Ngày nào cũng nấu gần 30.000 suất cơm, làm từ 3h sáng 23h tối, nhưng 150 tình nguyện viên ăn ở tại bếp ăn thiện nguyện chùa Tường Nguyên vẫn nỗ lực không ngừng vì Sài Gòn.
Lúc TP.HCM đi vào giai đoạn dịch bệnh căng thẳng nhất cũng là lúc nhiều bếp ăn thiện nguyện được dựng lên, mang đến hàng nghìn “suất cơm yêu thương” cho các bệnh viện, khu cách ly và cả những người có hoàn cảnh khó khăn. Tất cả cùng vì một nỗ lực mong Sài Gòn “chóng khỏe”.
Được thành lập từ ngày 4/6 tới nay, bếp ăn thiện nguyện tại chùa Tường Nguyên đã trở thành một trong những bếp ăn lớn nhất đảm bảo 3 bữa ăn cho đội ngũ y bác sĩ và những người dân trong khu cách ly.
MỤC LỤC [Hiện]
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương GHPGVN, GHPGVN TP.HCM, hội thiện nguyện chùa Tường Nguyên đã thành lập bếp ăn thiện nguyện cung cấp nhu yếu phẩm, duy trì bữa ăn cho nhiều bệnh viện dã chiến và khu cách ly tại TP.HCM.
Qua chia sẻ của đại đức Thích Minh Phú được biết trong 50 ngày hoạt động vừa qua, bếp ăn chùa Tường Nguyên đã cung cấp hơn 300.000 suất cơm. Ngày 15/7, bếp dời về 79 Nguyễn Hữu Thọ (xã Phước Kiển, H.Nhà Bè), đây là địa điểm được tập đoàn Phú Long cho mượn gần 10 năm nay để làm bếp ăn nếu phải nấu số lượng lớn.
Đại đức Thích Minh Phú tự tay chuẩn bị những hộp cơm
Tại địa điểm mới, mỗi ngày bếp ăn đã có thể cung cấp từ 22000 - 23000 suất ăn cho Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Phục hồi chức năng quận 8,... và các khu cách ly ở Q.4, Q.7, H.Bình Chánh, H.Nhà Bè,... Hiện tại, bếp ăn chùa Tường Nguyên đã chạm mốc cung cấp gần 30.000 suất ăn mỗi ngày. Trong đó, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 10 với 3.000 suất ăn và Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 8 với hơn 7.500 suất ăn là hai bệnh viện chính hội thiện nguyện cung cấp bữa cơm mỗi ngày. Mỗi phần ăn còn có kèm theo trái cây, sữa, bánh ngọt và nhu yếu phẩm khác.
Những suất cơm được mang đến cho các bệnh viện, khu cách ly
Vấn đề vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng được bếp ăn chùa Tường Nguyên quan tâm hàng đầu. Thứ nhất là thức ăn từ nguồn tự mua, sau đó là thực phẩm được người dân cả nước gửi về. Với số lượng suất cơm lớn, mỗi ngày bếp tiêu thụ hơn 2 tấn gạo, khoảng 8 tấn rau củ.
Nhằm đảm bảo hoạt động nhanh hiệu quả, bếp ăn tại đây được chia thành 7 nhóm nhỏ, phân thành các khu riêng biệt, hoạt động như một dây chuyền khép kín. Nhóm 1 phụ trách phân loại rau củ, nhóm 2 sơ chế, nhóm 3 nấu thức ăn, nhóm 4 nấu cơm, nhóm 5 chia và đóng gói, nhóm 6 khuân đồ nặng, nhóm 7 nhập thực phẩm vào container đông lạnh để bảo quản.
Các công đoạn được phân tách rõ ràng
Bếp ăn chùa Tường Nguyên có khoảng 150 tình nguyện viên, họ sinh hoạt tại đây, tận dụng phòng công ty làm chỗ ngủ. Bếp có khu vực nấu ăn cho tình nguyện viên, gồm khu nấu ăn mặn cho những người khuân vác nặng và khu vực nấu đồ ăn chay cho các Phật tử. Ngoài ra còn có 3 người phụ trách làm các loại nước ép, sinh tố... bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng.
Chị Chinh - một tình nguyện viên cho biết, phần ăn mỗi ngày không ngừng tăng lên, mặc dù mọi người ở bếp đều rất mệt nhưng khi thấy biết bao người ở ngoài không có cơm ăn nên cũng gồng mình lên để làm việc.
Sức nóng của căn bếp cũng không làm giảm tinh thần đoàn kết, hỗ trợ của người dân Sài Gòn
“Đổ lửa” cùng căn bếp hơn 1 tháng qua, chị Thu Tâm (bếp trưởng phụ trách nấu ăn mặn cho các bác sĩ ở khu cách ly) đã phải xa gia đình để chiến đấu cùng bếp ăn. Mỗi ngày chị dậy từ 3 giờ sáng, nấu liên tục cho đến 23 giờ tối. Nhiều lúc cũng mệt và ngộp thở trong căn bếp nhưng chỉ cần đi rửa mặt hít thở không khí là chị lại có tinh thần tiếp tục cuộc chiến. “Trước khi đi mình đã xin phép gia đình và họ vui vẻ chấp nhận. Thân là người con miền Nam, lúc Sài Gòn đang gặp khó khăn như vậy mình không thể làm ngơ, mình không nỡ.” Với chị dù công việc có hơi cực nhưng mỗi ngày đều có một niềm vui, đặc biệt là sự chan hòa giữa sư phụ với Phật tử, cũng như tinh thần vui vẻ của anh em bếp ăn với nhau.
Nguồn: Thanh Niên
Với 10.000 đồng, khách hàng được chọn mỳ hoặc phở, topping (lấy 4 trong 11 món), súp, trang trí ly, chế biến và thưởng thức.
Những ngày bận bịu trong tuần qua đi, cuối tuần chị em rủ nhau nhất định vào bếp học cách làm bánh dứa cute cho bé
Gần 1 năm kể từ khi Dalgona thành trend, Jennie mới thử làm món cafe đình đám này.
Sắp Tết rồi nhưng bạn vẫn đang ủ rũ vì chưa có bộ ảnh nào để khai xuân. Đừng lo, top 7 quán cafe dưới đây sẽ là studio đầy rực rỡ sắc xuân để giúp bạn “sắm” ảnh lung linh đón Tết.
Vịt lộn nướng muối ớt là món ăn có thể a khiến thực khách sợ hãi nhưng lại là món ăn đặc biệt ở Sài Gòn, người dân mê mẩn vì quá ngon.
Một netizen mới đây đã tổng hợp gần 20 món ngon từ cốm được cộng đồng mạng "thả tim" nhiều nhất trên diễn đàn MXH về ẩm thực, nấu ăn khiến nhiều người thích thú.
Tuổi trẻ muốn trốn đi chơi thật xa, bạn đang tìm đến một nơi không xô bồ như ở thành phố, trốn thật xa đến nơi yên bình. Vậy hãy thử tới đảo Thạnh An, Cần Giờ để nghỉ ngơi xả hơi.
Cần gì đi đâu xa, đợi khi Sài Gòn khỏe lại, mình cùng ghé thăm Dinh Độc Lập đẹp mơ màng, hoài niệm qua bộ ảnh đậm chất điện ảnh của chàng trai Nguyễn Thanh Vũ này nhé.
Giới trẻ Sài Gòn lại được thưởng thức “phát minh" mới nhất trong bộ sưu tập bánh tráng gọi tên bánh tráng tóp mỡ sốt me trứng
Những quán cafe tone lạnh 1 màu như đen, xám thiết kế theo phong cách tối giản đang trở thành trào lưu được ưa chuộng gần đây
Rang Rang Coffee nổi tiếng là cà phê sống ảo của giới trẻ Sài Thành, giờ đây đã có thêm chi nhánh tại Phú Mỹ Hưng - xứng đáng là "thiên đường" nếu bạn muốn chill chill tụ tập hay đang tìm kiếm một góc làm việc, học tập hiệu quả.
Nghe nói đây là quán cafe hot rần rần gần đây tại TP.HCM, nhưng mới nhìn vào menu thôi cũng hú hồn.