nguyên, hoa dã quỳ cũng đang nở rộ trên các ngõ ngách nơi núi rừng Lai Châu trong tiết trời se lạnh.
Không quá để ví Tà Xùa giống như một cô gái đẹp đang say giấc, bởi bạn chỉ có thể cảm nhận được những trải nghiệm đầy thú vị và mê đắm khi tự mình "đánh thức" và khám phá nơi đây. Nhóm bạn Nga Quỳnh Phùng đã có chuyến đi 2 ngày 2 đêm lên Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La vào tiết trời đông của tháng 11 vô cùng đáng nhớ.
Bạn có dám thử một lần "vén mây" đi tìm bản Cu Vai - chốn tiên cảnh bị lãng quên ở Trạm Tấu, Yên Bái?
Mùa lạnh nên đi đâu thư giãn nhỉ? Chắc chắn chỉ có thể nghỉ ngơi, xả hơi tại nhưng suối khoáng nóng giữa rừng cây, hay bên những cánh đồng lúa trong cái đông của miền Bắc.
Tây Bắc luôn là điểm đến quen thuộc trong từ điển “trải nghiệm” của dân phượt nói riêng và khách du lịch trong và ngoài nước bởi thiên nhiên ưu đãi, khí hậu đặc trưng bên cạnh là nguồn đặc sản ăn “một lần là nhớ mãi”. Nhưng du lịch Tây Bắc mùa nào đẹp nhất thì bạn đã biết chưa?
Tà Chì Nhù có như bạn tưởng tượng? Gần đây, một chàng trai đã cảnh báo các “góc khuất” của Tà Chì Nhù, không như những gì trên MXH.
Một diễn đàn du lịch cho rằng mùa hoa tớ dày đang bắt đầu gây sốt, lượng khách du lịch tăng đột biến từ giữa tháng 1/2025. Rất có thể giới trẻ đang rủ nhau đi Mù Cang Chải "săn hoa" tớ dày để kịp cho những bức ảnh "sống ảo" đẹp nhất.
Tớ dày thân gỗ đến mỗi mùa hoa nở cao có khi tới cả chục mét, phủ kín sắc hồng rực rỡ giống như những đóa hoa khổng lồ khiến những cánh rừng ở vùng cao Tây Bắc lộng lẫy hơn bao giờ hết.
Chinh phục “nóc nhà” của Yên Bái là hành trình đến nơi bạn có thể săn mây với độ cao 2.979 m bên những đồi hoa chi pâu tím thơ mộng.
Có thể nhiều người chưa biết tỉnh Yên Bái cũng có một Tà Xùa khác với Tà Xùa ở tỉnh Sơn La. Hãy cùng tham khảo lịch trình 2N1Đ chinh phục đỉnh Tà Xùa - Yên Bái nhé!
Nhiều du khách đến rừng trúc này cảm tưởng cứ như đứng trong các bộ phim kiếm hiệp, đặc biệt hơn nữa là không phải ai cũng dám tự đi đến khu rừng kỳ vĩ này.
Tà Chì Nhù (cao 2.979 m; thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) là một trong 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Hoa chi pâu thường mọc ở độ cao trên 2.000 m và chỉ nở một lần mỗi năm trong thời gian chỉ khoảng một tuần. Hãy cùng tham khảo chuyến đi 2N1Đ ngắm hoa chi pâu trên đỉnh Tà Chì Nhù của một thành viên diễn đàn Check in Vietnam.